Sẽ đào tạo cho sinh viên kỹ năng tự tạo việc làm

Trước những bức xúc của các đại biểu Quốc hội về việc hàng trăm ngàn sinh viên ra trường mỗi năm không có việc làm, gây tốn nguồn lực của xã hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo Phạm Vũ Luận cho biết thời gian tới sẽ tập trung đào tạo kỹ năng tự tạo việc làm cho sinh viên.
2.000 cơ hội việc làm hấp dẫn cùng Tập đoàn FLC tại Bình Định
Quản trị nhân sự: Khoảng trống trong doanh nghiệp
2.000 lượt sinh viên Đà Nẵng tham gia Ngày hội việc làm
"Hạn chế lớn nhất của tuổi trẻ là thiếu tham vọng"
Hiếm việc làm, dân thường đổ xô thi công chức

Tại phiên chất vấn, đại biểu (ĐB) Nguyễn Văn Minh (TP HCM) cho hay, những năm gần đây, có hàng trăm ngàn sinh viên ra trường không có việc làm. Nhiều ý kiến cho rằng, do nền giáo dục nước nhà quá đặt nặng và kiểm soát đầu vào nhưng lại buông lỏng khâu giám sát chất lượng và đầu ra của sinh viên, khiến cho năng lực sinh viên sau khi tốt nghiệp không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng. Ông Minh đề nghị Bộ trưởng nói rõ nguyên nhân, trách nhiệm cũng như các biện pháp để giải quyết thực trạng trên.

Sẽ đào tạo cho sinh viên kỹ năng tự tạo việc làm
Bộ trưởng Phạm Vũ Luận

Đồng tình với quan điểm trên, đại biểu Đoàn Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) cũng đề nghị Bộ trưởng cho biết hướng giải quyết sắp tới của ngành giáo dục để gắn việc đào tạo với nhu cầu thị trường.

Đại biểu Huỳnh Minh Thiện (TPHCM) thì cho hay, năm vừa rồi có tới 100.000 sinh viên ra trường thất nghiệp. Điều này là do các trường chỉ quan tâm tới việc có bao nhiều sinh viên tốt nghiệp và coi đây như là một thành tích của các trường đại học. Song, các trường lại coi nhẹ việc hướng nghiệp cho các sinh viên sau ra trường.

“Đề nghị Bộ trưởng cho biết các trường đại học có thực hiện việc hướng nghiệp cho sinh viên? Nếu có thì kết quả ra sao và hướng giải quyết trong thời gian tới?” đại biểu Thiện nêu câu hỏi.

Nhìn xa hơn, đại biểu Nguyễn Ngọc Hòa (TPHCM) lo ngại, với cách đào tạo như hiện nay thì khi Cộng đồng Kinh tế chung Asean (AEC) hình thành, việc lưu chuyển lao động được tự do, thì sẽ xảy ra tình trạng nước ta chỉ xuất khẩu lao động giản đơn nhưng phải nhập khẩu lao động quản lý, tay nghề cao. “Trước tình hình đó, ngành giáo dục có giải pháp gì?” ông Hòa chất vấn.

Trả lời thắc mắc của các đại biểu, người đứng đầu ngành giáo dục cho hay, có hai lý do khiến hàng năm có hàng trăm ngàn sinh viên ra trường thất nghiệp. Thứ nhất là do chất lượng giáo dục chưa đảm bảo. Trong quá trình đào tạo, chỉ chú trọng tới trang bị kiến thức mà chưa chú ý tới rèn luyện để hình thành các kỹ năng và phẩm chất.

“Trong đó, cái thiếu rõ nhất là kỹ năng tạo việc làm. Sinh viên vẫn có tâm lý sau khi tốt nghiệp thì xin việc. Cần phải trang bị cho sinh viên kỹ năng tạo việc làm và tạo công việc khác cho người khác,” Bộ trưởng Luận nói và cho hay, trong quá trình đổi mới giáo dục, Bộ sẽ đặc biệt chú trọng tới kỹ năng này.

Bên cạnh nguyên nhân về chất lượng được Bộ trưởng Luận trình bày khá sơ sài, người đứng đầu ngành còn cho hay có một loạt những nguyên nhân khách quan khác như kinh tế có tốc độ tăng trưởng giảm, số lượng doanh nghiệp dừng hoạt động tăng thì khối lượng việc làm mới ít; Nhà nước đang triển khai việc giảm biên chế, số việc làm hạn chế…

Đổi mới sách giáo khoa: một chương trình, nhiều bộ sách

Một vấn đề khác cũng được nhiều đại biểu chất vấn liên quan tới các biện pháp tổ chức triển khai hiệu quả Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

ĐB Huỳnh Văn Tĩnh (Tiền Giang) đánh giá năm 2015, điểm nhấn của ngành giáo dục là đổi mới sách giáo khoa. Tuy nhiên, ĐB Tĩnh băn khoăn về tiến trình chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị, giáo viên để phục vụ triển khai đổi mới chương trình sách giáo khoa.

