Giữ mạch nguồn hiếu học xứ Đoài
Trang sử mới, sức sống mới trên miền trầm tích lịch sử, văn hóa xứ Đoài Làng khoa bảng ở Thủ đô |
Vùng đất khoa bảng
Trong cuốn sách “Các làng khoa bảng Thăng Long Hà Nội”, qua sự tìm tòi, khảo cứu, các tác giả Bùi Xuân Đính và Nguyễn Viết Chức (đồng chủ biên) đã đúc rút rằng, xuyên suốt gần 10 thế kỷ, các triều đại phong kiến Việt Nam hết sức coi trọng việc giáo dục, khoa cử và lấy đó làm cơ sở chủ yếu để chọn nhân tài.
Văn Miếu Sơn Tây là một trong những biểu tượng cho sự trân trọng công tác giáo dục, coi trọng đào tạo hiền tài. Ảnh: Đinh Luyện |
Thăng Long - Hà Nội là trung tâm thi cử của cả nước, là nơi nuôi dưỡng, trau dồi tài năng của biết bao bậc hiền triết. Chẳng thế mà, trong số hàng chục làng khoa bảng nổi danh trên cả nước thì Thăng Long đã góp mặt với những cái tên như Đông Ngạc, Tả Thanh Oai, Hạ Yên Quyết, Nguyệt Áng, Phú Thị...
Trong hệ thống thờ tự các bậc tiên hiền, trung tâm nhất vẫn là Văn Miếu. Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, Tứ phối (Tăng Tử, Mạnh Tử, Nhan Tử, Tử Tư), Thập triết, Thất thập nhị hiền và các Tiên Nho người Việt ở cấp Trung ương và cấp tỉnh, trấn. Ở những nơi thờ tự trung tâm, ngoài Văn Miếu - Quốc Tử Giám đặt ở kinh kỳ thì còn có một Văn Miếu khác nằm ở xứ Đoài.
Nhắc chuyện này, ông Trần Anh Tuấn - Bí thư Thị ủy Sơn Tây cho biết, Sơn Tây xưa còn có tên nôm là Kẻ Mía. Qua thời gian, Sơn Tây vẫn lưu giữ và bảo tồn được 244 di tích lịch sử, trong đó nhiều di tích nổi tiếng được xếp hạng cấp quốc gia, trong đó có một di tích biểu trưng cho sự học, cho truyền thống khoa bảng, đó là Văn Miếu Sơn Tây.
Theo ông Trần Anh Tuấn, cả nước hiện chỉ có 11 Văn Miếu nhưng riêng Hà Nội có tận 2 Văn Miếu. Đây là điều rất quý, cho thấy sự trân trọng đạo học của cha ông. Văn Miếu Sơn Tây hiện còn lưu giữ hơn 200 văn bia tiến sĩ và các bậc hiền triết của không chỉ riêng xứ Đoài mà còn ở nhiều vùng khác như Phú Thọ, Tuyên Quang, Thái Nguyên...
Đặc biệt, thời gian qua, di tích Văn Miếu Sơn Tây đang là điểm đến tham quan tìm hiểu của nhiều du khách, các em học sinh các cấp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh thành khác. Văn Miếu cũng được thành phố, thị xã chọn là địa điểm để tổ chức nhiều hoạt động, sự kiện quan trọng như: Lễ Dâng hương, phát động Tết trồng cây, Khai bút đầu xuân, các hoạt động khuyến học, khuyến tài…
Mạch nguồn chảy mãi
Trong một dịp trò chuyện về công tác giáo dục, vun bồi giá trị người Hà Nội thanh lịch, văn minh, Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức (nguyên Phó Chủ nhiệm Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội) nhấn mạnh: Văn hóa là con người, phát triển văn hóa là phát triển con người, phát triển con người là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Và con người phát triển phải bao gồm những yếu tố “Đức - Trí - Thể - Mỹ”.
Có đi tìm hiểu và chiêm nghiệm mới thấy, những điều Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức chia sẻ là hết sức đúng đắn, đặc biệt càng quan trọng trong bối cảnh Thủ đô và đất nước hội nhập sâu rộng như hiện nay. Ở trên góc độ giáo dục, giá trị mà các làng khoa bảng để lại là hết sức giá trị. Bởi tri thức và tinh thần học tập ở mỗi vùng quê, mỗi dòng họ đóng vai trò quan trọng để hình thành nên yếu tố “Đức - Trí - Thể - Mỹ”. Nói cách khác, những làng khoa bảng có thể ví như những mạch nguồn âm thầm chảy, để rồi tất thảy những giá trị đó hòa thành một dòng chảy lớn, làm nên những vùng đất danh hương, là tiền đề gây dựng một xã hội học tập.
