Sân chơi khu tập thể bị chiếm dụng: Trẻ em tranh thủ thư giãn giữa...chợ cóc
Điệp khúc thiếu sân chơi cho trẻ em | |
Cần lắm những sân chơi cho trẻ ở Thủ đô | |
Kỳ 2: Chung tay xây dựng sân chơi |
Sân chung biến thành sân riêng
Đây là tình trạng đang diễn ra tại sân chung ở khu tập thể B4 Trung Tự (quận Đống Đa - Hà Nội) trong những năm vừa qua. Khu nhà B4, vốn có một sân chơi chung dành cho trẻ và người dân sinh sống ở đây, nhưng không hiểu vì lý do gì, thời gian trở lại đây, sân chơi này đã biến thành điểm kinh doanh hàng quán ăn, trông xe.
Sân công cộng giữa khu nhà B4 và B6 phường Trung Tự bị các hộ dân lấn chiếm. Ảnh LH |
Có mặt tại khu vực này, hình ảnh đầu tiên chúng tôi ghi nhận là cảnh người mua, người bán đồ ăn sáng tấp nập trong sân chơi khu tập thể. Khó ai có thể nhận ra đây là sân chơi chung, nếu không có tấm biển về Quy định về quản lý và sử dụng sân chơi ở ngay trước sân.
Quy định về Quản lý và sử dụng sân chơi nêu rõ, mục đích của sân chơi là để phục vụ các hoạt động vui chơi, giải trí, sinh hoạt của nhân dân. Trong đó cũng quy định nghiêm cấm việc sử dụng sân chơi sai mục đích như làm nơi ở, nơi kinh doanh buôn bán, trông giữ ô tô xe máy, xe đạp… Nếu cố tình vi phạm thì sẽ chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
Dù đã có quy định rõ ràng nhưng các hộ kinh doanh vẫn cố tình lấn chiếm. Ảnh LH |
Những hàng quán với la liệt bàn ghế chiếm phần lớn diện tích của sân, những chiếc ghế băng dài ở các quán bún chả cho đến những chiếc ghế mây sang trọng của những quán cafe đưa ra để phục vụ khách.
Không những kinh doanh buôn bán hàng ăn, một số hộ gia đình còn tận dụng khoảng sân chơi này căng tấm biển quảng cáo "nhận trông xe" hay thậm chí còn treo cả biển quảng cáo, căng ô, bạt để tiện cho việc bán hàng.
Chia sẻ những lo lắng về tình trạng lấn chiếm sân chơi chung làm nơi buôn bán, bà Nguyễn Xuân Hòa (khu tập thể A2, phường Trung Tự) cho biết: “Việc sân tập thể trở thành nơi kinh doanh buôn bán đã làm mất đi sân chơi và thư giãn cho trẻ em cũng như người già. Cũng vì sân bên khu B bị lấn chiếm mà các cháu bé đa phần đã đổ về khu A1 và A2 này để vui chơi và tập văn nghệ.”
Cùng chung thực trạng với phường Trung Tự, tình trạng lấn chiếm sân chơi chung cũng xảy ra trên địa bàn các phường Thành Công, Kim Liên... Theo ghi nhận của phóng viên, sân chơi chung ở khu tập thể Thành Công đã biến thành một khu chợ sầm uất vào những buổi sáng.
Sân chơi chung tại khu tập thể Thành Công biến thành chợ cóc vào mỗi buổi sáng. Ảnh LH |
Từ những hàng ăn uống vào buổi sáng như chè, cháo, bún phở... đến những hàng bán rau củ, thịt cá không thiếu gì ở khu vốn là sân chơi chung cho mọi người. Trong khung cảnh tấp nập xen lẫn tiếng quát tháo, cười nói của người mua kẻ bán, vài em nhỏ tranh thủ chơi ở những khoảng trống, nơi lắp đặt những trò chơi ngay giữa lòng khu chợ đang buôn bán.
Các bạn nhỏ cũng ít ghé đến sân chơi vì quanh đây bốc lên mùi xú uế của rác. Ảnh LH |
Tại sân chơi C7, phường Kim Liên, cũng xảy ra tình trạng lấn chiếm thành nơi kinh doanh, buôn bán cũng như biến thành nơi trông giữ xe. Phường Kim Liên vốn là phường quản lý nhiều khu tập thể cũ, vì dân cư khá đông nên việc có các sân chơi chung cho mọi người là nhu cầu tất yếu. Thế nên tình trạng lấn chiếm các sân chơi chung ở các khu vực này đang trở thành vấn đề nhức nhối đối với người dân nơi đây.
Sân chơi chung C7, phường Kim Liên bị lấn chiếm làm nơi trông giữ xe máy và bán trà đá |
Mềm dẻo để giải quyết dứt điểm
Trả lời về việc xử lý lấn chiếm sân chung thành nơi kinh doanh, buôn bán, ông Đặng Minh Chính - Phó Chủ tịch UBND phường Trung Tự, cho biết: “Ban chỉ đạo 191 của phường đang tiếp tục ra quân để xử lý vi phạm. Trong quá trình xử lý, phường cũng gặp khá nhiều khó khăn nên chưa thể giải quyết dứt điểm được.
Khó khăn đầu tiên là những người lấn chiếm đều là các hộ dân trong khu tập thể, nhà họ ở đây nên họ mưu sinh bằng việc bán hàng. Khi phường tới dẹp thì họ dọn đồ vào nhà, nên việc xử lý cũng gặp nhiều khó khăn”.
Ông Chính cho biết thêm, chính quyền đang thực các biện pháp mềm dẻo như tuyên truyền vận động, nhắc nhở cũng như xử lý. Khi người dân nhận thức được vấn đề và đồng ý không tái phạm lấn chiếm thì tình trạng này mới có thể được xử lý dứt điểm.
Tình trạng lấn chiếm sân chơi chung đang là một vấn đề gây nhức nhối đối với Thành phố Hà Nội. Để giải quyết triệt để tình trạng trên ngoài sự vào cuộc của chính quyền còn cần sự chung tay giúp sức của người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26