Thủ tướng Chính phủ trả lời chất vấn về ODA, nợ công, tốc độ tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ vừa có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Hoàng Quang Hàm, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ về vấn đề nợ công, ODA và biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế.
tin nhap 20180206092540 Những tồn tại, yếu kém của hệ thống ngân hàng đã được phát hiện và xử lý
tin nhap 20180206092540 Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về thuế
tin nhap 20180206092540 Thủ tướng Chính phủ tiếp trợ lý Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Về nợ công và ODA, văn bản trả lời nêu rõ: Theo chức năng và nhiệm vụ được giao, hàng quý, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi, đã có báo cáo Ban Chỉ đạo về tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ để Ban Chỉ đạo xem xét, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ các giải pháp.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 và kế hoạch đầu tư năm 2017 nguồn vốn ODA và vay ưu đãi, nhằm xây dựng báo cáo toàn diện, đầy đủ về những kết quả đạt được, những vướng mắc, khó khăn và kiến nghị của các bộ, ngành, địa phương, nhà tài trợ, Bộ KH&ĐT đã triển khai làm việc cụ thể với các chủ dự án, cơ quan chủ quản, nhà tài trợ và các cơ quan liên quan, đề nghị cho ý kiến về nhu cầu và khả năng giải ngân vốn nước ngoài nguồn cấp phát từ ngân sách trung ương sát thực tế nhất có thể trong từng năm 2018, 2019, 2020. Số lượng dự án và đối tượng được khảo sát, lấy ý kiến là tương đối lớn nên mất nhiều thời gian để tổng hợp báo cáo. Hiện vẫn còn một số cơ quan, tổ chức chưa có ý kiến trả lời.

Hiện nay, Bộ KH&ĐT đang tiến hành soát lại tổng thể nhu cầu giải ngân vốn nước ngoài từ ngân sách trung ương trong các năm 2018-2020, bao gồm: (i) Các dự án mới ký hiệp định; (ii) Các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư và đang chuẩn bị đàm phán, ký kết hiệp định; (iii) Các dự án đang thực hiện phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn tới tăng nhu cầu giải ngân vốn nước ngoài so với trước đây; (iv) Các dự án chuyển đổi cơ chế tài chính từ bảo lãnh hoặc cho vay lại vốn nước ngoài sang cấp phát từ ngân sách nhà nước; (v) Các dự án sử dụng vốn nước ngoài đã giải ngân từ năm 2016 trở về trước nhưng chưa quyết toán.

tin nhap 20180206092540
ảnh minh họa

Sau khi tổng hợp được nhu cầu giải ngân vốn nước ngoài các năm 2018 -2020 sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA và vốn vay ưu đãi cho ý kiến trước khi báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn nước ngoài và tác động đến trần nợ công, kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 26/2016/QH14 ngày 10 tháng 11 năm 2016, tổng mức vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách nhà nước tối đa là 2 triệu tỷ đồng, trong đó 300.000 tỷ đồng vốn nước ngoài cấp phát từ ngân sách trung ương, đã bao gồm 30 nghìn tỷ đồng thuộc khoản dự phòng chung của Kế hoạch đầu tư công trung hạn.

Khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 nguồn vốn nước ngoài, Bộ KH&ĐT đã căn cứ vào thực tế giải ngân nguồn vốn nước ngoài các năm trước và tính khả thi của việc giải ngân nguồn vốn này trong giai đoạn 2016 - 2020, theo đó với số vốn trung hạn 270 nghìn tỷ là cơ bản đáp ứng được yêu cầu giải ngân thực tiễn của các dự án đã có trong kế hoạch trung hạn, đã ký kết hiệp định và đang thực hiện.

