Tăng học phí các trường ĐH sẽ có cạnh tranh quyết liệt

Dự kiến, tới năm 2018, các trường ĐH công lập sẽ thực hiện thu học phí ở mức có thể giúp các trường đảm bảo trang trải chi phí đào tạo. Để chủ trương đi vào đời sống, đã có 4 trường ĐH đầu tiên trong cả nước được giao thí điểm tự chủ mức thu học phí

Thu mới chỉ đáp ứng 40-50% chi

Theo Nghị quyết về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động các trường ĐH công lập thì trường chúng tôi được phép thu đến 25 triệu đồng/năm/sinh viên nhưng vào thời điểm kinh tế khó khăn, mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học quyết liệt như hiện nay, không thể nào thu học phí ở mức quá cao được.
Ông Bùi Kim Cương, Trưởng  phòng Tài chính – kế toán, Trường ĐH Hà Nội

Theo TS Nguyễn Trường Giang - chuyên gia tham vấn Bộ GD-ĐT, chính sách học phí của Việt Nam đã được giữ nguyên, từ năm 1998 đến năm 2009. Đến năm 2010, chính sách học phí mới được điều chỉnh (Nghị định số 49/2010/NĐ-CP) theo lộ trình tăng dần 20-25% mỗi năm. Tuy nhiên, “đến năm 2015, mức thu học phí cũng chỉ đáp ứng từ 40% đến 50% chi phí đào tạo cần thiết”, TS Giang phân tích.

Còn theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga, từ năm 2009, Bộ GD-ĐT đã giao nhiệm vụ cho 6 trường ĐH thí điểm tự chủ. Tuy nhiên, từ đó đến nay, các trường này mới chỉ được tự chủ về cơ chế chi, còn việc thu không được vượt quá quy định mức trần học phí theo Nghị định 49 năm 2010 của Chính phủ khiến các trường gặp khó khăn, nhất là trong bối cảnh Bộ không cấp kinh phí chi thường xuyên, các trường lại không được mở rộng nguồn thu.

Là một trong 4 trường đầu tiên được giao thí điểm tự chủ, ông Bùi Kim Cương, Trưởng phòng Tài chính- kế toán, ĐH Hà Nội cho biết: “ĐH Hà Nội đã không được chi ngân sách từ năm 2008. Các khoản chi thường xuyên của trường đều phụ thuộc vào học phí và các nguồn thu khác. Tuy nhiên, vì quy định mức trần học phí của Nghị định 49 khiến trường phải co kéo khéo thì mới đủ. Hiện trường chúng tôi đang phải lấy các chương trình liên kết đào tạo nước ngoài bù cho chương trình đào tạo chính quy”. Bất cập này cũng được ghi nhận ở Trường ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh …

Để khắc phục và tháo gỡ những hạn chế của cơ chế tài chính được áp dụng từ nhiều năm qua (mức học phí thấp, không đủ bù đắp chi thường xuyên; việc phân bổ ngân sách Nhà nước hiện nay cho các trường mang tính bình quân, không gắn với nhu cầu, cơ cấu ngành nghề cũng như chất lượng đào tạo), Bộ GD-ĐT vừa công bố dự thảo nghị định mới quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để lấy ý kiến đóng góp. Đồng thời, Bộ giao thí điểm tự chủ toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên cho 4 trường ĐH đầu tiên gồm: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Hà Nội.

Nhìn nhau mà thu

Hiện 4 trường ĐH trên được Bộ GD-ĐT giao thực hiện thí điểm đã lên đề án để sớm được phê duyệt và triển khai vào mùa tuyển sinh năm 2015. Tuy nhiên, vấn đề tăng học phí lên mức nào thì vẫn đang được các trường cân nhắc sao cho đảm bảo mức học phí nhưng vẫn thu hút được sinh viên theo học.

Theo bà Lê Thị Thu Thủy - Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Ngoại thương, đề án tự chủ tài chính của trường đang được xây dựng và trình các cấp phê duyệt,  lộ trình tăng học phí của Trường ĐH Ngoại thương sẽ chỉ áp dụng với sinh viên mới nhập học (còn với những sinh viên đang theo học thì mức học phí vẫn áp dụng theo Nghị định 49 của Chính phủ). Dự kiến mức học phí mới có thể sẽ tăng 50% so với hiện tại, khoảng 9 triệu đồng/sinh viên/năm đối với chương trình đại trà. Năm học 2015 - 2016 có thể thu ở mức 11 - 12 triệu đồng/sinh viên/năm. Các chương trình đặc biệt không tăng nhiều như chương trình đại trà bởi trường đang thu ở mức cao hơn.

Cách làm này đang được Trường ĐH Hà Nội triển khai và áp dụng, ông Bùi Kim Cương cho biết thêm, cần phải xem xét mức tăng học phí trong mối tương quan với năng lực cơ sở vật chất đào tạo, trình độ giảng viên, cũng như thương hiệu của trường. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay, thu học phí phải đảm bảo quyền lợi của người học. “Trường chúng tôi dự kiến chia học phí thành 3 khung áp cho 3 nhóm ngành  dựa vào mức độ xã hội hóa.

Cụ thể, mức thu thấp nhất dành cho nhóm ngành khó tuyển sinh hay đầu ra tìm việc làm khó khăn; mức cao hơn cho nhóm ngành ổn định mà thị trường lao động tiếp nhận thường xuyên, mức học phí cao nhất sẽ áp cho những ngành “hot” mà thị trường cần. Đồng thời, nhà trường cũng không tự quyết định chia nhóm ngành mà giao cho các khoa được quyền tự định giá, tức tự xếp vào nhóm nào và tương ứng là mức học phí đi theo. Việc làm này sẽ tạo dân chủ, minh bạch cũng như phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và sát với chất lượng giảng viên của từng khoa để  đảm bảo hoạt động của khoa, trường hiệu quả”- ông Cương cho hay. Như vậy, nếu đề án được duyệt thì mức tăng học phí của trường này sẽ khoảng 30% so với trước đây,  từ  8-9 triệu đồng/năm học (mức thu hiện nay đang là 6 triệu đồng/năm).

Đến năm 2015, mức học phí sẽ tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập. Đến năm 2016, ngoài những mục trên, sẽ có thêm chi phí quản lý chung của đơn vị. Đến năm 2018, mức học phí đủ chi phí và mức tích lũy hợp lý bao gồm cả chi phí khấu hao tài sản cố định.
(Dự thảo Nghị định quy định cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo)

Kim Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận

(LĐTĐ) Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận là những địa phương hội tụ nhiều yếu tố để liên kết phát triển du lịch, thường xuyên có các hoạt động liên kết, hợp tác quảng bá, xúc tiến du lịch để thu hút khách.
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội

(LĐTĐ) Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII có nhiều điểm mới, được tổ chức nhằm tiếp tục lan tỏa và nhân lên những giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội, nâng tầm giá trị cho mỗi cuốn sách đoạt giải tương xứng với sự kỳ vọng của đông đảo bạn đọc; trở thành tài sản tinh thần quý giá trong mỗi gia đình và đất nước.
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Xem thêm
Phiên bản di động