Sao nỡ... già hóa tâm hồn
Sao nhí chịu nhiều áp lực và thị phi | |
Những đứa trẻ thời @ và giấc mơ “nổi tiếng” | |
Số phận thăng, trầm khác nhau của các sao nhí Việt một thời | |
10 ngôi sao điện ảnh nhí gây sốt một thời |
Hàng loạt gameshow cho trẻ nhỏ
Tranh thủ thời gian nghỉ hè của trẻ nhỏ, hàng loạt chương trình gameshow truyền hình ồ ạt được sản xuất. Dễ thấy rất nhiều chương trình dành cho đối tượng nhí được phát sóng trên sóng quốc gia như “Thần tượng âm nhạc nhí”, “Gương mặt thân quen nhí”, “Sinh ra để tỏa sáng”, “Biệt tài tí hon”…Ngoài ra, một số đài địa phương cũng nhiều vô kể, nào là “Biệt tài tí hon”, “Thần tượng tương lai” của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, “Thử tài siêu nhí”, “Tuyệt đỉnh song ca nhí” của Đài Truyền hình Vĩnh Long…Chưa bao giờ các chương trình truyền hình dành cho trẻ em lại nhiều đến như vậy. Nếu như trước đây những chương trình dành cho thiếu nhi chỉ là cuộc thi tài năng múa, hát đơn thuần như “Vườn cổ tích”, “Đồ Rê Mí”…thì nay các gameshow phong phú hơn nhiều. Dễ thấy ngoài diễn kịch, dẫn chương trình, ca múa… người ta còn khai thác triệt để các “biệt tài” lạ hơn như tấu hài, làm xiếc, khả năng đặc biệt, diễn thuyết… Thậm chí, ở chương trình “Sinh ra để tỏa sáng”, trẻ em còn là huấn luyện viên của người lớn gây tranh cãi.
Tuổi nào trò đấy, với các cháu những tiết mục nghệ thuật phải thổi vào hồn tình yêu quê hương, đất nước; bố mẹ và cội nguồn... (ảnh minh họa, nguồn: Một thế giới) |
Thế nhưng, khi càng có nhiều chương trình dành cho đối tượng nhí cũng lại là nỗi lo dành cho phụ huynh. Ngoài việc lo sợ trẻ con chỉ suốt ngày “cắm mặt” vào tivi, điều mà các gia đình quan tâm là chúng học được những gì từ các chương trình đó. Bởi điều dễ nhận thấy là không hẳn gameshow truyền hình nào cũng xuất phát từ mục đích mang đến cho con trẻ những điều lý thú, bổ ích, thư giãn…mà ngày càng có xu hướng thương mại hóa. Nhiều gameshow truyền hình mang nặng hình thức, không đề cao tính nghệ thuật mà nặng nề chuyện thắng thua, làm theo kịch bản dẫn đến nhưng cao trào, scandal ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ nhỏ. Không chỉ ở khía cạnh xem, các gameshow truyền hình dành đối tượng người chơi là thiếu nhi cũng tác động không nhỏ đến con trẻ. Và mang tiếng là “sân chơi” nhưng thực chất các gameshow lại là những “chiến trường” khốc liệt. Ở đó, các con sẽ mang áp lực tâm lý của một “chiến binh”, bằng mọi giá phải chiến thắng, không được thua. Thế nên nước mắt con trẻ rơi trên truyền hình vì sụp đổ, thất vọng, hoang mang, hối tiếc, ấm ức… ngày càng trở nên phổ biến.
