Tết nhạt hơn bởi toan tính của lòng người
Nhớ Tết xưa |
Đó là câu chuyện tôi tình cờ nghe được khi đi bộ trở về nhà chiều mồng 3 Tết. Con đường như dài hơn, câu chuyện trở nên ám ảnh.
Câu chuyện khiến tôi nhớ lại cách đây nhiều năm về trước: tôi cũng từng là cô bé đó.
Ngày đó nhà tôi mới chỉ có hai chị em, ngoài làm nông, bố tôi còn đi câu cá nên dù không giàu nhưng cũng thuộc diện khá giả trong làng.
(Ảnh minh họa) |
Quê tôi ngày đó nghèo lắm. Đến bữa cơm nhiều gia đình còn thiếu thì lấy đâu ra tiền mừng tuổi tết.
Theo lệ, đầu năm, tôi theo bố đi chúc Tết các cô bác trong làng. Đa phần mọi người đều mừng tuổi kẹo, chỉ một vài gia đình khá giả hơn thì mừng tuổi tiền. Nhưng bố tôi thì khác đến gia đình nào có trẻ con bố đều mừng tuổi tiền: đứa nhỏ 1.000 đồng, đứa lớn 2.000 đồng... Ngày đó tiền có giá trị lắm, tôi nhớ những lần được điểm 9 mẹ cũng chỉ cho tôi 200 đồng, điểm 10 là 500 đồng và chẳng bao giờ cho tiền tiêu vặt.
Tôi cũng như cô bé trên cũng thắc mắc so bì hơn thiệt, chỉ có điều bố tôi đã không im lặng. Bố bảo: “Bố có tiền mừng tuổi người ta bởi bố kiếm được tiền. Người ta chỉ có kẹo bởi năm rồi người ta làm ăn không may mắn như bố. Mình may mắn thì mình chia sẻ với người khác, biết đâu năm sau mình may mắn hơn”.
Vậy là những lần sau khi bố mừng tuổi tiền cho đứa trẻ khác trong xóm tôi không còn hậm hực so bì nữa. Ở quê tôi người lớn mừng tuổi cho trẻ con không có bao lì xì đẹp mắt như thành phố nên mừng bao nhiêu tiền chúng tôi biết hết. Tết nào tôi cũng mong bố mừng tuổi cho người ta nhiều hơn một chút bởi chỉ cần như vậy là biết năm rồi nhà tôi khấm khá, cũng ăn nên làm ra.
Không hiểu sao cứ có cảm giác tết nhạt hơn và không còn ý nghĩa nhiều như trước nữa. Do thời gian? Do tốc độ đô thi hóa quá nhanh? Hay do lòng người toan tính? Tết là dịp để người ta biếu xén, hối lộ, để những đứa trẻ mới tý tuổi đầu đã biết tính toán hơn thiệt: nhà mình mừng tuổi bạn chừng này mà bố mẹ bạn chỉ mừng lại chẳng được bao nhiêu…
Có thể những đứa trẻ ngày hôm nay chưa hiểu chuyện, việc so bì tị nạnh chỉ là những câu chuyện trẻ con. Nhưng suy nghĩ lâu dần sẽ thành thói quen. Thậm chí không ít phụ huynh còn nói rõ trước mặt trẻ con chuyện so bì số tiền lì xì ngày Tết.
Tết nhạt dần…
Những đứa trẻ cũng lớn dần trước tuổi.
Hôm nay là mồng 3 Tết. Nghe nhiều người thờ ơ bảo: Hết tết rồi.
Theo Nguyễn Trà/Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40