Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh

Báo Lao động Thủ đô trân trọng giới thiệu bài viết của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tình hình kinh tế vĩ mô thời gian qua, những bài học kinh nghiệm sâu sắc và quan điểm chủ đạo về điều hành trong thời gian tới của Chính phủ.
giu vung on dinh kinh te vi mo tao moi truong thuan loi cho san xuat kinh doanh thuc day phat trien nhanh va ben vung Thủ tướng khen ngợi tinh thần trung thực của 3 học sinh
giu vung on dinh kinh te vi mo tao moi truong thuan loi cho san xuat kinh doanh thuc day phat trien nhanh va ben vung Thủ tướng nhấn nút khởi công tổ hợp hóa dầu 5,4 tỷ USD
giu vung on dinh kinh te vi mo tao moi truong thuan loi cho san xuat kinh doanh thuc day phat trien nhanh va ben vung Thủ tướng thăm và làm việc với Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc
giu vung on dinh kinh te vi mo tao moi truong thuan loi cho san xuat kinh doanh thuc day phat trien nhanh va ben vung
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (ảnh: chinhphu.vn)

Giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô là một yêu cầu quan trọng và xuyên suốt trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát huy kết quả đạt được trong thời gian qua, chúng ta phải tiếp tục nỗ lực phấn đấu tạo nền tảng vĩ mô ổn định vững chắc hơn trong năm 2018 và những năm tiếp theo, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi thúc đẩy sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 và 5 năm 2016-2020 theo các Nghị quyết của Đảng và Quốc hội.

I

Trong phát triểnkinh tế thị trường, ổn định kinh tế vĩ môcó ý nghĩa và vai trò quan trọng trên nhiều phương diện, đặc biệt là mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với tăng trưởng kinh tế. Có ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền mới tạo điều kiện thuận lợi để duy trì trật tự và thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế tạo nền tảng cho ổn định vĩ mô thông qua bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối hàng tiền, tiết kiệm đầu tư; thu chi ngân sách nhà nước, xuất nhập khẩu, cán cân thanh toán, việc làm, thu nhập và bảo đảm an sinh xã hội.Nhìn lại lịch sử kinh tế thế giới trong những thập kỷ vừa qua, chúng ta thấy hầu hết các nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững đều gắn liền với việc thực hiện hiệu quả các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, như Nhật Bản từ những năm 1950, Hàn Quốc và những con hổ châu Á từ những năm 1960, Trung Quốc từ cuối những năm 1970, đầu những năm 1980.

Đối với nước ta, trong suốt hơn 3 thập kỷ thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập của Đảng, ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu xuyên suốt, được ưu tiên hàng đầuvà là một trong những yêu cầu mang tính nguyên tắc đối với Nhà nước trong quản lý, điều hành nền kinh tế. Mặc dù nền kinh tế có những thời điểm xảy ra lạm phát cao, đe dọa ổn định kinh tế vĩ mô do trong quá trình chuyển đổi, xuất phát điểm thấp, tiềm lực kinh tế còn yếu, khả năng chống chịu trước những biến động kinh tế thế giới và trong nước còn hạn chế; nhưng nhìn tổng thể, chúng ta đã nỗ lực không ngừng để bảo đảm ổn định vĩ mô, tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế. Trong những thời kỳ biến động lớn như khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á 1997-1998 hay khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008, Đảng và Nhà nước ta luôn tập trung chỉ đạo thực hiện những giải pháp mạnh, đồng bộ, hiệu quả để kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô. Từ năm 2012 đến nay, có thể nói nền kinh tế nước ta đã bước vào giai đoạn ổn định, phục hồi và phát triển. Chỉ số giá tiêu dùng đã giảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012 và 2,6% năm 2017 (3,53% theo cách tính bình quân). Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP tăng từ 5,25% năm 2012 lên 6,81% năm 2017. Không chỉ trong giai đoạn này, kết quả những thời kỳ trước như giai đoạn 1991-1996 hay 2001-2006 đều minh chứng mối quan hệ khá chặt chẽ giữa lạm phát với tăng trưởng kinh tế.