Bên cạnh đó, để thực hiện chủ trương tranh thủ và tận dụng cơ hội sử dụng nguồn vốn ưu đãi (như IDA, ADF) trước khi nước ta hoàn toàn tốt nghiệp ODA do đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình, Bộ KH&ĐT đã tham mưu, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương và triển khai đàm phán, ký kết một số hiệp định dự án mới trong 2 năm 2016 và 2017 với số vốn khả năng có thể giải ngân khoảng 29 nghìn tỷ đồng (phù hợp với khoản dự phòng của nguồn vốn nước ngoài trong kế hoạch trung hạn là 30 nghìn tỷ đồng).

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng kế hoạch trung hạn nguồn vốn nước ngoài, có một số tình huống phát sinh ngoài dự kiến như: Khoản vốn của các dự án sử dụng vốn nước ngoài đã giải ngân từ năm 2016 trở về trước nhưng chưa quyết toán (14.033,795 tỷ đồng đã được Quốc hội thông qua và sử dụng một phần trong dự phòng trung hạn); các dự án đang thực hiện phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dẫn tới tăng nhu cầu giải ngân vốn nước ngoài so với trước đây (dự án tuyến đường sắt đô thị của Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh); một số dự án dự kiến chuyển đổi cơ chế tài chính từ cho vay sang hình thức Nhà nước đầu tư trực tiếp (như 4 dự án đường cao tốc của VEC, dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng)...

Như vậy, trong trường hợp những khoản phát sinh ngoài dự kiến tiếp tục được Quốc hội xem xét, thông qua thì việc rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 nguồn vốn nước ngoài là cần thiết. Trong đó, cần xem xét các phương án hoãn, giãn tiến độ các dự án, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn phù hợp với giới hạn trần nợ công, nợ Chính phủ và bội chi ngân sách trong các năm còn lại của kế hoạch trung hạn, bảo đảm không ảnh hưởng đến tiến độ, hiệu quả đầu tư cũng như mối quan hệ đối ngoại giữa nước ta và các đối tác phát triển, các nhà tài trợ. Bên cạnh đó, đến năm 2018 khi nước ta tốt nghiệp hoàn toàn ODA thì các dự án sử dụng nguồn vốn vay kém ưu đãi hơn cần được xem xét thận trọng, tổng mức vốn nước ngoài sẽ giảm dần do hạn mức vay vốn của các địa phương là có hạn.

Về biến động của tốc độ tăng trưởng kinh tế, văn bản cho biết, tăng trưởng GDP của nước ta trong quý I thường thấp, sau đó tăng lên trong những quý tiếp theo có nguyên nhân chủ yếu do hoạt động sản xuất, kinh doanh quý I bị ảnh hưởng nhiều do trùng với dịp nghỉ lễ, Tết cổ truyền. Các hoạt động sản xuất (cả công nghiệp và nông nghiệp), kinh doanh, xây dựng, đầu tư, tín dụng thường không bắt đầu sôi động ngay vào đầu năm, chủ yếu tập trung vào quý IV cuối năm, là cơ hội để gia tăng các hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng để phục vụ các dịp lễ Tết, đồng thời cũng là thời điểm kết thúc niên độ ngân sách của năm, nhiều nhiệm vụ phải hoàn thành trước khi bước sang năm mới.

Tốc độ tăng trưởng GDP có sự khác biệt giữa các quý trong năm với mức độ khác nhau tùy thuộc vào diễn biến tình hình kinh tế của năm đó. Với những năm có những biến chuyển kinh tế tích cực, tốc độ tăng trưởng GDP cao thì sự khác biệt này là lớn hơn. Sự biến thiên giữa các quý của tốc độ tăng GDP cũng phù hợp với sự thay đổi theo chu kỳ của các yếu tố khác như sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, đầu tư, xuất nhập khẩu... Tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ tiêu kết quả, chịu sự tác động của yếu tố chu kỳ sản xuất, chu kỳ tăng trưởng và yếu tố mùa vụ của các hoạt động kinh tế. Hiện tượng tốc độ tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước trong năm, nhưng quý I năm sau thấp hơn quý IV của năm trước đã được các tổ chức quốc tế tại Việt Nam đánh giá là phản ánh đúng chu kỳ và mùa vụ trong tăng trưởng của năm. Qua tổng hợp cho thấy, cơ cấu giá trị GDP của một năm cũng có sự khác biệt, bình quân giá trị GDP quý I chiếm khoảng 18%; quý II chiếm 24%; quý III chiếm 26% và quý IV chiếm 32% tổng giá trị GDP cả năm. Quý IV có tỷ trọng lớn nhất, có vai trò quan trọng nhất quyết định kết quả tăng trưởng của cả năm.

