Sẽ phải sửa nhiều điều của Bộ Luật Lao động và nghị định
Tăng cường cập nhật thông tin để tránh rủi ro | |
Những ngành hàng Việt Nam có lợi nhất trong Hiệp định CPTPP | |
Chuyên gia Singapore: Việt Nam cần cải cách để tận dụng cơ hội CPTPP |
Liên quan đến nội dung sửa đổi Bộ luật Lao động, Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội đánh giá, sau khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và tới đây nếu được các quốc gia thành viên thông qua, Hiệp định sẽ tác động đến Bộ luật này, cụ thể liên quan đến 43 Điều và 12 Nghị định của Chính phủ.
Theo đại diện Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hiệp định CPTPP sẽ tác động những nội dung chủ yếu về lao động, công đoàn. Trong đó các vấn đề cần sửa đổi gồm: Sửa đổi một số quy định tại Chương I, đổi tên Chương XIII và bổ sung ít nhất một điều mang tính nguyên tắc về quyền của người lao động được thành lập, tham gia, hoạt động của tổ chức đại diện; sửa đổi các quy định về đối thoại nơi làm việc tại Chương V để phù hợp với bối cảnh xuất hiện một chủ thể đại diện người lao động mới tại doanh nghiệp; sửa đổi các quy định về Thương lượng tập thể và Thỏa ước lao động tập thể để phù hợp với bối cảnh hiện nay; sửa đổi các quy định về Giải quyết tranh chấp lao động để điều chỉnh chủ thể mới trong cơ chế giải quyết tranh chấp lao động và đình công; sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức, xóa bỏ hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, không phân biệt đối xử trong lao động và nghề nghiệp; sửa đổi, bổ sung các quy định tại Chương quản lý nhà nước về lao động và Chương Thanh tra lao động để phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước về lao động trong thời gian tới.
Điều đáng nói, theo đại diện Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội, tại thời điểm Chính phủ trình hồ sơ đề nghị xây dựng Bộ luật Lao động (sửa đổi) thì Hiệp định CPTPP chưa được ký kết nên những chính sách mới về quan hệ lao động nêu trên mới chỉ được nêu sơ lược, khái quát trong Tờ trình và chưa được đánh giá tác động.
Do đó, vấn đề đặt ra thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan chuyên môn liên quan tiến hành nghiên cứu để bổ sung, hoàn thiện những tác động mà CPTPP mang lại để đưa ra những điều, khoản trong dự thảo Luật không chỉ phù hợp với thông lệ quốc tế, các quy định của CPTPP mà đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người lao động.
N.Doăng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà
Sự kiện 21/11/2024 14:14
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Sự kiện 20/11/2024 21:08
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
Sự kiện 20/11/2024 17:39
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029
Sự kiện 20/11/2024 17:28
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp
Sự kiện 20/11/2024 13:17