Tăng lương tối thiểu năm 2016: Buồn vui lẫn lộn

Theo thông lệ, vào cuối tháng 7, đầu tháng 8 hàng năm, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ nhóm họp để bàn phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng cho năm tiếp theo. Để chuẩn bị cho kỳ họp năm nay, mới đây, Tổng  LĐLĐ Việt Nam- một trong ba thành viên của Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã có văn bản gửi Hội đồng tiền lương Quốc gia đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 với mức tăng dự kiến từ 350.000 – 550.000 đồng mỗi vùng, tức là tăng khoảng 16% so với mức hiện có.
Tiền lương năm 2015 và những thay đổi lớn người lao động cần biết
Sắp tăng lương tối thiểu
Chi 1 tỷ USD để tăng lương tối thiểu

Mừng ít, lo nhiều

Đón nhận thông tin về tăng lương, hầu hết CNLĐ tỏ ra vui mừng nhưng cũng không giấu được sự âu lo. Chị Nguyễn Thu Hà, công nhân trong KCN Sài Đồng,quận Long Biên, cho biết, vợ chồng chị từ Thanh Hóa ra Hà Nội làm công nhân đã được 12 năm. Thời gian đầu, con nhỏ, vợ chồng chị phải gửi con ở quê nhờ ông bà chăm sóc. Khi con lớn đến tuổi học hành, cần sự bảo ban trực tiếp của bố mẹ, vợ chồng chị đón hai con lên Hà Nội ở cùng, từ đó gánh chi tiêu nặng lên gấp bội. “Mỗi tháng thu nhập của vợ chồng chỉ xấp xỉ 8 triệu đồng. Mặc dù chúng tôi chi tiêu dè xẻn, nhưng vẫn thường xuyên lâm cảnh nợ nần”, chị Hà kể. Chính bởi vậy, khi nghe thông tin về việc Hội đồng lương Quốc gia sẽ nhóm họp để bàn về mức tăng lương tối thiểu cho năm tới, và nếu đề xuất của Tổng LĐLĐ Việt Nam được chấp nhận, lương công nhân của vợ chồng chị sẽ được tăng thêm từ 350.000 đồng- 550.000 đồng/tháng, chị Hà tỏ ra phấn khởi.

“Tăng lương là điều mà mọi CNLĐ như tôi luôn mong mỏi, trong cuộc sống khó khăn, thì tăng được đồng nào, quý đồng ấy”. Thế nhưng, niềm vui cũng sớm tan biến để nhường chỗ cho những băn khoăn khi chị Hà bộc bạch: “Thực tế trong thời gian vừa qua, nghe thông tin tăng lương, hàng loạt các mặt hàng tiêu dùng, nhất là giá nhà trọ, điện nước, giá thực phẩm đồng loạt tăng nên tôi thấy lo lắm. Bởi vậy, tôi mong muốn,cùng với việc có một mức tăng lương thỏa đáng cho NLĐ, Nhà nước cũng cần có những giải pháp bình ổn giá, giảm giá điện, xăng dầu, nước sinh hoạt, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thì việc tăng lương mới có ý nghĩa”.

Tăng lương tối thiểu năm 2016: Buồn vui lẫn lộn
Công nhân mong muốn được tăng lương . Ảnh minh họa

Mừng lo lẫn lộn cũng là tâm trạng của chị Nguyễn Thị Trang (30 tuổi, công nhân Công ty TNHH Seed - KCN Bắc Thăng Long) khi nghe thông tin về việc tăng lương. Chị Trang cho biết, đi làm đã nhiều năm nhưng mức lương hiện tại của chị chỉ được 4,5 triệu đồng/tháng, trong khi nhà cửa phải thuê mướn, hai đứa con nhỏ của chị đang tuổi đi học. Để có thể trang trải cuộc sống gia đình, ngoài việc chi tiêu tằn tiện, tiết kiệm hết mức, chị Trang phải thường xuyên đi phụ bán hàng để kiếm thêm. “Với CNLĐ nghèo, thêm được đồng nào quý đồng ấy, chúng tôi chỉ mong cùng với việc tăng lương, Chính phủ có thêm giải pháp bình ổn giá cả, tạo việc làm, nâng cao đời sống NLĐ. Có như vậy thì tăng lương mới thực sự có ý nghĩa”, chị Trang nói.