Nhìn lại tổng thể năm 2017, vượt qua những khó khăn thách thức từ bên trong và bên ngoài, chúng ta rất vui mừng trước tình hình kinh tế - xã hội đất nước chuyển biến tích cực, toàn diện trên các lĩnh vực; đặc biệtkinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định là một thành công lớn, góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế. Việc thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ với chính sách tài khóa, thương mại, đầu tư, giá cả, thị trường đã góp phần quan trọng kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra. Xuất khẩu tăng mạnh, cán cân thương mại thặng dư 2,8 tỷ USD, cùng với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và kiều hối chảy mạnh vào Việt Nam đã góp phần cải thiện cán cân thanh toán và tăng dự trữ ngoại hối lên gần 60 tỷ USD hiện nay. Tỷ giá ổn định, lãi suất có xu hướng giảm phù hợp với diễn biến lạm phát, tạo thuận lợi cho sản suất kinh doanh. Cân đối ngân sách nhà nước (NSNN) được cải thiện, tổng thu NSNN vượt dự toán 5,9%, góp phần làm giảm bội chi NSNN xuống còn 3,48% GDP, nợ công còn 61,2% GDP. Thị trường chứng khoán - “phong vũ biểu” của nền kinh tế tăng mạnh, hiện đang trong khoảng 1.050 -1.100 điểm. Tăng trưởng kinh tế đã thoát khỏi sự phụ thuộc vào các giải pháp kích cầu ngắn hạn và ngành khai khoáng, đạt mức cao nhất kể từ năm 2007, thuộc nhóm nước tăng trưởng cao nhất trong khu vực và toàn cầu; trong đó các ngành, lĩnh vực kinh tế chủ yếu đều tăng trưởng khá, tạo việc làm, thu nhập và ổn định đời sống người dân.

Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện với kết quảxếp hạng môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ thứ 82 lên thứ 68/190; năng lực cạnh tranh tăng 5 bậc, từ thứ 60 lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ; đánh giá triển vọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam được nâng lên, từ “ổn định” lên “tích cực”. Quyết tâm đổi mới của Việt Nam và những kết quả quan trọng đạt được đã tạo không khí phấn khởi trong đầu tư kinh doanh và toàn xã hội, củng cố niềm tin nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp.Việc tổ chức thành công Năm APEC 2017 cũng đã góp phần quan trọng nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

II

Đạt được những thành tựu quan trọng, toàn diện nêu trên, nhất là ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh quốc tế, trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, thể hiện sự nỗ lực vượt bậc của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và Nhân dân cả nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, trước hết là của các Bộ, ngành, cơ quan chức năng về điều hành kinh tế vĩ mô. Từ thực tiễn thời gian qua, chúng ta có thể rút ra nhiều kinh nghiệm sâu sắc, có ý nghĩa quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô.

Thứ nhất, việc điều hành kinh tế vĩ mô đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả, linh hoạt giữa các công cụ chính sách, cả về mức độ, liều lượng, thời gian thực hiện. Hoạch định và điều hành kinh tế vĩ mô cần “kiến trúc sư trưởng” hay “nhạc trưởng”, trong đó cần xác định rõ từng loại chính sách, sự phối hợp và mức độ ưu tiên hợp lý giữa các chính sách trong từng thời kỳ, từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể. Chính sách tiền tệ cần phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa, đặc biệt là trong việc điều hành cung tiền, tín dụng, lãi suất, bội chi NSNN và nợ công một cách hài hòa, hợp lý. Bài học lạm phát gắn với khủng hoảng nợ công ở nhiều nước là những kinh nghiệm sâu sắc trong điều hành kinh tế vĩ mô. Việc tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài cũng đòi hòi điều hành chính sách tiền tệ phải hết sức linh hoạt, đặc biệt là trung hòa ngoại tệ, tránh gây sức ép lạm phát mà chúng ta đã gặp phải vào đầu năm 2008 khi một lượng lớn ngoại tệ đổ vào nước ta trong khi tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng cao, tích lũy trong một thời gian dài. Gần đây, mục tiêu kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2017 ban đầu được đề ra linh hoạt, có thể ở mức cao để thúc đẩy tăng trưởng; tuy nhiên trong quá trình điều hành, nhờ sự tác động, ảnh hưởng tích cực của nhiều cơ chế, chính sách, yếu tố khác, trong đó có sự phục hồi mạnh mẽ của các ngành chế biến, chế tạo, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ mà các giải pháp về phía cầu đã được điều chỉnh phù hợp, trong đó tăng trưởng tín dụng chỉ ở mức 18% mà vẫn đạt vượt mức chỉ tiêu tăng trưởng GDP đề ra.

