Số người nhận bảo hiểm xã hội một lần: Vì sao ngày càng tăng?
Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần | |
Hà Nội: Số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần tăng cao | |
Nhận bảo hiểm xã hội một lần: Người lao động cần cân nhắc kỹ |
Số người ra khỏi hệ thống gần bằng số tăng mới
Bày tỏ quan điểm về vấn đề trên, ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam cho rằng: Đây là thực trạng đáng báo động, rất đáng lo ngại trong việc đảm bảo quyền lợi và chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động.
Lao động làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ Việc làm Hà Nội |
Bởi nhận BHXH 1 lần chỉ có thể giải quyết nhu cầu kinh tế trước mắt, nhưng về lâu dài, sẽ rất thiệt thòi cho người lao động vì không có lương hưu. Hệ thống an sinh xã hội cũng mất đi nguồn lực tham gia. “Theo thống kê của Tổng LĐLĐ Việt Nam, gần đây, mỗi năm có khoảng 700.000 người lao động nhận trợ cấp BHXH 1 lần, đồng nghĩa với việc có khoảng 700.000 người đã ra khỏi hệ thống mạng lưới an sinh xã hội. Đáng nói là con số ra khỏi hệ thống BHXH này gần bằng số người tham gia BHXH hàng năm. Đứng ở góc độ công đoàn, chúng tôi cho đây là một vấn nạn của việc thực hiện chính sách an sinh xã hội lâu dài cho người lao động”, ông Lê Đình Quảng cho biết.
“Chúng tôi không mong muốn tình trạng người lao động nhận trợ cấp BHXH 1 lần, cho nên khi tham gia Đề án cải cách BHXH, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đồng ý phải quy định chặt chẽ hơn chính sách hưởng BHXH 1 lần. Mặc dù chúng tôi biết nếu đề xuất theo hướng đó của đề án, về mặt quyền lợi của người lao động khi nhận trợ cấp BHXH 1 lần sẽ thiệt hơn nhưng khi xét về lâu dài mục tiêu của chính sách an sinh xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn đồng tình với hướng phải siết chặt quy định này”, ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh. |
Ông Quảng cũng bày tỏ lo ngại trước tình trạng người lao động trong độ tuổi từ 35-40 tuổi bị sa thải, hoặc bất đắc dĩ “phải chọn” nghỉ việc ở độ tuổi 35-40 vì không thể đảm đương tiếp được công việc trong điều kiện sức khỏe không thể đáp ứng. “Đây là vấn đề rất nóng xảy ra thời gian gần đây mà người lao động và các nhà hoạch định chính sách, cơ quan BHXH và tổ chức Công đoàn đều rất quan tâm”, ông Quảng khẳng định.
Theo ông Lê Đình Quảng, tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng có tranh cãi về hiện tượng này và có ý kiến nghi ngại liệu tình trạng đó có thật không? “Tôi xin khẳng định đây là xu hướng có thật”, ông Lê Đình Quảng khẳng định.
Bằng chứng là qua phản ánh của các cấp công đoàn, qua số liệu nghiên cứu và khảo sát cụ thể của Viện Công nhân Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) và qua nắm bắt số liệu từ các Trung tâm Dịch vụ Việc làm – nơi giải quyết chính sách trợ cấp thất nghiệp cho người lao động cho thấy điều đó là hoàn toàn có thực. Cụ thể, tại Hà Nội, ghi nhận từ 10.000 hồ sơ thôi việc có trên 90% là lao động ở tuổi trên 35 tuổi. “Điều đó cho thấy đây là hiện tượng có thực trong quan hệ lao động hiện nay”, ông Quảng nhấn mạnh thêm.
Về nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, theo Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động Tổng LĐLĐ Việt Nam: Một phần do điều kiện lao động ở những doanh nghiệp đó chưa tốt. Thực tế đáng buồn này đang diễn ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp sử dụng rất nhiều lao động như dệt may, da giày, thủy sản…
Gần đây nhất, khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia đi khảo sát tại 1 doanh nghiệp thủy sản ở tỉnh Hậu Giang, trong 4 năm, trong số khoảng 15.000 lao động của doanh nghiệp này, Tổng Giám đốc doanh nghiệp này cho biết duy nhất chỉ có 1-2 người về hưu đúng độ tuổi, còn phần lớn lao động đến độ tuổi 35-40 không thể làm thêm được nữa vì sức khỏe không đảm đương được công việc. Do đó họ tự xin thôi việc.
Rời doanh nghiệp ở tuổi này, những người lao động đó đương nhiên rất khó có thể xin việc nơi khác ở khu vực có quan hệ lao động để tiếp tục tham gia BHXH vì tuổi đã cao. Và tất yếu, số lao động này chọn hưởng BHXH 1 lần, làm gia tăng số lao động nhận trợ cấp 1 lần trên thị trường lao động.
