Quản trị nhân sự: Khoảng trống trong doanh nghiệp
![]() | Làm cao… chẳng được đánh giá cao! |
![]() | Ồ ạt tuyển nhân sự BĐS: Chiêu trò của giới kinh doanh? |
Lỗ hổng của cán bộ nhân sự
Theo đánh giá của một lãnh đạo VCCI, cái thiếu, điểm yếu của cán bộ nhân sự hiện nay là có đến 96% doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ nhưng chỉ 6% giám đốc doanh nghiệp được đào tạo bài bản. Phần đông còn lại thiếu kỹ năng quản lý, kỹ năng quản trị nhân sự. Đây chính là lỗ hổng mà các doanh nghiệp hầu như chưa quan tâm đúng mức.
Nguyên nhân của thực trạng này là do cán bộ nhân sự của doanh nghiệp phần lớn là được ông chủ giao việc do "thấy có khả năng", sau đó gửi đi học các lớp tập huấn. Theo Phó chủ tịch Tổng liên đoàn lao động VN Mai Đức Chính, thực tế hiện đa số cán bộ nhân sự của các doanh nghiệp chưa qua trường lớp đào tạo bài bản nên nhiều cán bộ đã không tham mưu cho chủ doanh nghiệp các chính sách về lao động, không xây dựng được mối quan hệ lao động tốt giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Ông Chính dẫn chứng: "Tại một doanh nghiệp TP HCM đã từng xảy ra việc công nhân đình công chỉ vì cán bộ nhân sự đã không giúp ông chủ giải thích được rằng lương làm thêm vào ngày lễ và chủ nhật cao hơn lương làm thêm ngày thường".
![]() |
Quản trị nhân sự rất quan trọng trong các doanh nghiệp |
Song theo bà Vũ Mai Thu - Hiệp hội giám đốc nhân sự, những cái khó, cái hổng của người làm quản trị nhân sự thì nhiều nhưng có lẽ cái khó nhất khi người cán bộ nhân sự kiêm vai trò của công đoàn - đây có lẽ cũng là nét đặt trưng của những nhà quản trị nhân sự VN - là hài hòa lợi ích giữa chủ sử dụng lao động vào người lao động trong khi họ ăn lương của giới chủ.
Tiến sĩ Tery J Traaen, chuyên gia có nhiều năm trong lĩnh vực quản trị nhân sự của Hoa Kỳ nhìn nhận: Từ những năm 80 về trước của thế kỷ XX, quản trị nhân sự chỉ có chức năng ghi sổ và trả lương, họ bị coi là những tên lính gác của thủ tục và chính sách hành chính. Họ có rất ít quyền thực tế và hầu như chưa bao giờ được tham khảo ý kiến chuyên môn về bất kỳ việc gì. Nhà quản trị nhân sự không có chân trong ban giám đốc của bất kỳ tổ chức nào, họ bị coi là người gây trở ngại khiến hoạt động trở lên khó khăn hơn. Nhưng giờ đây, khi quản trị vốn con người và quản trị tài năng con người là nhân tố then chốt dẫn đến thành công của mọi tổ chức thì vị trí và vai trò của người quản trị nhân sự mới có sự thay đổi.
Cán bộ nhân sự, cần tiêu chuẩn gì?
Công việc của cán bộ quản trị nhân sự là hoạch định chiến lược nhân sự của doanh nghiệp, đại diện cho chủ doanh nghiệp đứng ra tuyển dụng, đào tạo, đánh giá lao động; thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng, phúc lợi; thực hiện các giao tế nhân sự như tham gia thương nghị tập thể, giải quyết trach chấp lao động; động viên nhân viên. Do đó, ông Vũ Mạnh Cường - Chuyên gia về quan hệ lao động, Bộ LĐTBXH cho rằng, giám đốc nhân sự phải có kiến thức kinh tế, luật pháp, xã hội và khó nhất là phải có khả năng quản trị con người. Họ phải tham mưu với chủ sử dụng để thiết lập được mối quan hệ lao động bền vững, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa chủ và thợ. Bởi tài chính, thiết bị, doanh nghiệp hoàn toàn có thể mua, vay được, nhưng quan hệ lao động thì không thể, mà chỉ có thể xây dựng bằng năng lực quản trị nhân sự.
Đồng tình với quan điểm này, ông Mai Đức Chính nhấn mạnh: Giám đốc nhân sự phải có tâm và có tầm. Tâm là thấy được lợi ích và khó khăn của cả chủ và thợ, từ đó đề xuất giải pháp để đảm bảo lợi ích của hai bên. Tầm là phải có trình độ pháp luật, xã hội, nắm được hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và đặc biệt là bản lĩnh kiên trì thuyết phục.
Còn theo TS Tery J. Traaen, cán bộ nhân sự là nhà thương thuyết chính thức về lao động, nhà trung gian hòa giải không chính thức về quan hệ lao động, nhà tư tưởng và chiến lược sắc sảo, nhà lập kế hoạch và phân tích nhân lực, nhà tư vấn của mọi cấp tổ chức. Làm tốt các vai trò đó, cán bộ nhân sự sẽ chèo lái con thuyền tổ chức tới thành công.
K.Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 6/4: Nhiều mây, có mưa nhỏ rải rác

Thúc đẩy thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng

Hiệu quả từ chương trình vốn vay phát triển kinh tế gia đình

LĐLĐ quận Long Biên: Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển Công đoàn cơ sở

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT

Quyền lợi khi đi khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến

Chủ động, bình tĩnh để giải quyết các vấn đề thuế và thương mại
Tin khác

Tuyển lao động sang Hàn Quốc làm việc trong ngành công nghiệp gốc
Việc làm 05/04/2025 18:24

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025
Việc làm 02/04/2025 21:59

Đi làm việc theo chương trình EPS: Chỉ tiêu giảm, người đăng ký đông
Việc làm 02/04/2025 09:18

Cơ hội làm việc trong ngành hộ lý tại Nhật Bản cho lao động Việt Nam
Việc làm 28/03/2025 14:12

Quý 1/2025: Hơn 37.000 người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 26/03/2025 16:40

Cuộc đua AI: Cần chính sách phát triển nguồn nhân lực
Việc làm 26/03/2025 16:19

Ngành Bất động sản và xây dựng: Tuyển dụng bùng nổ nhờ tín hiệu phục hồi
Việc làm 25/03/2025 09:46

Hà Nội: Hơn 33.000 lao động được giải quyết việc làm
Việc làm 25/03/2025 06:37

Phiên giao dịch việc làm quận Hà Đông 2025: Cầu nối doanh nghiệp và người lao động
Việc làm 24/03/2025 16:13

Kết nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng nghìn sinh viên
Việc làm 23/03/2025 20:38