Thứ hai, cần có sự cân nhắc, tính toán kỹ tác động, ảnh hưởng của từng chính sách để đưa ra đối sách, giải pháp phù hợp, đúng thời điểm. Hầu hết các chính sách kinh tế vĩ mô đều có những điểm chung là: phạm vi ảnh hưởng rộng, liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiều ngành, lĩnh vực; tác động qua lại lẫn nhau; có độ trễ chính sách và tác động tâm lý lớn; phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh, điều kiện thực hiện. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước cho thấy, các chính sách vĩ mô, kể cả được thiết kế tốt nhưng không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh kinh tế - xã hội hoặc không đúng thời điểm thì khó có thể phát huy hiệu quả, nhất là trong nhũng lĩnh vực có độ nhạy cảm cao như tài chính, tiền tệ, giá cả. Vì vậy, mặc dù khó đánh giá nhưng vẫn rất cần nghiên cứu, phân tích kỹ tác động, ảnh hưởng cả trực tiếp và gián tiếp để lựa chọn được chính sách tối ưu trong những hoàn cảnh cụ thể,kết hợp hài hòa giữa mục tiêu ngắn hạn với trung và dài hạn nhằm đạt được hiệu quả tổng thể cao nhất.Kinh nghiệm điều hành năm 2017 cho thấy, khi các sức ép tăng giá thấp, chúng ta đã chủ động điều chỉnh giá dịch vụ giáo dục, y tế và giá điện vào những thời điểm phù hợp, vừa đạt được mục tiêu thực hiện lộ trình giá thị trường, vừa kiểm soát chỉ số giá bình quân ở mức 3,53%.

Thứ ba, một trong những đặc trưng của kinh tế thế giới đương đại là biến động nhanh, liên tục, khó dự báo, đòi hỏi phải theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, trong nước để đưa ra những đối sách, giải pháp kịp thời, phù hợp, sát thực tế đối với những vấn đề thực tiễn đặt ra,phát huy được sức mạnh tổng hợp và không ngừng đổi mới sáng tạo trong hoạch định và thực thi chính sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang đặt ra những yêu cầu lớn về đổi mới, cải cách cơ chế, chính sách về tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu tư… khi các quốc gia, đối tác lớn thay đổi định hướng chính sách hướng đến bảo vệ sản xuất nội địa và thu hút đầu tư ngược lại chính quốc, đặc biệt là sử dụng công cụ hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế suất thuế thu nhập trong nước. Nếu không có chính sách phù hợp thì có thể ảnh hưởng lớn đến xuất khẩu, thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tình hìnhsản xuất kinh doanh, thị trường trong nước, qua đó tác động đến tăng trưởng các ngành, lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế.

Thứ tư, điều hành chính sách kinh tế vĩ mô phải đứng trên phương diện tổng thể toàn bộ nền kinh tế và phải phù hợp với đặc điểm đất nước trong từng thời kỳ, trong đó phải xác định rõ việc hoạch định chính sách vĩ mô phải dựa trên cơ sở nền tảng vi mô, nhất là các tác động, ảnh hưởng qua lại đến các chủ thể chính trong nền kinh tế, nhất là doanh nghiệp, người tiêu dùng (hộ gia đình). Nhiều nghiên cứu và thực tiễn kinh tế thế giới, trong nước đều chỉ ra rằng, kinh tế vĩ mô chỉ có thể ổn định khi có nền tảng vi mô bền vững, hiệu quả; ngược lại, kinh tế vi mô, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng chỉ có thể phát triển tốt khi có nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, bền vững.Đầu tư công chỉ phát huy hiệu quả kích thích tổng cầu khi thúc đẩy mà không lấn át đầu tư tư nhân; vay nợ và thuế có thể là tương đương trong những điều kiện nhất định và khi người dân coi các khoản vay hôm nay là tăng thuế của ngày mai để trả nợ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những nước đang phát triển như nước ta khi hệ thống thông tin còn chưa đầy đủ, thiếu minh bạch và tâm lý kỳ vọng còn rất lớn, nhất là đối với những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô quan trọng như lạm phát, tỷ giá, lãi suất... Từ đó dẫn đến bài toán đặt ra là các chính sách vĩ mô phải xem xét kỹ phản ứng, hành vi của các chủ thể trong nền kinh tế để có thể đạt được mục tiêu đề ra. Là nền kinh tế có độ mở lớn, chúng ta cũng phải đặc biệt chú trọng tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, có những giải pháp chính sách phù hợp để nâng cao năng lực chống chịu của nền kinh tế trước những biến động trên thị trường quốc tế và thay đổi chính sách của các quốc gia, đối tác lớn.

