Tiết kiệm, chống lãng phí vẫn chưa hiệu quả
Thủ tướng yêu cầu triệt để tiết kiệm, chống lãng phí | |
Loại bỏ các cơ hội phát sinh tham nhũng, lãng phí |
Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày Báo cáo tóm tắt kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016. Theo đó, điểm mới trong công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ là đã kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro (bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài). Kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài của quốc gia…
Đoàn Chủ tịch Phiên họp của UBTVQH. |
Đồng thời, đã đưa ra nhiều biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đem lại hiệu quả khá cao. Cụ thể: Tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên cho bộ máy nhà nước, đơn vị sự nghiệp công; Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; Minh bạch, công khai hóa thông tin hoạt động của doanh nghiệp nhà nước…
Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra sơ bộ Báo cáo của Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí, đại diện Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh: Bên cạnh những chuyển biến tích cực đáng khích lệ vẫn còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế, yếu kém cần tiếp tục khắc phục.
Cụ thể, quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước (NSNN) có lúc, có nơi còn để xảy ra lãng phí, thất thoát, tiêu cực. Việc mua sắm, sử dụng trang thiết bị, phương tiện của cơ quan, tổ chức trong khu vực nhà nước vẫn còn biểu hiện lãng phí. Việc quản lý đầu tư, xây dựng trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước hiệu quả chưa cao.
Lãng phí, thất thoát trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản vẫn còn nhiều và chậm được khắc phục. Quản lý, khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản vẫn còn bất cập, hiệu quả chưa cao, gây lãng phí tài nguyên. Công tác quản lý đất đai còn những yếu kém, chất lượng lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của một số địa phương chưa đạt yêu cầu.
Trong quản lý và sử dụng vốn và tài sản nhà nước của doanh nghiệp nhà nước có chuyển biến song chưa đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân vẫn mang tính khẩu hiệu, chưa đạt được hiệu quả cao…
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển đề nghị, Chính phủ cần rà soát lại các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để bảo đảm tính khả thi và hiệu quả cao hơn. Luật đã có phải triển khai thực sự hiệu quả.
N.D - P.H
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Sự kiện 23/11/2024 15:24
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28