Súc miệng nước muối như nào cho đúng?

14:12 | 11/12/2016
Súc miệng bằng nước muối là cách giữ gìn vệ sinh răng, miệng, họng… rất tốt. Tuy nhiên, việc pha nước muối tỉ lệ như thế nào? Cách súc miệng ra sao để vi khuẩn không tấn công ngược trở lại thì không phải ai cũng biết.
suc mieng nuoc muoi nhu nao cho dung Gần 1000 cựu chiến binh được chăm sóc răng miệng miễn phí
suc mieng nuoc muoi nhu nao cho dung Đẩy mạnh chương trình "Nha khoa học đường"
suc mieng nuoc muoi nhu nao cho dung Răng trắng sáng nhờ những thực phẩm quen thuộc dưới đây

Cháu Vũ Đức Mạnh, 10 tuổi (Láng Hạ - Q.Đống Đa) phải nhập viện trong tình trạng sốt cao kéo dài, khó nuốt, rát cổ… Qua khai thác bệnh sử, được biết nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do cháu Mạnh đã súc họng bằng nước muối quá mặn mà mẹ cháu tự pha chế, khiến họng bị tổn thương, vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm họng, sốt cao.

suc mieng nuoc muoi nhu nao cho dung
ThS.BS Nguyễn Danh Đức – Chuyên khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Medlatec) trao đổi với PV

Chi Hương (mẹ của cháu Mạnh) cho biết, trước kia chị vẫn mua nước muối tại cửa hàng thuốc về cho cả nhà súc miệng nhưng về sau do nước muối mua đã hết nên chị đã tự pha nước với muối (tỉ lệ không theo hướng dẫn) nên kết quả nước muối quá mặn.

“Nhiều lần cháu Mạnh cũng nói với tôi là nước muối mặn nhưng vì nghĩ rằng nước muối mặn sẽ tốt cho họng và diệt được vi khuẩn tốt hơn nên tôi không pha lại. Chỉ khi thấy cháu có biểu hiện ho, sốt,… đưa cháu đi khám bác sĩ kết luận cháu bị tổn thương viêm mạc” – chị Hương chia sẻ.

Trao đổi về vấn đề này, Ths.BS Nguyễn Danh Đức – Chuyên khoa truyền nhiễm (Bệnh viện Medlatec) cho biết, trường hợp cháu Mạnh không phải là duy nhất, bởi trên thực tế có không ít người bệnh, thậm chí cả người lớn phải nhập viện vì lý do súc miệng nước muối quá mặm. Đa số các bệnh nhân khi nhập viện đều đã bị tổn thương niêm mạc miệng, thậm chí là loét họng. Bởi, khi mọi người dùng nước muối súc miệng quá mặn, chúng sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn. Điều đó trở thành yếu tố thuận lợi để vi khuẩn phát triển, có thể gây nên các bệnh khác.

“Không chỉ súc miệng bằng nước muối quá mặn mà nhiều người còn có thói quen cho cả hạt muối to vào họng để ngậm cho tan dần, với hy vọng sẽ chữa được bệnh ho, viêm họng… đó là những sai lầm cần loại bỏ ngày” – bác sĩ Đức nhấn mạnh.

suc mieng nuoc muoi nhu nao cho dung
Khi xúc miệng thì cần phải ngậm khoảng 5 phút, sau đó nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới. (Ảnh minh họa)

Để việc súc miệng bằng nước muối an toàn, đạt hiệu quả cao nhất, BS Đức khuyên người dân dùng nước muối sinh lý đã được pha theo tỷ lệ chuẩn (9/1.000), nếu tự pha nước muối thì chỉ nên pha mặn hơn nước canh ăn hàng ngày một chút là được.

Khi xúc miệng thì cần phải ngậm khoảng 5 phút, sau đó ngửa cổ ra sau khi nước muối chạm thành sau họng, dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn. Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3 - 4 lần với nước muối mới, đối với người bị viêm họng, 3 giờ súc họng một lần và nên súc họng trước và sau khi ngủ.

Trang Thu

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này