ĐB Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho hay, chương trình sách giáo khoa đã hoàn thành và sẽ công bố vào tháng 7 này, nhưng đề án cơ sở vật chất và đào tạo giáo viên chưa thấy Bộ nói rõ.

"Đề nghị Bộ cho biết hai đề án này đang được thực hiện đến đâu, nguồn kinh phí và lộ trình thực hiện cụ thể như thế nào,” ĐB Thạch nói.

Theo ông Phạm Vũ Luận cho hay các nội dung chương trình, sách giáo khoa, cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý đều rất quan trọng, cần thiết và phải triển khai đồng bộ. Tuy nhiên, kinh nghiệm cho thấy, con người là yếu tố quan trọng, thầy cô giáo là yếu tố quyết định nên phải chú trọng đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ giáo viên.

Về cơ sở vật chất, Bộ Giáo dục đang triển khai theo nguyên tắc tận dụng trang thiết bị hiện có, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, kỹ thuật số để tiết kiệm nguồn chi đầu tư bổ sung, phù hợp với xu thế phát triển của các nước có nền giáo dục phát triển.

Về đề án phát triển đội ngũ giáo viên, người đứng đầu ngành cho hay, Bộ đang đào tạo lại, đáp ứng chuẩn chương trình mới. Song, Bộ trưởng Luận cũng cho hay, việc này không thể làm nhanh mà phải làm song song với việc biên soạn sách giáo khoa với mục đích kiểm kê cái gì yếu và thiếu để bổ sung.

Cũng liên quan tới đổi mới sách giáo khoa, ĐB Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) băn khoăn về việc sách giáo khoa sắp tới chỉ thử nghiệm những nội dung mới, lại cho chính tác giả tự thử nghiệm. “Liệu kết quả có đảm bảo tính khách quan không? Làm sao cử tri yên tâm vào chất lượng sách giáo khoa mới?”

Bộ trưởng Luận giải thích, trước đây chỉ có một bộ sách giáo khoa nhưng việc sửa đổi sẽ theo hướng chỉ có một chương trình, còn sách giáo khoa sẽ có nhiều bộ khác nhau. Bộ Giáo dục sẽ biên soạn một bộ và khuyến khích các tổ chức cá nhân khác cùng tham gia.

Việc biên soạn thực hiện đúng chỉ đạo của Trung ương và Quốc hội, không phải bỏ toàn bộ nội dung cũ mà kế thừa tinh hoa của bộ sách cũ và bổ sung nội dung thiếu, loại bỏ những nội dung quá tải. “Đối với nội dung mới bổ sung vào thì cần có quá trình thực nghiệm. Quá trình này giao cho các tác giả triển khai vì họ viết, sẽ nắm được ý đồ của mình. Sẽ có các nhà khoa học gồm những người có uy tín tham gia vào hội đồng đánh giá," Bộ trưởng Luận phân trần.

TBKTSG Online

Nên xem

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 19 năm ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa đặc sắc từ ngày 15/11 đến 15/12/2024.

Tin khác

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Hóa chất độc hại (nếu có) ngấm vào thực phẩm; thuốc lá điện tử, nung nóng (thuốc lá thế hệ mới), bia, rượu, đồ uống có đường là những chất không những gây hại cho sức khỏe, kéo giảm năng suất lao động mà còn ảnh hưởng sức khỏe giống nòi trong tương lai. Cấm và dùng công cụ thuế để hạn chế việc lưu hành, sử dụng các sản phẩm trên cũng là góp phần bảo vệ sức khỏe nhân dân từ sớm, từ xa…
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 21/11, đoàn công tác của Ban Dân vận Trung ương do đồng chí Mai Văn Chính - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương làm trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam.
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát

(LĐTĐ) Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, triển khai thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/112024 của Thủ tướng Chính phủ, về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, dừng thi công, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng nhằm chống lãng phí, thất thoát.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả

(LĐTĐ) Chiều nay (21/11), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự và phát biểu tại Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc năm 2024, diễn ra tại Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC Hòa Lạc, Hà Nội).
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao

(LĐTĐ) Từ năm 2019 đến tháng 10/2024, tỉnh Hưng Yên thu hút được 222 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 2.394 triệu USD. Trong đó, đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn liệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án (gồm 1.728 dự án trong nước, 592 dự án nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD).
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Xem thêm
Phiên bản di động