Thứ năm, xây dựng hệ thống thông tin công khai minh bạch và năng lực phân tích, dự báo có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng trong hoạch định và chỉ đạo điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Muốn xây dựng được chính sách tốt, cần có hệ thống thông tin đầy đủ, có chất lượng và nghiên cứu, phân tích có chiều sâu, đánh giá tác động, ảnh hưởng trên các phương diện để lựa chọn phương án, công cụ chính sách phù hợp nhất. Đây cũng là một trong những điểm yếu của các nước đang trong quá trình chuyển đổi như nước ta, nhất là thiếu cơ sở dữ liệu, phân tích chuyên sâu mang tính chuyên ngành, đặc thù để có thể xây dựng được những chính sách mang tính ổn định dài hạn, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp tính toán phương án đầu tư, sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả.

Thứ sáu,trong điều hành kinh tế vĩ mô, con người là yếu tố quyết định cả trong hoạch định và thực thi chính sách. Thực tiễn cho thấy nhiều Bộ ngành, cơ quan chức năng còn thiếu nguồn nhân lực có chất lượng thực hiện nhiệm vụ hoạch định và điều hành chính sách vĩ mô, dẫn đến một số cơ chế chính sách chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng yêu cầu, mới ban hành đã phải sửa đổi, hoàn thiện. Cần tập trung xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộchuyên sâu về phân tích, dự báo, hoạch định chính sách trong các cấp, các ngành, đặc biệt chú trọng trình độ trình độ chuyên môn, năng lực thực tiễn và chuyên nghiệp. Đồng thời, cần phải có quyết tâm chính trị cao, sự đồng thuận trong toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; sự quyết liệt và kỷ luật, kỷ cương trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành; đặc biệt là sự đổi mới trong hoạt động của Chính phủ, xác định đúng hướng, đúng trọng tâm, trọng điểm trong điều hành kinh tế vĩ mô, như chúng ta đã thực hiện thành công trong điều hành các chính sách tiền tệ, tài khóa, thương mại, đầu tư trong thời gian qua.

III

Đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới của quá trình phát triển với những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen. Tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, khó lường; kinh tế thế giới dự báo tăng trưởng cao hơn năm 2017 nhưng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Việc Hoa kỳ và các quốc gia, đối tác lớn thay đổi chính sách theo hướng tăng lãi suất, gia tăng bảo hộ và giảm thuế để thu hút đầu tư về nước đã và đang tác động lớn đến sự ổn định, trật tự kinh tế thế giới cũng như tình hình kinh tế vĩ mô và nhiều ngành, lĩnh vực của nền kinh tế nước ta.Ở trong nước, chúng ta có nhiều thuận lợi, được kế thừa thành tựu sau hơn 30 năm đổi mới, thế và lực của nền kinh tế ngày càng lớn mạnh, tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn; các cấp, các ngành có thêm nhiều kinh nghiệm hơn trong chỉ đạo điều hành thực tiễn. Tuy nhiên, khó khăn, thách thức còn rất lớn, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn vĩ mô, đặc biệt là rủi ro lạm phát tăng cao trước những biến động giá năng lượng, hàng hóa cơ bản trên thế giới, sức ép của thực hiện lộ trình thị trường hóa giá điện, dịch vụ giáo dục, y tế và những biện pháp thúc đẩy tăng trưởng thông qua các công cụ chính sách tài khóa, tiền tệ. Nhu cầu chi đầu tư phát triển rất lớn trong khi nguồn lực nội tại còn hạn hẹp; nguồn lực bên ngoàibiến động do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan, chủ quan. Tính ổn định, bền vững và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, của cộng đồng doanh nghiệp còn hạn chế trong bối cảnh thế giới ngày càng biến động phức tạp, khó lường, cạnh tranh ngày càng gay gắt dưới tác động mạnh mẽ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Ổn định kinh tế vĩ mô được Đảng và Nhà nước xác định là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt và ưu tiên để tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh, bền vững, thể hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 và Nghị quyết 01 của Chính phủ. Quan điểm chủ đạo về điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong thời gian tới là:điều hành quyết liệt, chủ động, linh hoạt, kết hợp hài hòa và đồng bộ giữa các công cụ chính sách để bảo đảm ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, phấn đấu tăng trưởng năm 2018 cao hơn năm 2017 và tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh hơn, bền vững hơn trong những năm tiếp theo.