Việc tính toán GDP theo quý là nhằm phục vụ công tác điều hành kế hoạch năm. Để đánh giá kết quả và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế thì cần đánh giá cả năm, trung hạn và dài hạn.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả quan trọng trong năm 2017, nền kinh tế nước ta vẫn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế và đứng trước nhiều khó khăn thách thức như:

1- Quá trình cơ cấu lại nền kinh tế diễn ra chậm; việc triển khai cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ chưa đồng bộ ở các bộ, ngành, địa phương; cơ chế, giải pháp đã được đề ra nhưng cách thức tổ chức thực hiện còn nhiều bất cập; chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá việc tổ chức thực hiện. Cơ cấu lại khu vực doanh nghiệp nhà nước còn gặp nhiều vướng mắc, trở ngại; cơ cấu lại nông nghiệp tuy đạt được kết quả bước đầu nhưng kinh tế hộ nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng cao, tích tụ đất đai đã có chủ trương nhưng chuyển biến chậm, sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp chưa hiệu quả, mô hình nông nghiệp hiệu quả cao chưa được quan tâm có thể dẫn tới phát triển nông nghiệp công nghệ cao theo phong trào, tạo dư thừa cung sản phẩm nông nghiệp,... Nguyên nhân chủ yếu là do chưa có quy định rõ ràng về cơ quan chịu trách nhiệm trong thực hiện, cũng như trách nhiệm của người đứng đầu; chậm đổi mới trong tư duy, cách nghĩ, cách làm.

2- Chất lượng tăng trưởng kinh tế tuy đã có cải thiện một bước nhưng vẫn ở mức thấp so với yêu cầu. Hiệu quả đầu tư chưa cao, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội trên GDP chiếm 33,42%, cao hơn so với năm 2016; hệ số ICOR tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn còn ở mức cao. Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế tăng 5,87%, tuy cao hơn so với năm 2016 nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và cải thiện sức cạnh tranh của nền kinh tế so với các nước trong khu vực.

3- Vấn đề giới hạn của nợ công, nợ xấu, nợ đọng xây dựng cơ bản... đã làm hạn chế và thu hẹp không gian chính sách, nhất là chính sách tài khóa, tiền tệ, không còn dư địa để áp dụng; các chính sách, giải pháp mới về thúc đẩy tăng trưởng và phát triển bền vững cũng gặp nhiều khó khăn do khả năng đáp ứng về nguồn lực gặp nhiều khó khăn, hạn chế.

4- Trong các lĩnh vực sản xuất, công tác thị trường và dự báo cung cầu nông sản còn yếu, thiếu cơ chế hỗ trợ hiệu quả, chưa gây dựng được những hạt nhân dẫn dắt và cơ chế liên kết sản xuất với thị trường để giảm rủi ro. Các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến vẫn chậm phát triển; mức tăng chỉ số sản xuất công nghiệp vẫn ở mức thấp do ngành khai khoáng sụt giảm; một số sản phẩm công nghiệp khó cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu, gặp khó khăn về giá cả, chất lượng hàng hóa. Sản xuất và xuất khẩu chủ yếu vẫn tập trung ở khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất chủ yếu vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu.

H.Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.
Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...

Tin khác

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Xem thêm
Phiên bản di động