Thu hút FDI nhìn từ những dự án khủng

Sự trở lại của các dự án tỷ USD đã góp phần đẩy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt mức cao nhất trong 10 năm qua. Nguồn vốn này sẽ còn tăng mạnh khi nhiều cơ hội đang chờ đón các nhà đầu tư ngoại.
thu hut fdi nhin tu nhung du an khung Thu hút FDI vào nông nghiệp: Phải mở rộng hạn điền
thu hut fdi nhin tu nhung du an khung Việt Nam có nhiều yếu tố là điểm sáng thu hút FDI

Sự trở lại ấn tượng của các dự án tỷ USD

Số liệu tổng kết của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, năm 2017, vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đạt mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

Tính đến ngày 20/12/2017, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 35,88 tỷ USD, tăng 44,4% so với năm 2016.

thu hut fdi nhin tu nhung du an khung
Năm 2017, Dự án Samsung Display tại Bắc Ninh đã tăng vốn đầu tư thêm 2,5 tỷ USD. Ảnh: Đức Thanh

Không thể phủ nhận, bên cạnh sự bùng nổ của vốn đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần, thì sự quay trở lại ấn tượng của các dự án tỷ USD đã góp phần quan trọng đẩy vốn FDI vào Việt Nam trong năm qua tăng trưởng ngoạn mục.

Có tới 5 dự án tỷ USD được cấp chứng nhận đầu tư trong năm 2017. Đó là 3 dự án điện BOT, gồm: Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 (vốn đầu tư 2,79 tỷ USD, do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Thanh Hóa); Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 (2,58 tỷ USD, do nhà đầu tư Nhật Bản đầu tư tại Khánh Hòa) và Dự án Nhà máy Nhiệt điện BOT Nam Định 1 (2,07 tỷ USD, do nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Thái Bình).

Hai dự án còn lại là Dự án Samsung Display tăng vốn thêm 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và Dự án Đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn, vốn đầu tư 1,27 tỷ USD tại Kiên Giang.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trong số các dự án tỷ USD nói trên, có tới 3 dự án BOT trong lĩnh vực năng lượng và thực tế thời gian qua cho thấy, nhiều dự án trong lĩnh vực này rất chậm trễ trong triển khai. Bởi thế, đốc thúc các dự án này sớm thực hiện để không trở thành dự án ảo là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan quản lý thời gian tới.

Cơ hội mới chờ nhà đầu tư nước ngoài

Các chuyên gia trong nước và quốc tế dự báo, nhiều khả năng trong năm nay, Việt Nam vẫn sẽ là “thỏi nam châm” hút vốn đầu tư nước ngoài. Dự báo này không phải là không có cơ sở khi các nhà đầu tư nước ngoài đang rất lạc quan về triển vọng kinh tế của Việt Nam và đang xúc tiến mở rộng sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.

Khảo sát hơn 1.400 CEO của 21 nền kinh tế APEC do Công ty PwC mới công bố cho thấy, gần một nửa số nhà đầu tư nước ngoài ở Việt Nam (47%) dự định tăng đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng tới.

“Việt Nam không chỉ được coi là một thị trường tiêu thụ sản phẩm nhanh với dân số trẻ, mà còn được coi là trung tâm sản xuất của khu vực nhờ lợi thế chi phí nhân công cạnh tranh, sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô cũng như các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ. Ngoài ra, việc thoái vốn doanh nghiệp nhà nước hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư mới cho nhà đầu tư nước ngoài”, bà Đinh Thị Quỳnh Vân, Tổng giám đốc PwC Việt Nam nhận xét.

Bên cạnh đó, chiến lược thu hút FDI thế hệ mới cũng được kỳ vọng sẽ mở ra không ít cơ hội cho nhà đầu tư nước ngoài.

Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 1/1/2018 đã nhấn mạnh việc xây dựng định hướng thu hút có chọn lọc các dự án FDI, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, đồng thời đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI.

Trong khi đó, theo Dự thảo Chiến lược FDI giai đoạn 2018 - 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) xây dựng, hàng loạt các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư đã được chỉ ra với phương thức tiếp cận mới.

Cụ thể, các ngành ưu tiên thu hút FDI trước mắt sẽ là các ngành cần thiết cho gia tăng giá trị và năng lực cạnh tranh trong nước, bao gồm sản xuất (kim loại bậc cao/ khoáng chất/ hóa chất/ nhựa và linh kiện điện tử/ công nghệ cao; máy và thiết bị công nghiệp); dịch vụ (hậu cần và cung cấp thiết bị, phụ tùng sửa chữa); nông nghiệp (sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, giá trị cao); du lịch (dịch vụ du lịch giá trị cao).

Trong ngắn hạn, dành ưu tiên cho các ngành có cơ hội hẹp để cạnh tranh như sản xuất thiết bị gốc và cung cấp thiết bị vận tải và ô tô (trong sản xuất); thiết bị bảo tồn nước, mặt trời, gió…(công nghệ môi trường).

Trong trung hạn, ưu tiên các ngành đi đôi với mở cửa và phát triển kỹ năng, bao gồm sản xuất - chế tạo (dược phẩm, thiết bị y tế); dịch vụ (dịch vụ giáo dục và y tế; dịch vụ tài chính, công nghệ tài chính; dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ trí thức (kế toán, thiết kế…)

Góp ý cho dự thảo này, TS. Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài lưu ý, chiến lược thu hút FDI thế hệ mới cần bổ sung nghiên cứu đề xuất các chính sách liên quan đến 3 đặc khu kinh tế Phú Quốc, Vân Đồn, Bắc Vân Phong, vì nhiều khả năng, 3 đặc khu này sẽ được thông qua trong năm 2018. Khi được thông qua, các đặc khu trên sẽ là những “mũi nhọn tăng trưởng”, thu hút dòng vốn đầu tư lớn của cả nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài.

