Tắc ruột vì uống tinh bột nghệ sai cách
Cứu sống bệnh nhân mang hàng trăm khối u trong ổ bụng | |
Phát hiện 4 khối bã thức ăn trong dạ dày |
Tuy nhiên, đối với những người cao tuổi khi sử dụng tinh bột nghệ không đúng cách sẽ tạo kết dính bã thức ăn gây tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng.
Ba lần nội soi lấy bã thức ăn kết dính
GS.TS Đào Văn Long - chuyên gia cao cấp tiêu hóa gan mật, Khoa Tiêu hóa, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, mới đây, BV đã gắp thành công khối bã thức ăn bằng phương pháp nội soi trong ruột cho bệnh nhân N.V.H (nam 74 tuổi). Điều đáng nói, đây là lần thứ 3, bệnh nhân phải thực hiện nội soi gắp bã thức ăn trong ruột sau thời gian dài uống tam thất, tinh bột nghệ trộn với mật ong.
Được biết, trước đó, bệnh nhân H. đã được phẫu thuật cắt 3/4 dạ dày với chẩn đoán ung thư dạ dày loại ung thư biểu mô tế bào nhẫn. Bệnh nhân được phẫu thuật tại BV Đại học Y Hà Nội đã 3,5 tháng. Sau khi ra viện, bệnh nhân được các bác sĩ (BS) tư vấn đây là loại ung thư dạ dày đáp ứng kém với hóa chất, vì vậy bệnh nhân nên dùng các thuốc nâng cao sức khỏe.
Gia đình cho bệnh nhân dùng bột tam thất, tinh bột nghệ trộn với mật ong, linh chi để mong bệnh nhân sớm hồi phục. Bệnh nhân ăn cháo, súp ninh nhừ gần 3 tháng. Từ sau tháng thứ 3 trở đi, bệnh nhân có ăn bổ sung xen kẽ cơm, bánh đa, miến. Sau đó, bệnh nhân thấy có tình trạng ăn không tiêu, ậm ạch, ợ nóng và hơi thở có mùi hôi.
Bã thức ăn trong dạ dày bệnh nhân H. qua hình ảnh nội soi. |
Ngày 12/6/2017, bệnh nhân đã đến kiểm tra soi dạ dày kiểm tra tình trạng liền vết thương sau phẫu thuật. Kết quả cho thấy, dạ dày đã cắt một phần và nối thông với hỗng tràng, miệng nối hẹp tương đối, bờ miệng nối xung huyết, phù nề mạnh. Có một khối bã thức ăn kết dính rất lớn choán gần như toàn bộ phần dạ dày còn lại. BS đã tiến hành cắt nhỏ và gắp phần lớn khối bã thức ăn bằng snare.
Ngày 19/6/2017, bệnh nhân tiếp tục nội soi gắp bã thức ăn lần 2 và chỉ lấy được tiếp một phần bã thức ăn trong dạ dày. Khối bã thức ăn gắp ra là khối kết dính chủ yếu của tinh bột nghệ quyện với chất xơ của thức ăn. Khối thức ăn có mùi hôi khó chịu. Bệnh nhân được khuyên ăn thức ăn ninh nhừ hoặc xay nhuyễn và uống nước quả bổ sung vitamin kết hợp với điều trị nội khoa theo đơn.
Lần nội soi thứ 3 vào ngày 26/6/2017, các BS tiếp tục phát hiện khối bã thức ăn lớn nên đã tiến hành tán nhỏ bằng snare, sau đó lấy hết bằng vợt chuyên dụng.
Thận trọng khi dùng cho người già và trẻ nhỏ
BS Long cho biết, trong trường hợp này, các BS nghĩ nhiều đến quá trình tạo thành khối bã thức ăn nhiều khả năng là do bệnh nhân dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong nên dễ kết dính với xơ của thức ăn tạo thành khối bã. Khối bã thức ăn được hình thành khi bệnh nhân ăn những thực phẩm có nhiều chất tanin như hồng ngâm, xoài xanh, ổi… và thức ăn có nhiều chất bã xơ xenlulô như măng...
Đặc biệt, nếu ăn khi đói, dạ dày còn trống rỗng, nồng độ HCl cao, hoa quả có nhiều chất xơ, có nhiều nhựa dễ bị kết tủa làm kết dính các sợi xơ thực vật, tạo thành khối bã rắn chắc. Cộng thêm thói quen ăn quá nhanh, nhai không kỹ là một trong những nguyên nhân dẫn đến nguy cơ gây tắc ruột do bã thức ăn. Khối bã thức ăn thường gặp ở người già và trẻ nhỏ do nhu động của đường tiêu hóa kém.
Do đó, BS Long khuyến cáo, cần thận trọng khi dùng tinh bột nghệ cho người già và trẻ em. Khi dùng tinh bột nghệ nên dùng Nano Curcumin là sản phẩm được chuyển giao từ đề tài nghiên cứu của Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam có chất lượng cao. Đối với bệnh nhân già yếu không nên dùng tinh nghệ dạng viên hoàn hoặc trộn đặc để ăn. Không nên dùng tinh bột nghệ uống cùng với nước cam dễ tạo kết dính bã thức ăn. Điều quan trọng cần kết hợp điều trị nội khoa theo chỉ định của BS.
Theo Trần Nga/ kinhtedothi.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05