Tân Hiệp Phát tiếp tay hành vi cưỡng đoạt tài sản vụ chai nước chứa ruồi?
Nhiều điều chưa được lý giải trong vụ chai Number 1 chứa ruồi
Trong thời gian dài vừa qua, việc Tân Hiệp Phát tìm mọi cách chứng minh quy trình sản xuất của mình không thể có ruồi đã khiến dư luận dường như quên đi số phận của Võ Văn Minh - anh nông dân vì kém hiểu biết đã thỏa thuận đổi chai nước Number 1 chứa con ruồi để lấy 500 triệu đồng và bị bắt tạm giam.
Thông tin mới nhất về vụ việc cho biết, sau hơn 5 tháng xảy ra vụ việc, ngày 17/7 vừa qua Võ Văn Minh (bị bắt tạm giam từ ngày 27/1) mới được gặp người thân.
Trước đó, ngày 5/2 Cơ quan Điều tra tỉnh Tiền Giang đã có quyết định khởi tố bị can Võ Văn Minh về hành vi cưỡng đoạt tài sản. Ngay thời điểm Võ Văn Minh bị bắt, Luật sư bào chữa cho bị can đã chỉ ra những điều bất bình thường của vụ án.
Ông Võ Văn Minh bị bắt ngày 27/1 khi đang nhận 500 triệu đồng từ Tân Hiệp Phát. |
Bị can bị bắt giam từ 27/1, đến ngày 3/2 Luật sư nộp đơn xin nộp giấy chứng nhận bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho Võ Văn Minh. Tuy nhiên đến ngày 5/2 (sau khi anh Minh bị bắt 9 ngày), luật sư nhận bảo vệ quyền lợi cho Minh vẫn chưa được nhận giấy bào chữa cho Minh.
Theo điều 135 Bộ Luật hình sự và thời gian tạm giam là 111 ngày (3 tháng 20 ngày), như vậy tính từ 5/2/2015 đến hết tháng 5/2015, vụ án phải được xét xử. Tuy nhiên đến nay cơ quan điều tra tỉnh Tiền Giang tiếp tục gia hạn tạm giam bị can.
Công ty Tân Hiệp Phát mua "con ruồi" giá 500 triệu đồng: Con ruồi ở đâu ra? |
Một vấn đề khác, trong vụ án chai nước chứa ruồi, Võ Văn Minh bị bắt quả tang vì hành vi cưỡng đoạt tài sản, bị can không có đồng phạm, vụ án đã rõ ràng vì sao chưa đưa ra xét xử? Liệu có còn điều gì khuất tất phía sau?
Chia sẻ dưới bài viết về thông tin việc gia đình lần đầu tiên được vào thăm anh Võ Văn Minh, phần lớn độc giả bày tỏ thái độ bức xúc.
Độc giả Viết Vinh viết: “Rất tiếc cho số phận anh Minh... dù sao anh cũng đã vi phạm pháp luật rồi; Theo tôi Công ty Tân Hiệp Phát cũng phải có tiếng nói và tạo mọi điều kiện cho vợ con anh Minh, dùng tình cảm con người thay vì dùng pháp luật để tha thứ cho anh Minh”.
Tương tự độc giả Mình Trần chia sẻ: “Cũng chỉ vì có con ruồi trong chai nước ngọt mà anh Minh bị ngồi tù, không biết có oan sai không đây? Riêng bản thân tôi không dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát”.
Độc giả dangu cũng viết: “Tui cũng đã, đang và sẽ không bao giờ dùng bất kỳ sản phẩm nào của Tân Hiệp Phát. Và tui cũng đã chia sẻ cho bạn bè, người thân để họ có cách ứng xử với sản phẩn của Tân Hiệp Phát”.
Tân Hiệp Phát có tiếp tay cho hành vi cưỡng đoạt tài sản?
Bên cạnh đó, một câu hỏi được dư luận đặt ra là vai trò của Tân Hiệp Phát trong vụ cưỡng đoạt tài sản của Võ Văn Minh và liệu rằng doanh nghiệp này có vi phạm pháp luật hay không?
Mệnh đề ở đây là Tân Hiệp Phát đã có đến 3 lần gặp gỡ Võ Văn Minh để thương lượng giải quyết vụ việc. Ban đầu Võ Văn Minh ra giá cho chai nước Number 1 chứa ruồi là 1 tỷ đồng, nếu Tân Hiệp Phát không đồng ý, Minh sẽ đưa vụ việc ra Ban bảo vệ người tiêu dùng tỉnh Bình Dương, thông tin cho báo chí, in 5.000 tờ rơi về vụ việc nhằm làm mất uy tín công ty.
Sau ba lần thương lượng, Công ty Tân Hiệp Phát đã đồng ý đưa số tiền 500 triệu đồng theo yêu cầu của Minh nhưng đồng thời công ty đã trình báo công an vụ việc bị tống tiền. Khi Minh đến quán cà phê như đã hẹn để lấy tiền thì bị công an bắt giữ.
Dù Tân Hiệp Phát khăng khăng nói rằng không thương lượng với Võ Văn Minh nhưng lại có chuyện chốt mức thỏa thuận từ 1 tỷ đồng xuống 500 triệu đồng? Tại sao Tân Hiệp Phát không báo cáo cơ quan chức năng ngay từ lần gặp anh Minh đầu tiên? Và việc đưa 500 triệu đồng có phải "bẫy" người tiêu dùng kém hiểu biết?
Việc đưa 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát liệu có phải là phạm tội tiếp tay cho hành vi cưỡng đoạt tài sản của bị can khi đồng ý thương lượng giảm số tiền từ 1 tỷ đồng xuống 500 triệu đồng?
Đã 5 tháng từ khi Võ Văn Minh bị bắt, vụ án chưa được tiến hành xét xử khiến những nghi ngờ trên một lần nữa dấy lên trong dư luận.
Nên xem
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Tin khác
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44