“Thằng Bờm có cái quạt mo” chia sẻ cùng trẻ em thiếu may mắn
Hoạt động này là sự nối tiếp thành công của các dự án khơi dậy mạch nguồn văn hóa truyền thống của nhóm “Cùng bé sáng tạo” vào năm 2015 như “Cùng vẽ mặt nạ, vui Tết Trung thu”, “Cùng bé sáng tạo, khám phá tranh Tết”. Thông qua các hoạt động giáo dục và trải nghiệm nghệ thuật, nhóm muốn tạo ra một sân chơi bổ ích cho các em nhỏ nhân dịp đêm Rằm, hướng các em đến ý thức người Việt yêu văn hóa Việt, sản phẩm Việt.
Nữ tiến sĩ - họa sĩ Trang Thanh Hiền là người chủ trì dự án. |
Năm nay, chương trình “Lễ hội mặt nạ Trung thu” sẽ được tổ chức tại Nhà Thái học ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám ngày 4.9, được chia làm 2 buổi (sáng từ 8h -11h, chiều từ 14h– 17h). Trên tinh thần học truyền thống để hiểu truyền thống, gần 1.000 em nhỏ tham dự chương trình có thể tự sáng tạo nên chiếc mặt nạ cho riêng mình, tham gia các trò chơi và trải nghiệm nghệ thuật.
Theo các nhà tổ chức, điểm nhấn cho chương trình năm nay là hình tượng “Thằng Bờm” - một nhân vật quen thuộc đối với văn hóa Việt, đồng thời là biểu tượng cho sự viên mãn và ước vọng về mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp làm lúa nước.
Bên cạnh việc vẽ mặt nạ, tìm hiểu cách bồi mặt nạ truyền thống, các bé sẽ cùng nhau sáng tạo bột màu trên quạt giấy - một biến tấu dân gian thú vị từ hình ảnh chiếc mo cau xưa. Mục đích giúp các em nhỏ phát triển tư duy khác về sáng tạo nghệ thuật từ những hình ảnh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.
Cũng tại lễ hội này, lần đầu tiên, những chiếc mặt nạ của văn hóa Châu Phi sẽ được giới thiệu trong không gian trải nghiệm của chương trình lễ hội mặt nạ. Qua đó, tạo nên một sự giao lưu văn hóa thú vị, những cách tiếp cận mới với các hình thức tạo hình khác biệt trong văn hóa từng khu vực.
Kết thúc sự kiện chính tại Văn Miếu, BTC sẽ mang tặng những chiếc mặt nạ do các bé, các bạn sinh viên và họa sĩ vẽ cho các em nhỏ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương vui Trung thu. Đồng thời, mô hình thu nhỏ lễ hội mặt nạ này sẽ được mang đến với các bạn nhỏ Trường Nuôi dưỡng và Giáo dục trẻ em tàn tật huyện Sóc Sơn (Hà Nội) - nơi sinh hoạt của những trẻ em có hoàn cảnh không may mắn từ 6 - 18 tuổi trên toàn huyện (gồm 26 xã và 1 thị trấn). Mục đích của hoạt động này là tạo điều kiện cho các em nhỏ có hoàn cảnh thiệt thòi trong cuộc sống cũng được đón một cái Tết Trung thu bình đẳng như các bạn nhỏ khác. Buổi sinh hoạt mỹ thật dân gian đặc biệt này dự kiến được tổ chức vào giữa tháng 9 này.
“Lễ hội mặt nạ Trung thu năm 2016” là chương trình phi lợi nhuận do nhóm “Cùng bé sáng tạo” bao gồm giảng viên, sinh viên Trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam, các CLB mỹ thuật thiếu nhi, CLB Thiết kế trẻ…phối hợp thực hiện.
Trong khuôn khổ lễ hội, BTC sẽ chọn 10 chiếc mặt nạ xuất sắc của mỗi buổi để trao thưởng, gồm các mục: “Mặt nạ xuất sắc nhất”, “Quạt xuất sắc nhất”, “Bạn trả lời câu hỏi xuất sắc nhất”. Ngoài ra, còn có phần ca nhạc “Vui tết trung thu”, đố vui có thưởng chủ đề “Thằng Bờm có cái quạt mo”…
Cùng tại lễ hội, BTC sẽ tiến hành một số phần việc gây quỹ từ thiện như: Bán mặt nạ vẽ tại sân Văn Miếu, bán đấu giá tác phẩm của các họa sĩ từ triển lãm mặt nạ và quạt, trước - trong và sau sự kiện; ủng hộ sách (sách giáo khoa từ lớp 1 - lớp 5) và truyện thiếu nhi cũ cho các em nhỏ Trường Nuôi dưỡng và Giáo dục trẻ em tàn tật huyện Sóc Sơn. Ngoài ra, mọi người tham dự lễ hội có thể góp tiền vào hòm thiện nguyện để hỗ trợ những trẻ em thiếu may mắn ở vùng xa trung tâm Hà Nội.
Hà Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Cải tạo một loạt chung cư cũ góp phần hạ nhiệt giá nhà
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Tin khác
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40
Hà Nội đêm trầm lắng, bình yên!
Văn hóa 17/12/2024 09:07