Đặc biệt, qua tìm hiểu từ phía người lao động hưởng trợ cấp BHXH 1 lần, có hiện tượng một số doanh nghiệp tìm mọi cách để vận động người lao động thôi việc vì lao động càng thâm niên thì doanh nghiệp càng phải trả lương cao, kéo theo tiền đóng BHXH cũng cao hơn, trong khi việc huy động số lao động ở độ tuổi này tăng ca, tăng kíp rất khó.
Ông Quảng cũng dẫn thêm lý do nữa đó là điều kiện sống của người lao động còn quá khó khăn. Thực tế qua khảo sát của Viện Công nhân và Công đoàn cho thấy hơn 52% người lao động phải làm thêm giờ mới có thể đủ trang trải cuộc sống, chỉ có khoảng 16% người lao động làm việc có tích lũy. Phần lớn người lao động khi ngừng làm việc đồng nghĩa với việc không đảm bảo cuộc sống. Cuộc sống quá khó khăn, do vậy, họ chọn cách hưởng trợ cấp 1 lần để có khoản tiền lo cho sinh hoạt trước mắt. Đây là sự lựa chọn người lao động cũng không mong muốn.
Một lý do nữa xuất phát từ ông Lê Đình Quảng lại cho rằng, hệ thống chính sách BHXH chưa thực sự hấp dẫn và linh hoạt nên chưa thu hút được người lao động muốn gắn bó với hệ thống BHXH khi quy định người lao động phải đóng BHXH ít nhất 20 năm mới được hưởng lương hưu, trong khi tuổi đời của người lao động khi nghỉ còn trẻ, họ không thể chờ đợi đóng thêm đến 20 năm để được hưởng BHXH vì quá lâu. Bên cạnh đó, quy định cho người lao động được hưởng chính sách BHXH 1 lần còn dễ dàng.
Quy định về chế độ tới đây sẽ chặt chẽ hơn
“Chúng tôi không mong muốn tình trạng người lao động nhận trợ cấp BHXH 1 lần, cho nên khi tham gia Đề án cải cách BHXH, Tổng LĐLĐ Việt Nam cũng đồng ý phải quy định chặt chẽ hơn chính sách hưởng BHXH 1 lần. Mặc dù chúng tôi biết nếu đề xuất theo hướng đó của đề án, về mặt quyền lợi của người lao động khi nhận trợ cấp BHXH 1 lần sẽ thiệt hơn nhưng khi xét về lâu dài mục tiêu của chính sách an sinh xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam vẫn đồng tình với hướng phải siết chặt quy định này”, ông Lê Đình Quảng nhấn mạnh thêm.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng khẳng định: Quan điểm của Đảng và Nhà nước khi xây dựng, thiết kế chính sách làm sao để đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội lâu dài cho người lao động. Khi thiết kế chính sách cụ thể, Nhà nước đều có sự khuyến khích để làm sao cho người lao động ở lại với Quỹ BHXH lâu dài, để được chăm lo quyền lợi an sinh xã hội đảm bảo, bền vững hơn.
“Tôi chưa nói đến việc có lợi hay không có lợi nhưng chắc chắn, nếu người lao động ở lại hệ thống BHXH lâu hơn, tham gia BHXH nhiều hơn, sẽ được hưởng quyền lợi tốt hơn. Hưởng BHXH 1 lần cũng là quyền lợi của người lao động, nhưng nếu ở lại với Quỹ BHXH càng lâu thì đương nhiên chế độ, quyền lợi cũng sẽ tốt hơn. Quyền quyết định thuộc về cá nhân người lao động, nhưng từ góc độ cơ quan làm chính sách, chúng tôi mong muốn người lao động sẽ tham gia lâu dài để được hưởng quyền lợi hưu trí lâu dài, đảm bảo”, ông Ánh khuyến nghị.
Được biết, trong Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH vừa được Hội nghị Trung ương 7, Khoá 12 thông qua, đã chủ trương xây dựng chính sách BHXH theo hướng chặt chẽ hơn trong quy định hưởng chế độ BHXH 1 lần. Chia sẻ thêm về 11 điểm mới được đề cập trong Nghị quyết, ông Đào Việt Ánh khẳng định, về tổng thể các chính sách đều hướng tới mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội lâu dài và bền vững cho người tham gia.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh nhấn mạnh, Chính phủ, các bộ, ngành và BHXH Việt Nam sẽ quán triệt, xây dựng chương trình hành động từng bước cụ thể hóa Nghị quyết 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH; từ việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, cho đến công tác tổ chức thực hiện theo định hướng của Nghị quyết 28-NQ/TW sẽ bảo đảm quyền lợi BHXH, an sinh xã hội cho người dân hiệu quả hơn.
Điều này được thể hiện rõ nhất với định hướng BHXH toàn dân, thời gian tới đây, các quy định cũng sẽ được xây dựng theo hướng mở, linh hoạt, hấp dẫn người dân tham gia BHXH nhiều hơn, bảo đảm để mọi người dân đều được bảo đảm an sinh ở mức tối thiểu trở lên.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37