Cùng với việc tiếp tục phát huy một cách hiệu quả, triệt để những kinh nghiệm điều hành kinh tế vĩ mô trên đây, thời gian tới chúng ta cần tập trung thực hiện một số định hướng chính sách, giải pháp trọng tâm sau đây:

Một là, thực hiện chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả; điều hành cung tiền và tăng trưởng tín dụng phù hợp, tránh gây sức ép lên lạm phát; thúc đẩy cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng, nhất là những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như cho vay tiêu dùng và bất động sản; phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất; giữ ổn định giá trị đồng tiền, điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, không để biến động lớn, phù hợp với diễn biến lạm phát, tăng dự trữ ngoại hối; có kịch bản đối phó với các cú sốc từ bên ngoài và nội tại nền kinh tế.Khó khăn, thách thức trong việc kiểm soát lạm phát năm 2018 là rất lớn trong bối cảnh xu hướng tăng lãi suất, giá dầu thô và các hàng hóa cơ bản trên thế giới; ở bên trong chúng ta cần thực hiện lộ trình giá thị trường đối với điện, dịch vụ giáo dục, y tế và cũng phải trung hòa một lượng ngoại tệ lớnđang rót vào nền kinh tế trong điều kiện không gian chính sách hạn hẹp, tâm lý kỳ vọng lạm phát còn lớn. Cần chủ động điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá, lãi suất phù hợp, kết hợp đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác để thực hiện bằng được mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát; chú trọng thời điểm, mức độ điều chỉnh chính sách của các nước, nhất là về lãi suất để có đối sách phù hợp, kịp thời.

Hai là, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, bảo đảm kỷ luật tài chính - NSNN ở tất cả các ngành, các cấp; quyết liệt chống thất thu, chuyển giá, trốn thuế, mở rộng và không để xói mòn cơ sở thuế; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, mua sắm, hội họp. Có giải pháp phù hợp bảo đảm tập trung nguồn lực để ngân sách trung ương đóng vai trò chủ đạo. Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực từ tài sản công. Quản lý, sử dụng hiệu quả nợ công và bảo đảm khả năng trả nợ, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia, không để nợ công là gánh nặng mà phải là công cụ thúc đẩy phát triển.Kiểm soát tốt các luồng vốn vào - ra, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển ổn định thị trường chứng khoán để trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của nền kinh tế, góp phần chia sẻ gánh nặng với hệ thống ngân hàng.Trong điều kiện Hoa Kỳ giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng hàng rào thuế quan dẫn đến một số quốc gia, đối tác có thể thay đổi chính sách theo hướng này, chúng ta cần tập trung nghiên cứu, sớm có giải pháp về các chính sách thuế, thương mại, đầu tư phù hợp, kịp thời.

Ba là,tập trung giải quyết hiệu quả bài toán phân bổ hợp lý nguồn lực trên phạm vi cả nước, từng ngành, vùng, địa phương. Kinh nghiệm một số quốc gia cho thấy trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển có thể xem xét, tập trung nguồn lực cho những vùng, khu vực, đối tượng có hiệu quả sử dụng cao nhất để tạo ra “chiếc bánh” to hơn; sau một thời gian sẽ có nguồn lực lớn hơn để phát triển cân bằng, bền vững cho các vùng, khu vực, đối tượng còn lại, như Trung Quốc đã làm trong thời gian đầu của quá trình đổi mới. Chúng ta cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; rà soát, phân bổ vốn đầu tư công hợp lý để thúc đẩy đầu tư tư nhân và các hình thức đầu tư dưới dạng hợp tác công tư, ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.Về thương mại, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu với những công cụ chính sách, hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ quốc tế, phấn đấu cân bằng và thặng dư thương mại bền vững; đồng thời tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị, nâng cao giá trị gia tăng, kết nối khu vực kinh tế trong nước với khu vực FDI, giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Bốn là, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường để sớm tiến tới không bao cấp tiếp giá điện và các dịch vụ giáo dục, y tế gắn với hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo; qua đó góp phần giảm những tác động, ảnh hưởng bóp méo đến quyết định đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên, cần lưu ý điều này không có nghĩa là không quản lý giá mà thực hiện nghiêm quy định pháp luật về giá, chống độc quyền giá, cạnh tranh không lành mạnh, thao túng nâng giá, vi phạm pháp luật. Thúc đẩy phát triển và quản lý tốt thương mại điện tử và các hình thức sản xuất kinh doanh mới. Làm tốt công tác quản lý thị trường, nhất là thị trường bán lẻ, không để bị thao túng; thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để góp phần bảo vệ và phát triển sản xuất và tiêu dùng trong nước.

