Ngành gỗ Việt Nam trước thách thức mới:

Tăng cường cập nhật thông tin để tránh rủi ro

Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lâm sản đã đạt được nhiều kết quả ấn tượng khi cán mốc 8 tỷ USD; trong đó, gỗ và sản phẩm từ gỗ đạt 7,7 tỷ USD, tăng 12,6% so với năm 2016. Được dự báo sẽ tiếp tục tăng cao nhờ CPTPP trong năm 2018, tuy nhiên, thách thức đối với ngành gỗ là không nhỏ bởi sự thay đổi từ các thị trường tiềm năng như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản…
tang cuong cap nhat thong tin de tranh rui ro Ngành gỗ Việt Nam thực trạng và xu hướng phát triển bền vững
tang cuong cap nhat thong tin de tranh rui ro Phát hiện gần 30 tấn hàng lậu

CPTPP cơ hội mới cho ngành gỗ Việt Nam

Tại Hội thảo: “Bức tranh xuất nhập khẩu ngành gỗ năm 2017: Thực trạng và xu hướng hội nhập bền vững”, đánh giá về sự phát triển của ngành gỗ Việt Nam trong năm qua, ông Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách tại Tổ chức Forest Trends cho hay, với kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm năm 2017 đạt gần 7,7 tỷ USD, trong tổng số 8 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu toàn ngành lâm sản, trong đó, 4 thị trường chính là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ.

tang cuong cap nhat thong tin de tranh rui ro
Nhằm giảm thiểu rủi ro với ngành gỗ Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải chủ động vươn lên, học hỏi và hội nhập.

Cụ thể, nguồn thu từ 4 thị trường trên trong năm 2017 chiếm 76% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ tất cả các thị trường. Riêng kim ngạch từ thị trường Mỹ chiếm 40,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành, góp phần quan trọng trong việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu của ngành lâm sản năm 2017. Đây được coi là một thành tích rất ấn tượng, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đối mặt với một số biến động, xu thế đi ngược lại với toàn cầu hóa, hạn chế sự hội nhập, bảo hộ sản xuất trong nước tại một số thị trường nhập khẩu.

Năm 2018, ngành gỗ Việt Nam tiếp tục được dự báo sẽ tăng trưởng cao nhờ lực đẩy từ năm 2017, đặc biệt, thuận lợi lớn nhất đối với nhóm ngành này đó chính là việc Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đánh giá về những thuận lợi của ngành gỗ khi CPTPP chính thức có hiệu lực, ông Nguyễn Tô Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho hay, ngành gỗ sẽ được hưởng lợi thế lớn khi thuế quan giảm xuống 0%.

“Từ thời điểm chuẩn bị hình thành Hiệp định TPP trước đây, Việt Nam đã có quan hệ hợp tác thương mại gỗ với nhiều quốc gia mạnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Tham gia vào CPTPP còn có một số quốc gia có ngành công nghiệp gỗ mạnh khác như Canada, với sản lượng một năm lên tới 600 triệu m3 gỗ. Vì vậy, chúng tôi nhận thấy cơ hội đối với ngành gỗ là rất lớn”, ông Quyền cho biết.

Cũng theo ông Quyền, lợi thế đầu tiên phải kể đến đó là thị trường xuất khẩu sẽ được mở rộng hơn, CPTPP cũng giúp các doanh nghiệp Việt thuận lợi trong việc mua sắm máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại từ các nước tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc…với giá thành rẻ hơn trước khi thuế giảm về mức 0%.

Ngoài ra, các thành viên trong CPTPP đều là những nước có nền kinh tế phát triển và rất mạnh, đặc biệt trong vấn đề quản lý và phát triển rừng. Vì vậy, chúng ta sẽ có nhiều hơn những cơ hội học hỏi, quản lý và kinh doanh một cách bài bản, hiệu quả nhất.

Đề cập đến thuận lợi của ngành gỗ Việt Nam trong thời gian tới, đặc biệt là khi tham gia vào CPTPP, ông Võ Đình Tuyên, Vụ Kinh tế ngành - Văn phòng Chính phủ cũng cho rằng, Hiệp định CPTPP sẽ tạo cơ hội lớn với ngành chế biến xuất khẩu lâm sản Việt Nam.

Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội này, thì cần phải triển khai thực hiện nhanh chóng Hiệp định đối tác tự nguyện về chương trình hành động thực thi Luật Lâm nghiệp, Quản trị rừng và Thương mại (VPA/FLEGT). Do đó, các Bộ phải nhanh chóng phổ biến hiệp định này đến doanh nghiệp với các tiêu chí rõ ràng.

