Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng:

Tăng cường chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của CNLĐ

Giai cấp công nhân (GCCN) Việt Nam ngày càng trưởng thành, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
tang cuong chuc nang dai dien bao ve quyen loi ich hop phap cua cnld Phải đảm bảo tuyệt đối an toàn ngày bầu cử
tang cuong chuc nang dai dien bao ve quyen loi ich hop phap cua cnld Trên 277 triệu đồng ủng hộ Quỹ “Vì Trường Sa thân yêu”

Để xây dựng GCCN Việt Nam không ngừng lớn mạnh, Hội nghị BCH Trung ương lần thứ sáu (khóa X) đã ban hành NQ số 20-NQ/TW ngày 28.1.2008 và TP.Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu thực hiện NQ với những chính sách thiết thực, hữu hiệu. Nhân chào mừng Tháng Công nhân năm 2016, đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội đã dành cho Báo Lao động Thủ đô một cuộc trao đổi về vấn đề này...

PV: Thưa đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, đồng chí đánh giá thế nào về GCCN Thủ đô trong quá trình CNH- HĐH Thủ đô và đất nước...?

Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng: Nghị quyết 20-NQ/TW là văn bản chỉ đạo rất quan trọng về xây dựng, phát triển GCCN Việt Nam; Nghị quyết đã chỉ ra rất rõ, qua 30 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, GCCN nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số lượng, đa dạng về cơ cấu và có chuyển biến mới về chất lượng.

tang cuong chuc nang dai dien bao ve quyen loi ich hop phap cua cnld
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng: Chăm lo cho công nhân lao động là một trong những ưu tiên của Đảng bộ TP. Hà Nội.

Đã hình thành ngày càng đông đảo bộ phận công nhân trí thức, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, GCCN đã có những đóng góp trực tiếp, quan trọng  vào quá trình phát triển của Thủ đô và đất nước.

Cùng với các giai cấp, tầng lớp và thành phần xã hội khác, GCCN nước ta là lực lượng nòng cốt và cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, việc làm và đời sống của GCCN ngày càng được cải thiện.

Đặc biệt, phần lớn công nhân lao động say mê nghề nghiệp, chịu khó học hỏi, vươn lên tiếp cận khoa học, công nghệ tiên tiến, đoàn kết với giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức và các tầng lớp nhân dân, nêu cao ý chí tự lực, tự cường, lao động sáng tạo, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

tang cuong chuc nang dai dien bao ve quyen loi ich hop phap cua cnld
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng thăm bà con nông dân tại xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì.     Ảnh: Thắng Văn

Tuy nhiên, trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, đội ngũ công nhân lao động nước ta đang thiếu các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động của một bộ phận công nhân còn yếu.

Hiện nay, một số công nhân trẻ, có trình độ văn hoá, khoa học - kỹ thuật, hoạt động đa dạng trên các lĩnh vực công tác, mới gia nhập vào giai cấp công nhân, nên về mặt nhận thức chính trị còn có một số hạn chế. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều.

Việc làm, đời sống vật chất và tinh thần của công nhân tuy đã được cải thiện, song vẫn còn nhiều khó khăn, đặc biệt là bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một số đơn vị, doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần, thậm chí có nơi còn vi phạm chế độ, chính sách đối với người lao động. Tình trạng chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn xảy ra ở một số doanh nghiệp. Vấn đề nhà ở cho người lao động chưa được quan tâm giải quyết toàn diện…

Chính vì vậy, Nghị quyết số 20-NQ/TW đã chỉ rõ các chỉ tiêu phấn đấu và giải pháp khả thi để tập trung giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, trước hết là những vấn đề thiết yếu, như việc làm, tiền lương, thu nhập, nhà ở, chế độ bảo hiểm và các lợi ích công cộng khác, v.v...

Nhằm tạo được chuyển biến thật sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân tương xứng với những thành quả của công cuộc xây dựng, phát triển đất nước và những đóng góp quan trọng của giai cấp công nhân. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong các loại hình doanh nghiệp…

PV: Thành phố Hà Nội là địa phương đi đầu thực hiện NQ 20-NQ/TW với những chính sách thiết thực, hiệu quả, xin Phó Bí thư cho biết  TP đã triển khai những chính sách đó như thế nào?

Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng: Nhận thức rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của GCCN Việt Nam nói chung, của Thủ đô Hà Nội nói riêng, từ nhiều năm qua, nhất là ngay khi có Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X), Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và ban hành Chương trình hành động số 32-CT/TU, ngày 4.4.2008 "Về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hướng tới thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XV, nhiệm kỳ 2010 - 2015.