Tài năng hay “chín ép”
Mới đây, trong đêm chung kết chương trình “Biệt tài tí hon” phát sóng trên VTV, nhiều khán giả truyền hình đã không thể quên được những giọt nước mắt lăn dài trên gương mặt cậu bé Minh Khang (4 tuổi) - thí sinh từng làm các giám khảo “vái sống” vì trí nhớ siêu phàm của mình. Theo đó, khi MC công bố kết quả những người đoạt giải chung cuộc, Minh Khang oà khóc nức nở. Cậu bé trả lời sau đó rằng: “Con thấy các bạn đều xứng đáng, nhưng con nghĩ con được vào vòng trong rồi”. Câu trả lời của cậu bé 4 tuổi khiến nhiều ông bố, bà mẹ và khán giả truyền hình không khỏi xót xa. Không thể phủ nhận các em nhỏ hiện nay rất có tài nhưng chính vì được kỳ vọng mà các em chịu “chín ép”, gồng mình để thể hiện tài năng. Như ở các chương trình âm nhạc như “The Voice Kids” hay “Vietnam Idol Kids”, các thí sinh nhí phải “gồng mình” vào các bài hát thuộc hàng Diva lão làng hay các ca khúc tiếng Anh khó nhằn mà chưa chắc các thí sinh người lớn có thể làm được. Hay chương trình “Tuyệt đỉnh song ca nhí” các thí sinh lựa chọn hát những ca khúc của người lớn như nhạc vàng, tình ca mà không phải những bài nhạc thiếu nhi trong trẻo, hồn nhiền. Chương trình “Biệt tài tí hon” cũng có những bé khiến khán giả ngạc nhiên khi chỉ mới 4, 5 tuổi nhưng đã có thể nói chuyện “già dặn” y như người lớn. Hay như Phương Mỹ Chi tại “Gương mặt thân quen nhí 2015” phải mặc những bộ trang phục không phù hợp lứa tuổi để hóa thân vào các hình tượng mà chương trình đề ra.
Hiện trên kênh VTV Cab kênh Hay TV cũng đang có chương trình Gameshow rất hót. Những người ngồi trên “ghế nóng” toàn là nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng như Thanh Bạch, Cẩm Lệ..., tuy nhiên buồn ở chỗ các bài hát các cháu thể hiện toàn những bản nhạc nổi tiếng dòng tân nhạc, nhạc vàng... mà dường như không hề có bài hát dành cho thiếu nhi! Nhiều người đặt câu hỏi, nghệ thuật hay giải trí gì chăng nữa chức năng của nó phải có tính giáo dục. Lứa tuổi các em (10 - 14 tuổi) lẽ ra phải hát những bài hát tuổi thơ, bài hát về cha, mẹ, cô trò và tình yêu quê hương đất nước. Đằng này, các nhà làm chương trình lại “thích” già hóa tâm hồn trẻ. |
Bên cạnh đó, áp lực từ dư luận hay những lời tung hô lên tận mây xanh từ cộng đồng mạng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới con trẻ. Ở cái tuổi “ăn chưa no, lo chưa tới”, những đứa trẻ chưa học được cách đối mặt với dư luận luôn sẵn sàng chĩa mũi dùi vào mình. Nhất cử nhất động của các sao nhí đều được theo dõi triệt để. Những lời khen, lượt chia sẻ, yêu thích từ cộng đồng mạng khiến các em bị “đưa lên mây” và sớm sống trong ảo tưởng về tài năng cũng như sự nổi tiếng của mình mà không chịu rèn rũa tài năng. Ngược lại, các em cũng rất dễ bị tổn thương, sang chấn tâm lý với những lời chỉ trích của cộng đồng mạng. Các em chưa thể rèn luyện bản lĩnh “hứng gạch đá” dư luận ở cái tuổi còn nhỏ như vậy.
“Trẻ em như búp trên cành”, thiết nghĩ ở độ tuổi của các em thì vẫn nên ưu tiên việc học văn hóa lên hàng đầu, còn những cuộc thi thì chỉ nên tham gia cho vui như một dấu ấn lưu lại trên chặng đường tuổi thơ. Bởi thực tế, đã có không ít trường hợp, khi đồng hành cùng con trong các chương trình truyền hình, các ông bố bà mẹ mới “ngộ” ra sự thật khắc nghiệt ở phía sau hậu trường của gameshow truyền hình. Bằng chứng là năm 2013, những đoạn nhật ký của anh Lương Quốc Thái (phụ huynh của bé Lương Thùy Mai, thí sinh tham gia “Giọng hát Việt nhí”) “vạch” rõ những mảng tối phía sau hậu trường của cuộc thi này đã khiến dư luận xôn xao thời gian dài. Bản thân nhạc sỹ Thanh Bùi, sau một mùa làm huấn luyện viên cho cho Giọng hát Việt nhí 2013 cũng đã tuyên bố sẽ không bao giờ làm giám khảo cho các chương trình của trẻ em nữa. Lý do là vì anh nhận thấy bản chất của các gameshow thực chất là kinh doanh nên rất ít giá trị nghệ thuật.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40