Việt Nam có nhiều yếu tố là điểm sáng thu hút FDI
Hà Nội không ngừng thu hút vốn đầu tư nước ngoài |
Nhận định về tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Sách trắng cho biết, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện sự nắm bắt sát sao các vấn đề liên quan đến FDI. Theo đó, FDI tiếp tục là một ưu tiên của Việt Nam, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực áp dụng công nghệ tiên tiến, giúp nâng cao tay nghề lao động, cải thiện năng suất lao động như các dự án cơ sở hạ tầng, sản xuất sản phẩm công nghệ cao…
Các doanh nghiệp châu Âu đánh giá Việt Nam có nhiều yếu tố là điểm sáng thu hút FDI như những thay đổi về pháp lý, Việt Nam đang trong thời kỳ độ tuổi vàng với 25% trong tổng số 90 triệu dân ở độ tuổi từ 10 đến 24 tuổi; GDP bình quân đầu người đang tăng nhanh do Việt Nam có tầng lớp trung lưu phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á (12,9% mỗi năm trong giai đoạn 2012-2020).
Việt Nam đang ở độ tuổi vàng để thu hút FDI (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam có động thái hoan nghênh đón dòng vốn FDI vào các hoạt động sản xuất. Điển hình là việc mở cửa dần hầu hết các ngành dịch vụ theo lộ trình cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam bắt đầu từ năm 2007 đã được hoàn thành vào năm 2015.
Trong một số lĩnh vực, pháp luật trong nước đã nới rộng khả năng tiếp cận thị trường còn vượt ra ngoài các cam kết WTO như nới tỷ lệ cổ phần nắm giữ tối đa của nhà đầu tư nước ngoài trong công ty đại chúng từ mức 49% lên tới 100%. Ngoài ra, Việt Nam cũng áp dụng các ưu đãi đầu tư như cắt giảm thuế trong một số lĩnh vực như công nghệ cao, công nghệ môi trường, nông nghiệp. Đây là những lĩnh vực mà các doanh nghiệp châu Âu luôn dẫn đầu trên toàn cầu.
Kể từ tháng 7/2015, một số luật và quy định điều chỉnh các vấn đề về đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp, bất động sản và giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đã có hiệu lực thi hành. Luật Đầu tư mới và Luật Doanh nghiệp mới đã làm rõ các khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động M&A; giảm số lượng các lĩnh vực ngành nghề cấm kinh doanh và ngành nghề kinh doanh có điều kiện; rút ngắn thời gian cấp phép theo luật định; tăng tính linh hoạt trong quản trị doanh nghiệp; và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc tiến hành tố tụng của cổ đông.
Việt Nam không ngừng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đây chính là một trong những động lực để Việt Nam phát triển và có sức hấp dẫn của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Tin khác
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Tài chính 23/11/2024 08:11
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35