Năm là, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nền tảng vi mô vững chắc cho ổn định vĩ mô. Xác định rõ những ngành, lĩnh vực, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh chủ đạo để có những chính sách hỗ trợ phát triển phù hợp theo cơ chế thị trường, đặc biệt chú trọng khâu tiêu thụ sản phẩm, đầu ra. Các ngành chế biến chế tạo, nông nghiệp, dịch vụ, du lịch đang trong xu thế phục hồi tốt; tuy nhiên cần chú trọng việc các nước, đối tác lớn có thể áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại và xu hướng của khu vực FDI để có đối sách phù hợp, kịp thời. Phát huy kết quả năm 2017, sớm có kịch bản cho từng ngành, lĩnh vực theo quý và có biện pháp chỉ đạo quyết liệt, cụ thể để bảo đảm tăng trưởng đều hơn trong các quý và đạt mục tiêu cả năm đề ra.Tập trung nâng cao năng suất lao động, hiệu quả, năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế, của các ngành, lĩnh vực, doanh nghiệp thông qua các chính sách, giải pháp phù hợp, hữu hiệu, nhất là thúc đẩy ứng dụng công nghệ cao, tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0. Củng cố ổn định kinh tế vĩ mô cần được thực hiện đồng thời với cơ cấu lại nền kinh tế trên các ngành, lĩnh vực như nhiều chuyên gia, tổ chức quốc tế và trong nước khuyến cáo. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo đột phá, mở rộng không gian phát triển kinh tế số trên cơ sở; đẩy mạnh cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nướcvà thực sự đưa kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, khóa XII.

Sáu là, hội nhập quốc tế đặt ra những thách thức lớn về ổn định kinh tế vĩ mô nhưng cũng là cơ hội tốt để đổi mớicông tác hoạch định và thực thi chính sách. Chúng ta cần huy động, sử dụng hiệu quả các hỗ trợ kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm quốc tế, tăng cường năng lực phân tích dự báo về kinh tế vĩ mô trên phương diện tổng thể nền kinh tế và từng ngành, lĩnh vực, địa phương.Lợi ích từ các Hiệp định thương mại tự do (FTA) về lý thuyết là rất lớn, nhưng để hiện thực hóa đòi hỏi các cấp, các ngành phải có sự chuẩn bị kỹ và nỗ lực cải cách cơ chế, chính sách liên quan, qua đó vừa bảo đảm ổn định vĩ mô trước những tác động, sức ép từ bên ngoài, vừa tận dụng tốt những cơ hội để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tăng cường tính độc lập, tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những cú sốc bên ngoài.Thương mại tự do đã góp phần đưa kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam lên gần 425 tỷ USD trong năm 2017, gấp 4 lần so với 10 năm trước khi Việt Nam gia nhập WTO và chúng ta phải tận dụng tốt hơn các cơ hội, nhất là từ các Hiệp định FTA thế hệ mới mang lại trong thời gian tới.