Tiềm ẩn nhiều rủi ro…

Mặc dù ngành chế biến xuất khẩu gỗ của Việt Nam vẫn đang tăng trưởng mạnh cả về chất và lượng, đặc biệt là cơ hội lớn từ CPTPP đang hiện hữu trước mắt. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, thời gian tới ngành gỗ sẽ phải đối diện với rất nhiều khó khăn thử thách. Trong đó, khó khăn nhất phải kể đến đó chính là sự thay đổi chính sách từ các thị trường truyền thống và có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam là: Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Ông Tô Xuân Phúc Tổ chức Forest Trends cho rằng, hiện Mỹ là thị trường tiêu thụ khoảng 20% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu của cả Việt Nam. Thặng dư trong cán cân thương mại giữa Mỹ và Việt Nam khoảng 32 tỷ USD mỗi năm, nghiêng về phía Việt Nam, đã đẩy Việt Nam vào danh sách 6 quốc gia có mức thâm hụt lớn nhất đối với Mỹ. Chính vì điều này, Việt Nam đã trở thành quốc gia được Mỹ quan tâm lớn, đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu như hàng điện tử, may mặc, giầy dép và đồ gỗ.

Tuy nhiên, những ngày qua, thương mại toàn cầu đã phải chứng kiến những biến động lớn khi Tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ đánh thuế tới 60 tỷ USD vào các mặt hàng có nguồn gốc từ thị trường Trung Quốc. Mặc dù vẫn chưa biết chính xác sản phẩm nào nằm trong diện bị đánh thuế.

Thế nhưng, nếu sản phẩm bị đánh thuế là gỗ, rất có thể sẽ có một làn sóng đầu tư từ Trung Quốc “đổ bộ” sang Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng đột biến và rất có thể ngành gỗ Việt Nam sẽ bị Mỹ “soi mói”, khi đó, sẽ rất khó cho các doanh nghiệp gỗ Việt Nam vào thị trường Mỹ.

Trong khi đó, với 3 thị trường truyền thống còn lại là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện các quốc gia này đang cân nhắc, thậm chí đã ban hành các Đạo luật Gỗ sạch, điều này đồng nghĩa với việc họ sẽ áp dụng các biện pháp nhằm thắt chặt kiểm soát nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào thị trường. Khi đó, nguy cơ tác động đến các hoạt động xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam vào các thị trường nói trên là không nhỏ.

“Điều này đòi hỏi ngành gỗ và các cơ quan quản lý của Việt Nam cần có những bước chuẩn bị thích hợp, nhằm giảm thiểu những thay đổi trong xuất khẩu vào thị trường Mỹ, cũng như 3 thị trường tiềm năng còn lại. Ngoài ra, các cơ quan chức năng và các hiệp hội cần cung cấp các thông tin cơ bản về cơ chế chính sách liên quan đến khai thác, chế biến, thương mại, đặc điểm các loại gỗ được phép và không được phép khai thác, sử dụng và thương mại hóa tại quốc gia nhập khẩu, qua đó doanh nghiệp có thể chủ động ứng phó khi rủi ro xảy ra”, ông Phúc nói.

Bên cạnh những rủi ro liên quan đến việc thay đổi chính sách tại các thị trường truyền thống, một vấn đề thách thức nữa được các chuyên gia nhận định sẽ gây khó khăn cho ngành gỗ Việt Nam đó chính là việc xây dựng thương hiệu và sở hữu trí tuệ. “Hiện ngành gỗ trong nước chủ yếu sản xuất theo thiết kế đặt hàng từ nước ngoài, vì vậy họ sẽ bảo vệ bản quyền của họ.

Do đó, mình phải tự bảo vệ sản phẩm của mình làm ra bằng việc xây dựng thương hiệu và muốn có thương hiệu thì phải có sở hữu trí tuệ. Đã đến lúc ngành gỗ cần bắt tay ngay vào việc xây dựng thương hiệu, thực hiện sở hữu trí tuệ… Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng phải chủ động, tự vươn lên, học hỏi để hội nhập. Đặc biệt, cần sớm xây dựng Hiệp hội trồng rừng, qua đó, đảm bảo nguồn cung cấp gỗ ổn định, bền vững”, ông Nguyễn Tô Quyền cho hay.

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11/2024, giá dầu thế giới giảm sau khi dự trữ dầu thô và xăng của Hoa Kỳ tăng cao hơn dự kiến ​​vào tuần trước, nhưng mức giảm bị hạn chế... Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 68,95 USD/thùng, giảm 0,63%, giá dầu Brent ở mốc 73,1 USD/thùng, giảm 0,29%
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (20/11) giá dầu thế giới tiếp đà tăng khi việc khởi động lại mỏ Sverdrup phản ánh những lo ngại của giới đầu tư. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,61 USD/thùng, tăng 0,65%; giá dầu Brent ở mốc 73,45 USD/thùng, tăng 0,22%.
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD

(LĐTĐ) Rạng sáng nay 20/11, tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước niêm yết giữ 24.293 đồng/USD. Cùng thời điểm, các ngân hàng thương mại chủ yếu chỉ thay đổi giá mua và vẫn giữ giá bán ở 25.507 đồng. Chỉ số USD Index (DXY) đạt 106,37 điểm.
Xem thêm
Phiên bản di động