Triển khai thực hiện Chương trình hành động số 32 của Thành ủy, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp của Thành phố đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động để triển khai đồng bộ.

Sau gần 7 năm thực hiện nghị quyết, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội Thành phố về vị trí, vai trò của GCCN Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc có nhiều chuyển biến tích cực.

Các cấp, các ngành đã xây dựng, triển khai, thực hiện nhiều đề án, dự án nhằm bồi dưỡng, đào tạo và chăm lo cho CNLĐ. Thành phố Hà Nội luôn xác định chăm lo đời sống công nhân lao động là nhiệm vụ chính trị quan trọng, xuyên suốt.

Thành phố đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù và một số chính sách cụ thể nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, bức xúc về đời sống vật chất, tinh thần của GCCN Thủ đô, như chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, xây dựng nhà ở cho người có thu nhập thấp, nhà ở xã hội, nhà ở cho CNLĐ các khu công nghiệp tập trung, quan tâm các dịch vụ xã hội và chính sách an sinh cho người lao động có thu nhập thấp.

Cụ thể, hàng năm, Thành phố bố trí hơn 80 tỉ đồng nhằm nâng cao năng lực cho các cơ sở đào tạo nghề công lập, từ 35 - 40 tỉ đồng cho nông dân vùng bị thu hồi đất.

Công tác bồi dưỡng, giáo dục nâng cao ý thức giác ngộ giai cấp, nhận thức chính trị cho CNLĐ được Thành phố triển khai bài bản, có hiệu quả. Hằng năm, có khoảng 30.000 lượt CNLĐ được học tập các bài chính trị cơ bản, lồng ghép với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng đầu vào của các cơ quan, doanh nghiệp…

Đứng trước thực trạng nhiều lao động bị mất việc làm do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, Thành phố đã bổ sung cho quỹ giải quyết việc làm 150 tỉ đồng, bổ sung kinh phí tổ chức các phiên giao dịch việc làm lưu động, thông qua các phiên giao dịch đã giải quyết việc làm cho rất nhiều lao động.

Cùng với đó, Thành phố đã có những chính sách ưu tiên các khu công nghiệp xây nhà ở cho công nhân. Đến nay, đã có 3/9 khu công nghiệp có các dự án nhà ở công nhân đi vào hoạt động, giải quyết chỗ ở cho trên 16.000 CNLĐ, v.v... Đây là những cố gắng rất lớn trong tổ chức chỉ đạo thực hiện NQ số 20 BCH Trung ương (khóa X) của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.

Cùng với đó, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệp cũng được các ngành chức năng của Thành phố triển khai quyết liệt, nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động.

Qua kiểm tra tại các doanh nghiệp, truy thu hàng trăm tỷ đồng tiền nợ đọng bảo hiểm xã hội; thành lập Ban Chỉ đạo thành phố và Tổ công tác liên ngành giải quyết kịp thời các cuộc tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, bảo vệ quyền và lợi ích tập thể cho CNLĐ.

Đặc biệt hằng năm, UBND và LĐLĐ Thành phố đã phối hợp tổ chức tiếp xúc, đối thoại với CNLĐ trong các khu công nghiệp - khu chế xuất. Thông qua đó đã có nhiều hình thức, biện pháp chỉ đạo nhằm giải quyết kiến nghị chính đáng CNLĐ.

Mỗi năm có hàng chục nghìn lượt người được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật với trọng tâm là Bộ luật Lao động; các chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp…

Bên cạnh việc xây dựng các khu nhà lưu trú cho công nhân, năm 2014 Thành phố đã khởi công xây nhà trẻ cho con công nhân ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long, bước đầu giải quyết chỗ trông trẻ cho gần 400 cháu.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Chương trình hành động số 32 của Thành ủy vẫn còn những hạn chế: Một số cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhận thức chưa đầy đủ về Nghị quyết, do vậy việc chỉ đạo thực hiện chưa đồng bộ, quyết liệt.

Việc xây dựng chương trình, kế hoạch của một số địa phương, đơn vị còn chung chung, hình thức, thiếu các giải pháp cụ thể. Các cấp, các ngành chưa phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các đề án, dự án có liên quan đến CNLĐ và đề xuất cách giải quyết những vướng mắc, như xây dựng nhà ở công nhân và các thiết chế văn hóa, nhất là đối với những khu công nghiệp tập trung.

