Súc miệng nước muối như nào cho đúng?
Gần 1000 cựu chiến binh được chăm sóc răng miệng miễn phí | |
Đẩy mạnh chương trình "Nha khoa học đường" | |
Răng trắng sáng nhờ những thực phẩm quen thuộc dưới đây |
Cháu Vũ Đức Mạnh, 10 tuổi (Láng Hạ - Q.Đống Đa) phải nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, khó nuốt, rát cổ… Qua khai thác bệnh sử, được biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cháu Mạnh đã súc họng bằng nước muối quá mặn mà mẹ cháu tự pha chế, khiến họng bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm họng, sốt cao.
ThS.BS Nguyễn Danh Đức – Chuyên khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Medlatec) trao đổi với PV |
Chi Hương (mẹ của cháu Mạnh) cho biết, trước kia chị vẫn mua nước muối tại cửa hàng thuốc về cho cả nhà súc miệng nhưng về sau do nước muối mua đã hết nên chị đã tự pha nước với muối (tỉ lệ không theo hướng dẫn) nên kết quả nước muối quá mặn.
“Nhiều lần cháu Mạnh cũng nói với tôi là nước muối mặn nhưng vì nghĩ rằng nước muối mặn sẽ tốt cho họng và diệt được vi khuẩn tốt hơn nên tôi không pha lại. Chỉ khi thấy cháu có biểu hiện ho, sốt,… đưa cháu đi khám bác sĩ kết luận cháu bị tổn thương viêm mạc” – chị Hương chia sẻ.
Trao đổi về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Danh Đức – Chuyên khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Medlatec) cho biết, trường hợp cháu Mạnh không phải là duy nhất, bởi trên thực tế có không ít người bệnh, thậm chí cả người lớn phải nhập viện vì lý do súc miệng nước muối quá mặm. Đa số các bệnh nhân khi nhập viện đều đã bị tổn thương niêm mạc miệng, thậm chí là loét họng. Bởi, khi mọi người dùng nước muối súc miệng quá mặn, chúng sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn. Điều đó trở thành yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây nên các bệnh khác.
“Không chỉ súc miệng bằng nước muối quá mặn mà nhiều người còn có thói quen cho cả hạt muối to vào họng để ngậm cho tan dần, với hy vọng sẽ chữa được bệnh ho, viêm họng… đó là những sai lầm cần loại bỏ ngày” – bác sĩ Đức nhấn mạnh.
Khi xúc miệng thì cần phải ngậm khoảng 5 phút, sau đó nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới. (Ảnh minh họa) |
Để việc súc miệng bằng nước muối an toàn, đạt hiệu quả cao nhất, BS Đức khuyên người dân dùng nước muối sinh lý đã được pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000), nếu tự pha nước muối thì chỉ nên pha mặn hơn nước canh ăn hàng ngày một chút là được.
Khi xúc miệng thì cần phải ngậm khoảng 5 phút, sau đó ngửa cổ ra sau khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần và nên súc họng trước và sau khi ngủ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38