Thay đổi phương án thi THPT quốc gia 2018: Không nên làm thí sinh “sốc”
Thi học kỳ I giống phương án thi THPT quốc gia | |
Mỗi thí sinh có một mã đề thi riêng | |
Ngày 28/9, Bộ GD&ĐT sẽ công bố chính thức phương án thi THPT quốc gia 2017 |
Thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh Hải Nguyễn. |
Chuyển hướng bài tổ hợp sang tích hợp
Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các trường đại học, cao đẳng cả nước lấy ý kiến về hai phương án thi THPT quốc gia 2018. Về cơ bản, bộ vẫn giữ ổn định như năm 2017.
Thí sinh sẽ thi ba bài thi bắt buộc gồm Toán, Văn, tiếng Anh và hai bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên gồm môn Lý - Hóa - Sinh và Khoa học xã hội. Khoa học xã hội gồm môn Sử - Địa - Giáo dục công dân với khối THPT và môn Sử - Địa với khối Giáo dục thường xuyên. Trừ môn Văn thi tự luận, các môn còn lại thi trắc nghiệm khách quan.
Thí sinh đã tốt nghiệp THPT có thể dự thi các bài thi độc lập hoặc tự chọn để lấy kết quả xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Riêng đề thi tổ hợp, hiện có hai phương án lựa chọn, Bộ GDĐT mong muốn lấy ý kiến của học sinh, giáo viên, các chuyên gia giáo dục.
Phương án 1 là giữ nguyên như năm 2017 với ba môn thi thành phần riêng biệt. Kết thúc môn thi này thí sinh tiếp tục làm môn sau. Sẽ có điểm thành phần từng môn và điểm tổng toàn bài. Các trường tiếp tục xét tuyển như năm 2017.
Phương án 2 là chuyển hướng bài tổ hợp sang tích hợp đánh giá năng lực. Nghĩa là thay vì tách riêng ba môn thi thành phần như năm 2017, bộ sẽ trộn lẫn kiến thức các môn thành một đề hoàn chỉnh. Điểm sẽ được thống nhất toàn bài thi, không chia thành điểm thành phần.
Với phương án hai, các trường khi xét tuyển sẽ phải thay đổi tổ hợp môn. Trường có thể chọn hai hoặc ba bài thi trong số bài thi của kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển, trong đó bắt buộc có một bài thi toán hoặc ngữ văn. Các trường cũng có thể chọn một bài thi Văn hoặc Toán và đầu điểm thi năng khiếu (điểm đánh giá năng lực) do trường tổ chức, hoặc điểm khác do trường lựa chọn, quy định trong đề án tuyển sinh.
Chưa nên thay đổi ngay
Trước 2 phương án Bộ GDĐT đưa ra để lấy ý kiến, ông Trần Văn Tớp - Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội – cho biết ủng hộ phương án hai. Mỗi bài thi tổ hợp có nội dung của 3 môn thành phần nhưng được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất toàn bài thi.
Tuy nhiên, ông Tớp cho rằng Bộ nên sử dụng phương án thi này cho năm học 2018-2019, chứ năm học 2017-2018 chưa nên áp dụng ngay. Tạm thời năm 2018 vẫn giữ phương án thi cũ, để thí sinh làm quen và học sinh các khóa sau biết trước để có thời gian chuẩn bị, bởi với học sinh, giáo viên, việc biết trước phương án thi giúp các em có định hướng học tập tốt, không bị “sốc” tâm lý.
Tại hội nghị tổng kết năm học 2016-2017, phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu năm học 2017-2018, nhiều đại biểu cũng tranh luận về kỳ thi THPT quốc gia.
Trong đó, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội - cho rằng, nên tách thi tốt nghiệp THPT với thi đại học.
“Việc tuyển sinh đại học phải là của các trường. Tùy theo yêu cầu, đặc thù của mình mà các trường đại học sẽ có cách tuyển riêng” – ông Bình nhấn mạnh.
Còn lãnh đạo của nhiều địa phương lại cho rằng nên giữ nguyên phương án kỳ thi “2 trong 1” như năm nay, không nên thay đổi nhiều sẽ gây khó cho cả học sinh và giáo viên.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đề nghị Bộ GDĐT tiếp tục rút kinh nghiệm, có những điều chỉnh về mặt kỹ thuật, tập trung nâng cao chất lượng khâu ra đề trong kỳ thi của năm tiếp theo.
Ngoài ra, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GDĐT bàn bạc với các trường xem xét “có nên nhất thiết chia nhỏ các bài thi tổ hợp ra thành từng môn để phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ hay không? Vì như thế, công tác ra đề, in đề, tổ chức thi rất phức tạp, thí sinh mệt mỏi”.
Theo Đặng Chung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp chuẩn bị tốt nhất tâm lý vượt qua “phép thử” để trưởng thành
Giáo dục 15/12/2024 16:48