Tình trạng vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân ở một số doanh nghiệp chưa được xử lý, giải quyết kịp thời, v.v…

PV:  Vậy để khắc phục những hạn chế trên, để GCCN Thủ đô thực sự lớn mạnh, đáp ứng thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập quốc tế, với Hà Nội trong thời gian tới các cấp, các ngành cần phải có giải pháp gì thưa Phó Bí thư Thường trực?

Phó Bí thư Thường trực Ngô Thị Thanh Hằng: Để tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương, vấn đề quan trọng hàng đầu là, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và tổ chức chính trị - xã hội các cấp phải nâng cao nhận thức, đánh giá, rút kinh nghiệm, khẳng định những kết quả đạt được, chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm và đặc biệt là các giải pháp để sửa chữa, khắc phục khuyết điểm sau 8 năm triển khai thực hiện.

Từ đó, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp trọng tâm của Nghị quyết BCH Trung ương và Chương trình hành động của Thành ủy. Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tiễn và đặc thù của GCCN Thủ đô để xây dựng các đề án, kế hoạch cụ thể thực hiện hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách, môi trường thuận lợi để doanh nghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi nâng cao hiệu qủa hoạt động các tổ chức công đoàn, nhất là đối với doanh nghiệp ngoài Nhà nước. trước mắt tập trung giải quyết các vấn đề về nhà ở, việc làm, chính sách bảo hiểm xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, trình độ tay nghề... của CNLĐ.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, có chính sách khuyến khích phát triển dạy nghề ngay tại doanh nghiệp, chú trọng dạy nghề áp dụng công nghệ cao, nâng cao trình độ kỹ thuật cho người lao động, gắn đào tạo lao động kỹ thuật với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo điều kiện phát triển đội ngũ công nhân trẻ trình độ cao.

Chú trọng thường xuyên làm tốt giáo dục nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, trách nhiệm trong lao động sản xuất xây dựng và phát triển Thủ đô và đất nước của CNLĐ.

Ngày 19.4.2016 Thành ủy đã ban hành Thông tri số 03-TTr/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động khu công nghiệp, khu chế xuất.

Trong đó, Ban Thường vụ Thành ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, mặt trận Tổ quốc và tổ chức chính trị-xã hội các cấp của TP tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt việc tuyên truyền quán triệt, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về xây dựng giai cấp công nhân, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân; tạo sự chuyển biến sâu sắc về nhận thức, sự đồng thuận xã hội và thống nhất hành động để nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ.

Các cấp ủy, nhất là tổ chức Đảng trong khu CN, khu CX phải tập trung lãnh đạo chỉ đạo việc xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh trong DN. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, công trình phúc lợi phục vụ cho công nhân lao động khu CN, khu CX.

Duy trì các điểm sinh hoạt văn hóa, tổ tự quản khu nhà trọ công nhân do tổ chức công đoàn thành lập. Đồng thời đề cao đạo đức, văn hóa kinh doanh, trách nhiệm của chủ doanh nghiệp, doanh nhân, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc nâng cao đời sống tinh thần cho công nhân lao động.

Ngoài ra cũng cần tăng cường, nâng cao chất lượng, nội dung và cách thức tuyên truyền các chính sách pháp luật liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ hợp pháp của CNLĐ. Thường xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra, chấp hành các chính sách, pháp luật của các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động; kiên quyết xử lý các vi phạm về Luật Lao động, Luật Bảo hiểm,...

Rà soát các văn bản liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp để tham mưu, báo cáo cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung, đáp ứng sự phát triển sát với thực tế.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách và thể chế thị trường lao động, tạo điều kiện thu hút, phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có công nghệ cao, qua đó thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao vào làm việc, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân, tăng cường chỉ đạo, quản lý để có mức giá thuê nhà hợp lý, tạo điều kiện về nhà ở cho người lao động.

Đổi mới nội dung, phương pháp lãnh đạo của tổ chức đảng, phương thức hoạt động của các đoàn thể và tổ chức công đoàn phù hợp với từng giai đoạn cụ thể nhằm giải quyết có hiệu quả những vấn đề cấp bách, bức xúc của CNLĐ; đi sâu vào thực tiễn, thực tế tại cơ sở; tăng cường chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của CNLĐ.

PV:  Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Phó Bí thư Thường trực Thành ủy.

