Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu
Tại hội nghị, Cục Thú y đưa ra báo cáo cho thấy, trong 9 tháng đầu năm 2015, Việt Nam có 542 lô hàng thủy sản của 110 công ty xuất khẩu bị 38 nước nhập khẩu trả về, trung bình mỗi doanh nghiệp có 5 lô hàng không đảm bảo chất lượng bị trả về. Cá biệt, có một doanh nghiệp xuất khẩu bị trả về đến 70 lô hàng.
Lý giải nguyên nhân này, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) cho biết, các lô hàng bị cảnh báo chủ yếu xuất phát từ công đoạn nuôi trồng. Tại cơ sở nuôi hiện chưa tuân thủ đúng thời gian ngừng sử dụng thuốc trước khi thu hoạch đối với một số hóa chất, kháng sinh được phép sử dụng.
Tình trạng này đã diễn ra trong nhiều năm qua, phía cơ quan chức năng và doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để khắc phục nhưng trên thực tế, kết quả vẫn còn rất hạn chế. Rõ ràng, nếu không quản lý vùng nuôi, nguồn tôm nhiễm bệnh không thể xuất khẩu được thì sẽ được tiêu thụ ở thị trường trong nước và nhiều khả năng gây bệnh cho người tiêu dùng.
Nhiều chương trình hội thảo về an toàn chất lượng thủy sản được tổ chức |
Đưa ra giải pháp cho tình trạng trên, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết, Bộ vừa phát động đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát chất lượng đối với thực phẩm xuất khẩu. Lãnh đạo Bộ đã họp phối hợp với Bộ Công an, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường tiến hành xử lý nghiêm một số đường dây buôn lậu vật tư nông nghiệp, kháng sinh cấm ở các địa phương.
"Tới đây Bộ nghiên cứu sẽ treo giải thưởng cho tổ chức, cá nhân góp phần hỗ trợ cơ quan chức năng xử lý tình trạng kinh doanh, phân phối kháng sinh cấm, đồng thời sẽ công bố đường dây nóng tiếp nhận thông tin về về vấn đề này.", Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cho biết thêm.
Sẽ tăng cường kiểm soát việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi thủy sản (Ảnh minh họa) |
Thứ trưởng Vũ Văn Tám đề nghị, các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với ngành chức năng và khuyến khích người dân tham gia vào việc tố giác, cung cấp thông tin liên quan đến đường dây buôn lậu chất cấm, kháng sinh. NAFIQAD, Cục Thú y và Tổng cục Thủy sản cần gấp rút đề ra mục tiêu, phân công trách nhiệm cụ thể của các đơn vị từ Trung ương đến cấp trưởng thôn trong việc chống kháng sinh cấm từ nay cho đến cuối năm; trong đó, tập trung trước hết vào ngành hàng tôm nước lợ, đồng thời, lập danh mục những doanh nghiệp bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài để phân loại và tăng tần suất kiểm tra đối với đơn vị vi phạm nhiều lần.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Sự kiện 04/11/2024 22:07
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Sự kiện 04/11/2024 21:44
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Sự kiện 04/11/2024 21:37
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất
Sự kiện 04/11/2024 16:33
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
Sự kiện 04/11/2024 16:19
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công
Sự kiện 04/11/2024 15:06
Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế đặc thù cho các địa phương bị thiệt hại do bão lũ
Sự kiện 04/11/2024 13:25
Đại biểu đề nghị xử lý nghiêm các vụ lừa đảo, đánh cắp thông tin cá nhân trên mạng
Sự kiện 04/11/2024 10:40
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39