“Sửa bài, nâng điểm thi chỉ bị phạt 10 triệu, sẽ có người bất chấp vi phạm”

"Nếu những hành vi nghiêm trọng như sửa bài thi, nâng điểm thi chỉ xử lý hành chính theo Điều 21 Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, thì sẽ có hiện tượng bất chấp, sẵn sàng đánh đổi, nộp phạt để vi phạm”- Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) nêu quan điểm.
sua bai nang diem thi chi bi phat 10 trieu se co nguoi bat chap vi pham Lập nhóm giải thử đề,chấm thi tập trung
sua bai nang diem thi chi bi phat 10 trieu se co nguoi bat chap vi pham “Bất thường Hà Giang”

Những ngày qua, Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục mà Bộ GDĐT đưa ra để lấy ý kiến thu hút sự quan tâm của dư luận.

sua bai nang diem thi chi bi phat 10 trieu se co nguoi bat chap vi pham
Thời gian qua đã xảy ra nhiều vụ gian lận thi cử gây bức xúc trong dư luận. Ảnh: Cơ quan chức năng đọc lệnh khởi tố bị can với ông Trần Xuân Yến - Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La. Nguồn: Công an Sơn La cung cấp

Nhiều chuyên gia cho rằng việc quy định “Phạt tiền từ 10 đến 20 triệu đồng đối với hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học” mà không xét đến tính chất, động cơ và hậu quả, khiến giáo viên lo lắng sẽ phải lên lớp trong tâm trạng nơm nớp lo bị phạt.

Ngoài quy định này, một số nội dung liên quan đến việc xử phạt các hành vi vi phạm về thi, kiểm tra đánh giá được nên trong Dự thảo nghị định cũng gây tranh cãi.

Trong Khoản 4, Điều 21 Dự thảo nghị định nêu rõ: Phạt từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định hoặc nhập điểm vào máy vi tính không đúng với điểm thực tế của bài thi;

Phạt từ 15 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi đánh tráo bài thi hoặc lấy bài của thí sinh này giao cho thí sinh khác; Từ 20 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi tổ chức chấm thi sai quy định hoặc chấm thi không đúng hướng dẫn.

Nhiều ý kiến cho rằng mức xử phạt đối với nhóm hành vi gian lận thi cử trong dự thảo nghị định này là quá nhẹ, chưa hợp lý.

Theo PGS-TS Bùi Thị An - Đại biểu Quốc hội khóa XIII, các thí sinh bước vào kỳ thi với tâm thế trong sáng, nhưng nếu cá nhân nào đó vì tư lợi mà cố ý gây nên sự mất công bằng trong một kỳ thi, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các em. Nếu các em biết đâu đó có hiện tượng tiêu cực, gian lận, bức xúc đã đành mà còn cảm thấy tổn thương, tiếc cho những cố gắng của mình.

Bà cho rằng việc nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cá nhân hoặc tổ chức có hành vi gian lận thi cử là rất đáng lên án, cần phải xử lý nghiêm.

Đồng quan điểm, Luật sư Đặng Văn Cường (Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư TP.Hà Nội) khẳng định, Dự thảo Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ GDĐT soạn thảo có nhiều điểm chưa ổn. Trong đó, Điều 21 đã “hành chính hóa” một số hành vi đã có quy định xử lý hình sự.

Ví dụ như hành vi làm lộ đề thi, lợi dụng chức vụ quyền hạn để thay đổi kết quả thi trong các kỳ thi quan trọng, cấp quốc gia. Luật sư Cường cho rằng hành vi này rất nguy hiểm, tạo ra kết quả thi không đúng, dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực không thật, gây nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên trong dự thảo Nghị định của Bộ GDĐT lại đưa nhóm hành vi này vào mục xử phạt hành chính.

“Nếu Dự thảo Nghị định này được thông qua sẽ tạo tiền lệ xấu, sự tùy tiện trong việc áp dụng quy định pháp luật. Nếu những hành vi nghiêm trọng này chỉ xử lý hành chính thì người ta bất chấp, sẵn sàng đánh đổi, nộp phạt để vi phạm.

Hơn nữa, Luật là văn bản đã được Quốc hội thông qua, Nghị định là văn bản dưới luật nên không thể trái luật được.

Về nội dung, kỹ thuật luật pháp của Dự thảo Nghị định này rõ ràng có rất nhiều vấn đề cần có sự góp ý, trao đổi thẳng thắn nghiêm túc để có tính khả thi. Tránh việc ban hành văn bản một cách ào ạt nhưng không thể đi vào cuộc sống, chồng chéo gây ra hệ lụy lớn”- Luật sư Cường chia sẻ.

Theo Bích Hà/ laodong.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tin khác

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học

(LĐTĐ) 97 đề tài xuất sắc nhất đã được chọn tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025. Các đề tài dự thi ở 4 nhóm lĩnh vực gồm: Vật lí - kỹ thuật cơ khí - phần mềm hệ thống; hóa học; sinh - y - môi trường; khoa học xã hội - hành vi.
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi

(LĐTĐ) Với mục tiêu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, những năm qua, cùng với việc đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, Trường THPT Quang Trung (huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng) luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhờ sự nỗ lực, quyết tâm và đồng lòng của tập thể thầy và trò, số lượng và chất lượng giải tại các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp của nhà trường ngày càng tăng, nhiều năm liền nằm trong Top 10 của thành phố.
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Ngày 20/12, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt các đội tuyển học sinh Thành phố chuẩn bị tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025.
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

(LĐTĐ) Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 20/12, quận Ba Đình tổ chức gắn biển công trình chào mừng tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trãi (phường Kim Mã).
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ

(LĐTĐ) Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12 (1944 - 2024), các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi ngoại khóa, hoạt động giáo dục trải nghiệm về lịch sử, truyền thống của quân đội.
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10

(LĐTĐ) Năm học 2024 - 2025 đã qua nửa chặng đường, tuy nhiên học sinh lớp 9 vẫn chưa biết phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2025 - 2026. Thời điểm hiện tại, các địa phương, trong đó có thành phố Hà Nội đều đang thấp thỏm chờ Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) để có thể xây dựng phương án tuyển sinh chính thức.
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải

(LĐTĐ) Trước khi được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải, PGS.TS Nguyễn Văn Hùng từng trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024

(LĐTĐ) Năm học 2023 -2024 đã qua đi, nhưng đối với tập thể thầy và trò Trường Trung học cơ sở (THCS) Lạc Viên (quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng) đó là một hành trình đầy rực rỡ với những dấu ấn khó phai.
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì kiểm tra kết quả thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” tại Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội.
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia, học sinh cuối cấp đang phải chịu áp lực từ nhiều phía, trong đó có cả từ gia đình và mạng xã hội. Không chỉ gặp vướng mắc về mặt tâm lý, nhiều học sinh cũng bày tỏ tâm lý băn khoăn, e ngại về việc chọn ngành, chọn nghề.
Xem thêm
Phiên bản di động