Vũ Xuân Sinh (thực hiện)    

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

Mời thẩm định giá thực hiện tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có thư mời về việc thẩm định giá chi phí tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của tổ chức Công đoàn năm 2024 trên báo chí, xuất bản phẩm.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam và thành phố Hà Nội trao hỗ trợ cho công nhân bị tai nạn lao động

(LĐTĐ) Chiều 4/5, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Phan Văn Anh đã đến thăm hỏi, động viên, trao hỗ trợ cho 2 trường hợp công nhân bị tai nạn lao động trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

Người thợ trẻ và tình yêu với công việc chế tác trang sức

(LĐTĐ) Thành công của người công nhân không phải là điều gì đó lớn lao, xa vời mà là luôn cố gắng hoàn thành tốt nhất công việc được giao. Đây là quan niệm của anh Lưu Văn Duy - công nhân chế tác trang sức tại Nhà máy sản xuất trang sức DOJI (trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI).
Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

Phát huy tính tiên phong và sáng tạo trong thực thi công vụ tại Chi bộ Quỹ Trợ vốn

(LĐTĐ) Ngày 4/5, Chi bộ Quỹ Trợ vốn công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình đã tổ chức buổi sinh hoạt đảng chuyên đề quý II năm 2024, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về "Tính tiên phong, gương mẫu, đổi mới, sáng tạo trong thực thi công vụ".
Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Đảm bảo điện phục vụ chuỗi các sự kiện Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực miền Bắc cho biết, ngay sau Tết Nguyên đán, Công ty Điện lực Điện Biên đã chủ động lên phương án đảm bảo điện cho các chuỗi các sự kiện nhân Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Từ ngày 2/5 đến hết 7/5/2024, Công ty Điện lực Điện Biên đã và đang ứng trực 24/24 với khoảng gần 300 ca trực tại các địa điểm diễn ra chuỗi sự kiện.
10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

10 điểm lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển đại học năm 2024

(LĐTĐ) Bộ GD&ĐT vừa ban hành công văn hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024. Trong đó, Bộ GD&ĐT đưa ra 10 nội dung thí sinh cần lưu ý khi tham gia xét tuyển đại học năm 2024.
Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

Đoàn đại biểu ngành GTVT Hà Nội thăm chiến trường Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Hướng về kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, từ ngày 3 - 5/5, Đoàn đại biểu do Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội làm Trưởng đoàn đã có chuyến hành trình về nguồn, đến với mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng.

Tin khác

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

Hưng Yên luôn đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững

(LĐTĐ) Ngày 4/5, UBND tỉnh Hưng Yên tổ chức hội nghị lãnh đạo tỉnh gặp mặt doanh nghiệp, doanh nhân năm 2024.
Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

Thành phố Hà Nội gặp mặt, tri ân chiến sĩ, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến chiến dịch Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Thành ủy - Hội đồng Nhân dân - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Chiến thắng Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của dư luận quốc tế

Cách đây 70 năm, dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân Việt Nam đã làm nên Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Người dân Điện Biên háo hức đón chờ Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng nay (3/5), đông đảo người dân tỉnh Điện Biên đã đến xem và cổ vũ nồng nhiệt các lực lượng diễu binh, diễu hành tại chương trình sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 3/5, tại sân vận động tỉnh Điện Biên, thành phố Điện Biên Phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước tổ chức sơ duyệt Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024)
Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

Quận Tây Hồ: Giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp

(LĐTĐ) Ngày 3/5, Quận ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Tây Hồ tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gặp mặt, giao lưu nhân chứng lịch sử tham gia kháng chiến chống Pháp.
Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

Đồng chí Hoàng Đình Giong: Lãnh đạo tiền bối tiêu biểu của Đảng và cách mạng Việt Nam

(LĐTĐ) Cuộc đời cách mạng của đồng chí Hoàng Đình Giong là một trang sử vẻ vang, tấm gương của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và tư chất cao đẹp của người chiến sỹ cộng sản yêu nước. Với tinh thần tự học, tự rèn luyện, bằng nhiệt huyết xông pha trong thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, đồng chí là nhà hoạt động cách mạng chân chính, cán bộ lãnh đạo tài năng của Đảng ta, quân đội ta.
Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

Công an Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng Hành động về ATVSLĐ

(LĐTĐ) Sáng ngày 3/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Thánh hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024
TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

TP.HCM: Quy định mới về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, viên chức

(LĐTĐ) Thành phố Hồ Chí Minh vừa ban hành Quyết định số 20 (có hiệu lực từ ngày 12/5/2024) quy định đánh giá, xếp loại chất lượng theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CB, CC, VC, NLĐ) tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, thay thế cho hàng loạt quy định trước đây.
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành các hoạt động của Quốc hội

(LĐTĐ) Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân công ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động