Sức sống mới ở làng nghề Chuôn Ngọ
Theo thần phả đình làng ghi lại, nghề khảm trai có ở đây từ rất sớm, khoảng thế kỷ XI-XIII, do ông tổ nghề là Trương Công Thành, một vị tướng tài triều Lý (1009 - 1225) gây dựng. Truyền thuyết kể rằng, sau khi đánh tan giặc ngoại xâm, cụ Trương Công Thành từ quan đi ngao du sơn thuỷ. Trong những chuyến đi cụ đã phát hiện những mảnh vỏ trai, ốc, sò trôi dạt vào bờ với màu sắc tự nhiên nên đã nảy sinh ra ý tưởng ghép chúng vào với nhau nhằm tạo ra những hoạ tiết hoa văn sống động. Để rồi, qua biết bao sóng gió, thăng trầm, gần 1.000 năm qua, nghề khảm trai Chuôn Ngọ vẫn được người dân nơi đây đời này qua đời khác lưu truyền và phát triển.
Để tạo nên một sản phẩm hoàn thiện, những nghệ nhân Chuôn Ngọ phải trải qua nhiều công đoạn phức tạp, cầu kỳ. Kỹ thuật chạm khảm đòi hỏi sự tỉ mỉ, chuẩn xác tuyệt đối nên cần sự khéo léo, tinh tế của đôi bàn tay người thợ khảm khi truyền thần vào bức tranh. Tinh xảo, hoàn mỹ tới mức, họa tiết trong tranh có thể nhỏ như một sợi tóc. Nhờ có nghề truyền thống, nhiều hộ dân nơi đây đã thoát khỏi cảnh nghèo, với mức thu nhập bình quân từ 5 triệu - 6 triệu đồng/người/tháng. Do vậy, rất nhiều người ở những làng xã lân cận, những địa phương khác cũng tìm tới Chuôn Ngọ học nghề.
Về Chuôn Ngọ trong những ngày giáp tết đâu đâu cũng thấy vang tiếng đục, tiếng chạm khắc... rồi cả tiếng thương lái í ới gọi đặt hàng. Năm nào cũng thế, giáp tết là cả nhà bị cuốn vào guồng quay vì đông khách đặt hàng. Nghệ nhân Nguyễn Xuân Dũng cho chúng tôi biết: “Chỉ riêng trong 2 tháng gần đây, gia đình đã nhận được gần chục đơn đặt hàng. Trong đó lớn nhất là đơn hàng 100 chiếc đĩa “Lý ngư vọng nguyệt”. Sản phẩm làm tới đâu là bán hết tới đó, đều do khách hàng đến tận nhà đặt trước. Đơn hàng nhiều nên cũng nhiều áp lực bởi ngặt nỗi, nghề này muốn nhanh cũng không được”.
Những năm gần đây, nghệ nhân Chuôn Ngọ đã ứng dụng nhiều công nghệ mới vào sản xuất, sáng tạo thêm nhiều mẫu mã đa dạng bên cạnh những sản phẩm truyền thống. Ngoài đồ trang trí, lưu niệm như hộp, khay trầu, ấm tích, câu đối… còn chế tác những dòng tác phẩm chạm nổi bằng xương ốc, trai… Cách nghĩ, cách làm mới nhưng vẫn lấy những bí quyết cổ truyền làm gốc nên các sản phẩm của Chuôn Ngọ vẫn giữ được phong cách riêng độc đáo, không lẫn với thương hiệu khác.
Tuấn Dũng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01