Những ngành hàng Việt Nam có lợi nhất trong Hiệp định CPTPP
Chuyên gia Singapore: Việt Nam cần cải cách để tận dụng cơ hội CPTPP | |
Hiệp định CPTPP: Cơ hội nào cho kinh tế Việt Nam? |
CPTPP có khả năng sẽ kéo theo tăng FDI
Theo Ngân hàng Thế giới, hiện CPTPP vẫn là một hiệp định đáng cân nhắc, mặc dù việc không còn sự tham gia của Mỹ khiến lợi ích có thể thu được sẽ giảm nhiều. CPTPP có khả năng sẽ kéo theo tăng FDI và tiếp tục mở rộng các ngành dịch vụ.
Đối với nền kinh tế Việt Nam, theo Ngân hàng Thế giới, lợi ích thu được sẽ tập trung chủ yếu vào ngành may mặc, ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá (trong đó, ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá sẽ có sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong CPTPP).
Theo dự tính của Ngân hàng Thế giới, CPTPP sẽ ít hấp dẫn hơn Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương ban đầu (TPP-12), đồng thời đem lại ít khả năng tăng sản lượng và xuất khẩu hơn. Tuy nhiên, hiệp định này sẽ dẫn tới mức độ đa dạng hóa xuất khẩu lớn hơn nếu tính trên thị trường xuất khẩu.
“Mặc dù tất cả các nhóm thu nhập theo dự kiến đều được hưởng lợi từ CPTPP, những lao động có kỹ năng cao trong tốp 60% thu nhập cao nhất sẽ được hưởng lợi nhiều hơn. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc đầu tư vào phát triển nguồn vốn con người để tận dụng đầy đủ những lợi ích từ hiệp định”, báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho hay.
Cũng theo Ngân hàng Thế giới, ngoài các vấn đề “thương mại” trong Hiệp định, CPTPP có thể khuyến khích và thúc đẩy cải cách trong nước ở nhiều lĩnh vực như cạnh tranh, dịch vụ (bao gồm dịch vụ tài chính, viễn thông, gia nhập tạm thời của các nhà cung cấp dịch vụ), hải quan, thương mại điện tử, môi trường, mua sắm chính phủ, sở hữu trí tuệ, đầu tư, tiêu chuẩn lao động, các vấn đề pháp lý, tiếp cận thị trường cho hàng hoá, quy tắc xuất xứ, các biện pháp phi thuế quan (bao gồm các biện pháp SPS và TBT), các biện pháp khắc phục thương mại ... CPTPP sẽ góp phần thúc đẩy sự minh bạch và hỗ trợ việc hình thành các thể chế hiện đại ở Việt Nam.
CPTPP còn tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu
Cũng theo đánh giá tác động của Ngân hàng Thế giới, trong dài hạn, lợi ích Việt Nam đạt được không chỉ là tăng xuất khẩu mà còn bao gồm tăng hàm lượng công nghệ của hàng xuất khẩu. Đầu tư tăng nhờ các lợi ích tiềm năng của CPTPP có thể làm cho xuất khẩu ít phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu hơn, thay vào đó sẽ dựa nhiều hơn vào chuỗi cung ứng trong nước để khắc phục các hạn chế của quy tắc xuất xứ.
Phản ứng này sẽ giúp thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa có giá trị gia tăng, khuyến khích các công ty tư nhân trong nước hội nhập tích cực hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và do đó thúc đẩy phát triển khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNNVV).
Dự kiến sẽ có sự chuyển hướng dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh hơn sang các ngành công nghiệp thượng nguồn của các ngành được hưởng lợi nhiều như dệt, may mặc và da để tận dụng CPTPP.
Tuy nhiên, theo Ngân hàng Thế giới, việc FDI tăng lên trong các ngành công nghiệp thượng nguồn không phải là không đi kèm chi phí, do vậy Việt Nam cần đưa ra những chính sách khôn ngoan để lựa chọn công nghệ tiên tiến và dòng vốn FDI thân thiện với môi trường để tối ưu hóa tác động của hiệp định này.
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh nghiệm sau khi gia nhập WTO cho thấy, Việt Nam không thể tận dụng ngay lập tức lợi ích của việc gia nhập WTO để thu hút và tiếp nhận dòng vốn FDI lớn do thiếu năng lực để tạo điều kiện cho các công ty có liên kết toàn cầu tham gia chuỗi giá trị cao do chi phí hậu cần cao và cơ sở hạ tầng đường xá, điện, cảng biển, dịch vụ hậu cần.. còn yếu kém.
Những thách thức này cho thấy sự cần thiết phải cải thiện khả năng kết nối để hội nhập vào chuỗi giá trị toàn cầu (GVCs) và giữ chi phí thương mại ở mức thấp. Các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài trong nước tham gia vào các GVC cần phải có khả năng di chuyển hàng hoá qua biên giới một cách hiệu quả và đáng tin cậy. Điều này đòi hỏi cần có cả cơ sở vật chất và thể chế tốt.
Các kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, phần lớn các chi phí tuân thủ cao đều liên quan đến các hàng rào phi thuế quan. Mặc dù đã có những tiến bộ gần đây trong cải cách Hải quan và việc thực hiện Cơ chế Một cửa Quốc gia và ASEAN, nhưng chi phí tuân thủ về thời gian và tiền bạc để thông quan hàng hoá trước và tại biên giới ở Việt Nam vẫn cao. Việc giải quyết vấn đề nút cổ chai quan trọng này sẽ giúp thực hiện các cam kết không chỉ trong khuôn khổ CPTPP mà cả trong Hiệp định Thuận lợi hoá Thương mại của WTO.
Theo Yến Nhi/ vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05