Khi mà CNLĐ - những đối tượng chính được hưởng chính sách tiền lương, còn tỏ ra lo lắng, băn khoăn, thì thông tin tăng lương khiến cho những lao động tự do càng lo lắng nhiều hơn. Anh Nguyễn Văn Hùng, một lao động tự do làm nghề xe ôm ở khu vực Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng bộc bạch: “Tăng lương là tăng cho những người làm công ăn lương chứ người dân như chúng tôi đâu có lợi gì. Đã không có lợi thì chớ, mỗi khi tăng lương, giá cả các mặt hàng lại tăng vùn vụt. Người ta bán hàng thì bán cho toàn xã hội chứ đâu có phân biệt ai không có lương thì bán rẻ, ai mới được tăng lương thì bán đắt hơn. Thế nên rất mong Nhà nước khi bàn thảo việc tăng lương, cũng bàn luôn các chính sách kiềm chế tăng giá”, Anh Hùng nói.

Mỗi năm, lương tối thiểu phải tăng khoảng 18%-19%

Về cơ sở tăng lương, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính cho biết, đề xuất tăng lương tối thiểu vùng của Tổng LĐLĐ Việt Nam đã được tính toán dựa trên chỉ số giá tiêu dùng năm 2016 tăng khoảng 5%/năm, tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5%/năm; năng suất lao động xã hội tăng từ 3-3,5%/năm. Ngoài ra, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng căn cứ vào Điều 89, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 kể từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung theo quy định của pháp luật. Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Mai Đức Chính, mức tăng thêm này là hợp lý và phù hợp với mục tiêu thực hiện lộ trình của Chính phủ đến hết năm 2017, mức lương tối thiểu phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ và gia đình. Để bảo đảm lộ trình tăng lương tối thiểu đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của NLĐ vào năm 2018, những năm tới, mỗi năm lương tối thiểu phải tăng khoảng 18%-19%.

Theo dự kiến, cuối tháng 7, Hội đồng Tiền lương Quốc gia sẽ họp để quyết định mức lương tối thiểu vùng năm 2016 và tháng 10 sẽ trình Chính phủ về phương án tăng lương. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Sỹ Lợi nhận định, dù quyết phương án nào thì đã thành thông lệ, các chính sách, phương án đề ra luôn lưu tâm đến người thu nhập thấp, đời sống khó khăn. Lần này, Chính phủ đã có nghị quyết, CĐ đóng vai trò quan trọng cùng Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam, cơ quan đại diện Nhà nước thỏa thuận, hiệp thương để công bố lương tối thiểu vùng năm 2016, tiến dần tới mức sống tối thiểu của NLĐ.

Đây là mong ước, nhu cầu chính đáng của NLĐ. Đẩy nhanh tiến độ này sẽ giúp phát triển kinh tế, xã hội, tăng năng suất lao động. Nhưng cũng phải cân đối hài hòa giữa hai yếu tố: Đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu cho NLĐ nhưng cũng phải "đủ" cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển mới đạt được đích cuối cùng là nâng cao mức sống của NLĐ và "sức khỏe" của doanh nghiệp. "Nếu chúng ta áp quá nhiều tiền lương vào giá thành sản phẩm thì sản phẩm không bán được, doanh nghiệp không phát triển, nguy cơ mất việc làm và thất nghiệp của người lao động tăng lên", ông Bùi Sỹ Lợi phân tích.

Ngọc Tú

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ

(LĐTĐ) Bão số 3 (Yagi) đi qua với sức tàn phá nặng nề, đã để lại hậu quả lớn cho nhiều tỉnh miền Bắc. Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục có các cơ chế đặc cách, đặc thù để bổ sung thêm nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng, nhất là các địa phương miền núi; đồng thời cho phép thực hiện các thủ tục rút gọn để triển khai nguồn lực hỗ trợ đến với bà con vùng bị thiệt hại do bão lũ.
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Quốc Tuấn cho biết, số thông tin cá nhân của người dùng bị đánh cắp trong 6 tháng đầu năm 2024, tăng 50% so với cùng kỳ 2023, gây ra nhiều hệ luỵ cho xã hội...
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, ngày 4/11, Quốc hội sẽ dành cả ngày làm việc để thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba

(LĐTĐ) Tiếp tục chuyến công tác tại Cộng hòa Cuba, đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố làm trưởng đoàn đã đến dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh trong công viên mang tên Người ở Thủ đô La Habana; thăm Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba.
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ hoạt động đối ngoại thành phố Hà Nội năm 2024 tại Cuba, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Lan Hương - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Thành phố làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Viện Cuba hữu nghị với các dân tộc (ICAP).
Xem thêm
Phiên bản di động