Thế mới khó!
Cần cái kết luận rõ ràng! | |
Rất cần! | |
Rõ quá rồi! |
- Thêm chi tiết mới đây. Vừa có hàng loạt ý kiến của giáo viên lớp 1 kêu toát mồ hôi bởi học sinh không học trước.
- Sao lại kêu thế được, chuyện học trước là chuyện tự phát, học hay không chương trình vẫn vậy cơ mà.
- Thế mà họ nói 1 lớp với sĩ số từ 40 đến 50 học sinh, nếu em nào cũng chưa biết viết thì nắn tay cho từng ấy em không thể đảm bảo chương trình được. Cứ gọi là “toát mồ hôi”.
- Ơ hay chẳng nhẽ lại phải có lớp 1 phẩy xong mới lên lớp 1 à? Vậy xong chương trình phổ thông là tốt nghiệp 13 chứ chả phải 12 nữa.
- Tớ thấy cũng lạ, bởi từ trước đến nay đâu có học trước, giáo viên vẫn dạy học sinh nên người có chữ cả, giờ sao lại sinh ra cái lớp 1 phẩy.
-Nếu đúng vậy thì theo em có 3 nguyên nhân: 1 là sách giáo khoa lớp 1 quá tải; 2 là thiếu trường, thiếu lớp nên học sinh đông đâm ra “toát mồ hôi”; 3 là giáo viên bây giờ còn thiếu cái tâm huyết với trẻ, quen cái an nhàn.
-Cả 3 nguyên nhân chú nêu, tớ thấy có cơ sở cả. Mà nếu em nào vào lớp 1 cũng biết chữ cả rồi thì đến lớp để ngồi chơi à? Nhân chú nói đến chuyện thiếu trường, thiếu lớp tớ thấy cái anh mầm non cũng xót xa lắm.
-Chả phải chỉ bác xót xa mà hầu như tất cả ai có con em ở độ tuổi vào mầm non đều cảm nhận được điều này. Đầu năm là cứ nháo nhào cả.
-Đúng thế, xây được bao nhiêu khu đô thị nọ kia, sao cái trường học vẫn cứ thiếu nhỉ, có phải do thiếu quỹ đất đâu.
-Bác nói cứ như trên cung trăng ấy, trung tâm đô thị nọ kia mới có cái kia nọ, chứ đầu tư cho trường học phỏng có lợi gì.
-“Giáo dục là quốc sách” mà không có lợi ư! “nhân bất học bất tri lý” đó.
-Có phải ai cũng nghĩ được như bác đâu.
-Chắc thế nên mới có chuyện phụ huynh phải bốc thăm may rủi nếu muốn con vào trường công lập.
-Có chuyện đó hả bác?
-Thì thiếu trường, thiếu lớp mà số học sinh lại đông nên phải bốc thăm chứ sao.
-Em thấy bao nhiêu trường không tuyển đủ học sinh cơ mà.
-Đấy là đối với mấy cái trường dân lập, tư thục. Chú tính cái khoản chi phí giữa công và tư chênh lệch như thế, có phải gia đình nào cũng đủ điều kiện cho con học dân lập đâu.
-Đúng thế, vậy em mới là người trên cung trăng, bác nhể. Dưng bác cụ thể cái chuyện bốc thăm xem thế nào?
-Chuyện ở khu đô thị Kim Văn - Kim Lũ Quận Hoàng Mai) đó. Khu đô thị với 6 khối nhà cao tầng đưa vào hoạt động (tổng dự án có 8 khối nhà) có khoảng 20.000 dân nhưng xung quanh chỉ có 2 trường mầm non công lập là Hoa Sữa và Đại Kim, phục vụ cho cả phường Đại Kim (quận Hoàng Mai). Mỗi năm, các trường này chỉ tuyển mới một số chỉ tiêu vào mẫu giáo 3-5 tuổi.. Riêng trường Hoa Sữa có 91 chỉ tiêu cho lớp mẫu giáo 3 tuổi, nhưng có đến 186 trẻ đăng ký, nên nhà trường đã phải dùng biện pháp may rủi - bốc thăm chọn học sinh.
-Như vậy là không thể thực hiện theo quy định của luật là mọi trẻ em đều được bình đẳng về cơ hội học tập và giáo dục rồi bác nhể.
-Thực hiện sao được, ngay như khu chung cư mới xây dựng HH Linh Đàm (phường Hoàng Liệt) - cũng phải thực hiện bốc thăm để cho con vào mầm non Thực hành Linh Đàm. Chỉ khu HH với 12 tòa nhà cao 36-41 tầng đã có khoảng 50.000 người, nhu cầu trường lớp rất lớn. Tuy nhiên, cả phường Hoàng Liệt có duy nhất một trường mầm non công lập.
-Chết thật, người ta chỉ biết xây nhà chả quan tâm gì đến trường học cả. Chuyện này nói đã nhiều sao không chuyển bác nhể. Chẳng nhẽ lại chơi bài “tẩy chay” theo kiểu “người tiêu dùng thông minh” khu nhà nào không có trường không ở?!
-Không ở thì ở vào đâu? Không an cư lạc nghiệp sao được.
-Thế mới khó!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29