"Cơn bão" tăng học phí: Làm thế nào để giảm gánh nặng cho người học?
Tại sao phải tăng học phí?
So với năm học 2021-2022, mức học phí năm 2022-2023 của nhiều trường đại học tăng vọt. Việc điều chỉnh tăng học phí được các trường thực hiện theo quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế thu chi, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực đào tạo được áp dụng.
Học phí năm học 2022-2023 của nhiều trường đại học tăng cao. Ảnh: LĐO |
Theo Nghị định 81, mức trần học phí thấp nhất với các trường đại học chưa tự chủ tài chính năm học 2022-2023 là 1,2 triệu đồng/tháng, mức học phí tối đa là 2,45 triệu đồng/tháng và không ngừng tăng trong các năm tiếp theo.
Với các cơ sở tự chủ tài chính, mức học phí có thể tăng gấp 2 đến 2,5 lần so với mức học phí trên, tùy theo mức độ tự chủ của các trường.
Hiện nhiều trường đại học đã công bố tăng học phí trong năm học mới. Trường Đại học Y Hà Nội tăng học phí gấp 1,7 lần áp dụng mức học phí cho khối ngành Y dược (gồm các ngành Y khoa, Y học cổ truyền, Y học dự phòng) và Răng Hàm Mặt (từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 2,45 triệu đồng/tháng). Khối ngành Sức khỏe có mức tăng từ 1,43 triệu đồng/tháng lên 1,85 triệu đồng/tháng.
Trao đổi với Lao Động, PGS.TS Lê Đình Tùng - Trưởng phòng Quản lý Đào tạo, Trường Đại học Y Hà Nội cho biết, việc điều chỉnh học phí được trường thực hiện theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP với khối ngành Y dược. Đồng thời, đáp ứng điều kiện đảm bảo chất lượng dạy học, đặc biệt là chất lượng đầu ra - yêu cầu của cơ sở tuyển dụng, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, mức tăng học phí dựa trên khả năng có thể chi trả được của người học và phù hợp với các chính sách vay vốn cho sinh viên có nhu cầu tham dự ngành đào tạo của nhà trường.
Khóa tuyển sinh năm 2022, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội dự kiến tăng học phí. Mức thu cho năm học 2022-2023 tương đương 42 triệu đồng, so sánh với mức 35 triệu đồng/năm cho khóa tuyển sinh năm 2021, học phí của trường đã tăng thêm 24%.
Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Lê Trung Thành - Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, nhà trường đã xác định học phí của chương trình đào tạo. Mức học phí này đã được hội đồng đánh giá, nghiệm thu và phê duyệt từ cơ quan chủ quản là Đại học Quốc gia Hà Nội.
Bên cạnh đó, nhà trường đã xây dựng và ban hành lại chương trình đào tạo bắt đầu từ 2022. Đây là chương trình đào tạo có nhiều giá trị vượt trội hơn so với các chương trình đào tạo trước. Với những điểm mới như vậy sẽ nâng chất lượng chương trình, là cơ sở để tính đủ chi phí duy trì, phát triển chương trình đào tạo. Vì vậy, học phí đối với các khóa tuyển sinh từ năm học 2022-2023 sẽ tăng.
Giảm gánh nặng cho người học bằng cách nào?
Song song với công khai mức tăng học phí, các trường cũng công bố học bổng và các chế độ đãi ngộ với sinh viên. Đây được xem là chính sách hỗ trợ và thu hút thí sinh trước “cơn bão” tăng học phí.
Hàng năm, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đều có chính sách học bổng dành cho sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc. Bên cạnh đó, có nhiều học bổng đến từ các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
PGS.TS Lê Trung Thành cũng cho biết, nhà trường rất tích cực trao đổi làm việc với các đối tác, doanh nghiệp, tổ chức xã hội để thu hút học bổng cho sinh viên. Đặc biệt, có học bổng lên đến 100 triệu đồng.
Tại Trường Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Lê Đình Tùng cho biết, nhà trường luôn thúc đẩy tìm kiếm nguồn học bổng, tài trợ từ các doanh nghiệp để giúp đỡ, hỗ trợ thêm sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có thể theo đuổi ước mơ của mình.
Tuy nhiên, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi: Các gói học bổng hay chính sách ưu đãi thực chất có phải nhằm khuyến khích hỗ trợ sinh viên hay đơn giản chỉ là chiêu sinh?
Về vấn đề này, TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho biết, có một số loại học bổng như: Học bổng để khuyến khích người học vào một số ngành nghề Nhà nước có nhu cầu; học bổng cho sinh viên xuất sắc; học bổng khuyến khích sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, quỹ học bổng này dành cho số ít sinh viên.
Theo TS Khuyến, việc các trường đưa ra giải pháp bằng các quỹ học bổng, các gói hỗ trợ sinh viên để bù lại cho việc tăng học phí cần thực chất, không chỉ để mang tính chất “đánh bóng”.
Theo Thiều Trang/laodong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40