Bẩy là, nâng cao chất lượng toàn diện công tác điều phối chính sách. Phát huy mạnh mẽ vai trò các Bộ, cơ quan tổng hợp và các Bộ quản lý ngành dưới sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; xây dựng chính sách vĩ mô phai bảo đảm nguyên tắc không vì lợi ích cục bộ mà vì tổng thể. Chúng ta cần vận dụng linh hoạt các công cụ, phát huy tốt hơn công tác điều phối và có những lựa chọn chính sách phù hợp trong năm 2018, đặc biệt trong bối cảnh sức ép lạm phát lớn do nhiều nguyên nhân, trong đó có xu hướng tăng giá của dầu thô và một số hàng hóa cơ bản trên thị trường thế giới.Chúng ta có kiểm soát tốt lạm phát thì mới có điều kiện để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất, hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh. Để phục vụ hiệu quả cho công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ và các cấp, các ngành, cần tập trung xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu và cảnh báo sớm về kinh tế vĩ mô ở tầm quốc gia và các ngành, lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Đồng thời, nâng cao hiệu lực hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của bộ máy hành chính nhà nước, làm tốt công tác phòng chống tham nhũng lãng phí, góp phần củng cố niềm tin của nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân.

Với nhiều tín hiệu lạc quan từ quốc tế và trong nước, dự báo kinh tế vĩ mô và tăng trưởng năm 2018 tiếp tục chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, chúng ta tuyệt đối không chủ quan trong bối cảnh tình hình biến đổi nhanh, khó dự báo với nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hoàn thiện thể chế,giữ ổn định kinh tế vĩ mô, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi là một dung quan trọng nhằm phát huy vai trò kiến tạo của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo đường lối đổi mới của Đảng.Kiên quyết, kiên trì giữ ổn định kinh tế vĩ mô, không tăng trưởng bằng mọi giá, là mục tiêu xuyên suốt trong chỉ đạo điều hành.“Dĩ bất biến, ứng vạn biến”- chúng ta cần sử dụng linh hoạt các công cụ chính sách để ứng phó kịp thời với những biến động tình hình quốc tế, trong nước để giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Điều hành kinh tế vĩ mô vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật, đòi hỏi các cấp, các ngành phải chủ động, linh hoạt, luôn bám sát thực tiễn, không ngừng đổi mới sáng tạo, góp phần quan trọng cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, đưa nền kinh tế nước ta vững bước trên con đường phát triển nhanh và bền vững.

Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, đặc điểm của sốt xuất huyết là sốt, xuất huyết và thoát huyết tương, có thể dẫn đến sốc giảm thể tích tuần hoàn, rối loạn đông máu, suy tạng, nếu không được chẩn đoán sớm và xử trí kịp thời dễ dẫn đến tử vong. Do đó, công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết cần phải được nâng cao, người dân không nên chủ quan khi bước vào cao điểm dịch.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng

Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng

(LĐTĐ) Mới đây, Công ty Cổ Phần Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã trúng thầu dự án Eaton Park trị giá gần 1.900 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Địa ốc Tâm Lực, thuộc Tập Đoàn Gamuda Land làm Chủ đầu tư.
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn

Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn

(LĐTĐ) Ngày 4/11, thực thi cam kết phát triển bền vững, Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) chính thức ra mắt Thẻ thanh toán Techcombank Visa Eco (thẻ Eco) - Thẻ xanh đầu tiên cho khách hàng sống xanh mỗi ngày cùng Techcombank.
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên

(LĐTĐ) Được quy hoạch theo mô hình “thành phố trong thành phố”, Thủy Nguyên của Hải Phòng đang cần những khu đô thị mới thực sự nâng tầm chất lượng sống của người dân địa phương như Vlasta - Thuỷ Nguyên hay Hoàng Huy Green River.
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm

Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm

(LĐTĐ) Cuộc đọ sức giữa Real Madrid và AC Milan trong khuôn khổ Champions League 2024/25 sẽ diễn ra lúc 03h00 ngày 6/11. Với lợi thế sân nhà, đoàn quân của HLV Carlo Ancelotti đang đặt nhiều kỳ vọng vào việc giành trọn 3 điểm để tiếp tục cuộc đua ở bảng đấu.
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?

(LĐTĐ) Đến hẹn lại lên, mỗi dịp cuối năm, nhiều vỉa hè, tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội lại bị “xới tung”, bụi bay mù mịt gây ảnh hưởng đời sống dân sinh. Điều đáng nói, tình trạng này lặp đi lặp lại hàng năm trên khắp các nẻo đường, tuyến phố như một điệp khúc quen thuộc.

Tin khác

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp

Qua thực hiện sắp xếp đối với 25 đơn vị hành chính cấp huyện, 756 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2023 – 2025, 37 tỉnh, thành phố giảm được 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị hành chính cấp xã.
Xem thêm
Phiên bản di động