Cũng cho ý kiến về Dự thảo Chiến lược FDI giai đoạn 2018 - 2023, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) nhìn nhận, trong danh mục các lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong Dự thảo còn thiếu vắng lĩnh vực mà Việt Nam đang rất cần, đó là kết cấu hạ tầng - lĩnh vực đòi hỏi đầu tư rất lớn, mà năng lực trong nước không đáp ứng được.

"Hiện nay, không có nhà đầu tư nước ngoài nào tham gia các dự án BOT trong lĩnh vực giao thông - vận tải. Các dự án như Sân bay Long Thành và đường cao tốc Bắc - Nam đang cần nguồn vốn khổng lồ. Nếu thu hút được các nhà đầu tư nước ngoài tham gia, thì đây có thể coi là thành công lớn của FDI đối với phát triển kinh tế Việt Nam”, TS. Nguyễn Anh Tuấn nhận xét.

Theo Anh Trung/ baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

Sáng nay (20/4), 600 công nhân Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội được tư vấn, khám sức khỏe miễn phí

(LĐTĐ) Hôm nay, 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội diễn ra Chương trình khám sức khỏe sinh sản - truyền thông tư vấn - tầm soát phát hiện sớm ung thư, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các Khu Công nghiệp và chế xuất Hà Nội.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Thời tiết ngày 20/4: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 20/4, khu vực Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi, ngày nắng nóng.
Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

Ngày 20 lại đến, bạn dự định chi tiêu gì với thẻ tín dụng?

(LĐTĐ) Với các tín đồ thẻ tín dụng VIB, ngày 20 hàng tháng đã trở thành cột mốc quen thuộc để chi tiêu và tận hưởng những ưu đãi hấp dẫn dành riêng cho chủ thẻ.
Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng)

(LĐTĐ) Hội nghị Ban Chấp hành Công đoàn Viên chức Thành phố khóa VI, kỳ họp thứ ba (mở rộng) vừa được tổ chức dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Viên chức thành phố Hà Nội. Đồng chí Phạm Thị Nguyên Hạnh - Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hà Nội tới dự hội nghị.
Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

Sắp diễn ra Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024

(LĐTĐ) Phiên giao dịch việc làm quận Ba Đình năm 2024 dự kiến sẽ được tổ chức vào ngày 18/5 tại Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh (phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình) với sự tham gia của người lao động, học sinh, sinh viên, quân nhân xuất ngũ hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

Nhập viện vì biến chứng sau khi tiêm filler làm đẹp tại spa

(LĐTĐ) Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa tiếp nhận một nữ bệnh nhân (37 tuổi) nhập viện sau khi tiêm chất làm đầy filler vào vùng mũi, má tại một spa của “người quen”. Một giờ sau khi tiêm filler, người phụ nữ xuất hiện tình trạng đau nhức và tắc mạch…

Tin khác

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bám sát diễn biến thị trường, tình hình kinh tế trong và ngoài nước để điều hành linh hoạt, đồng bộ các công cụ và giải pháp chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Đồng thời, sẵn sàng can thiệp nếu tỷ giá có diễn biến bất lợi.
Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

Lãi suất tiết kiệm tăng tại một số ngân hàng

(LĐTĐ) Từ đầu tháng 4, xu hướng tăng lãi suất tiết kiệm ở một số ngân hàng nhen nhóm trở lại với mức tăng 0,1-0,2% tại các kỳ hạn khác nhau. Theo các chuyên gia nguyên nhân bởi đang có xu hướng dòng tiền rút ra khỏi ngân hàng tìm đến các kênh đầu tư khác trong khi đó tín dụng bắt đầu khởi sắc.
Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

Sắp xếp, xử lý tài sản công: Tiếp tục gỡ vướng chính sách

(LĐTĐ) Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ).
Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

Tỉnh Nghệ An đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung vừa ký công điện yêu cầu người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương, ban quản lý dự án và chủ đầu tư đề cao trách nhiệm, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp về giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 đồng bộ, kịp thời, hiệu quả và quyết liệt hơn nữa.
Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

Kinh tế Việt Nam 2024: Nỗ lực phục hồi trong bối cảnh nhiều bất định

(LĐTĐ) Những “cơn gió ngược” từ kinh tế thế giới như xung đột chính trị, lạm phát và lãi suất tăng cao, nhu cầu tiêu dùng sụt giảm,… đã gây những tác động bất lợi, khiến kinh tế Việt Nam giảm đà tăng trưởng một cách đáng kể, có những lúc xuống mức thấp trong nhiều năm trở lại đây.
Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

Ngân hàng nào đang có lãi suất huy động cao nhất?

(LĐTĐ) Lãi suất huy động của các ngân hàng hiện vẫn duy trì ở mức thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây, vậy lãi suất ngân hàng nào cao nhất?
Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

Vẫn tăng sốc, giá vàng nhẫn lên gần 79 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Mở cửa phiên giao dịch sáng 11/4, giá vàng miếng SJC tăng trở lại và neo ở mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi đó, giá vàng nhẫn tiếp tục tăng điên cuồng, tiến sát mốc 79 triệu đồng/lượng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

(LĐTĐ) Hôm nay (10/4), nhiều ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động, trong đó có những ngân hàng lần thứ hai điều chỉnh tăng lãi suất.
TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

TP.HCM: Triển khai nhiều giải pháp để cải thiện chỉ tiêu phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều cải thiện, nhưng một số chỉ tiêu kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) còn tăng trưởng thấp hoặc không đạt, cần phải có giải pháp khắc phục.
Xem thêm
Phiên bản di động