Tục khai bút tại Văn Miếu Sơn Tây dịp đầu Xuân là một trong những biểu tượng đẹp của tinh thần hiếu học. Ảnh: Đinh Luyện |
Trở lại với câu chuyện về các nhà khoa bảng của Thị xã Sơn Tây, tại Hội thảo về các nhà khoa bảng Sơn Tây và Văn Miếu Sơn Tây được tổ chức cách đây ít lâu, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Bùi Xuân Đính (Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội) cho biết, thị xã Sơn Tây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và hiếu học. Trong 68 vị đại khoa, chỉ có 1 người thuộc hàng “Tam khôi” là Thám hoa Giang Văn Minh (xã Đường Lâm), số còn lại chủ yếu là các đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân và hoàng giáp. Các tiến sĩ người Sơn Tây đã đảm nhận các chức vị khác nhau trong bộ máy hành chính các cấp, trong đó có 4 người làm tể tướng và phó tể tướng, 12 người làm thượng thư… Điều này cho thấy, Sơn Tây vốn là vùng đất văn vật, có truyền thống khoa bảng và truyền thống hiếu học. Nơi đây đã sản sinh ra nhiều danh sĩ hiền tài, nhiều người đỗ đạt cao trong các kỳ thi.
Phó Bí thư Thường trực Thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã Sơn Tây Nguyễn Quang Hán cho biết: Di tích Văn Miếu Sơn Tây được triều đình nhà Nguyễn cho xây dựng để thờ Đức Thánh Khổng Tử cùng các vị hiền triết và hàng trăm danh nhân khoa bảng vùng xứ Đoài xưa từng đỗ đạt những danh hiệu cao quý. Văn Miếu Sơn Tây được khánh thành đời vua Thành Thái 1892, thuộc địa phận thôn Văn Miếu, xã Đường Lâm ngày nay. Năm 2007, Văn Miếu Sơn Tây được Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tây trước đây ra quyết định xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa. Giai đoạn 2008 - 2018, Nhà nước đã đầu tư, tôn tạo lại các hạng mục trong khu di tích Văn Miếu Sơn Tây theo những vị trí và kiến trúc vốn có của di tích…
Phó Trưởng phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây Nguyễn Trọng An chia sẻ, tại Văn Miếu Sơn Tây, vào dịp đầu xuân, thị xã luôn duy trì tục khai bút. Đây là nét đẹp văn hóa mang ý nghĩa linh thiêng, là biểu tượng cho tinh thần hiếu học. Những nét bút đầu tiên của năm mới cũng là sự tượng trưng cho khởi đầu một sự nghiệp, sự học, sự viết trong năm mới, và hơn hết là để nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, giáo dục lòng yêu nước, đạo làm người, khơi dậy niềm đam mê học tập, tìm tòi, sáng tạo.
Theo ông Nguyễn Trọng An, thời gian tới, thị xã Sơn Tây sẽ tiếp tục khai thác, phát huy giá trị di tích Văn Miếu như: Tổ chức các hoạt động khoa học, văn hoá, các sự kiện ý nghĩa, ứng dụng công nghệ 3D, Mapping, thực cảnh kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình... tại di tích; gắn kết di tích Văn Miếu với các di tích lớn khác trên địa bàn thị xã: Làng cổ, Thành Cổ, đền Và, đền vua Phùng Hưng, lăng vua Ngô Quyền..., xây dựng các tour, tuyến du lịch phục vụ khách tham quan trong và ngoài nước.
Hà Nội là nơi duy nhất trong cả nước có Nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với công tác khuyến học - khuyến tài, xây dựng xã hội học tập (Nghị quyết số 23-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội khóa XVII, ngày 16/11/2023). Thủ đô Hà Nội cũng đã và đang phấn đấu trở thành Thành phố được công nhận danh hiệu “Thành phố học tập” của UNESCO. |
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Vạch trần thủ đoạn của nhóm đối tượng đấu giá 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Ngắm tận mắt vườn cam Xã Đoài có diện tích lớn hàng đầu Việt Nam
Bảo đảm an toàn giao thông cho chuỗi sự kiện kỷ niệm lớn
"Điểm mặt" 3 sàn ngoại hối lừa đảo vừa bị Công an Hà Nội triệt phá
Chờ đón tiếng dương cầm của Đặng Thái Sơn tại Nhà hát Hồ Gươm ngày 21/12
Tin khác
Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên
Tôi yêu Hà Nội 05/12/2024 11:07
Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:14
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số
Tôi yêu Hà Nội 03/12/2024 07:06
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp
Infographic 28/11/2024 22:32
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024
Tôi yêu Hà Nội 28/11/2024 10:57
Sông Đáy thuở xưa
Tôi yêu Hà Nội 26/11/2024 08:01
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Tôi yêu Hà Nội 23/11/2024 21:30
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01