Sai lầm "chết người" khi dùng màng bọc thực phẩm cần loại bỏ ngay
![]() | Mập mờ thực phẩm biến đổi gen |
![]() | Thực phẩm chức năng tăng chiều cao: Coi chừng “tiền mất tật mang |
![]() | Những loại thực phẩm “thuốc độc” đối với trẻ |
Những sai lầm trong việc sử dụng màng bọc có thể biến sự có lợi thành có hại.
Sai lầm khi sử dụng màng bọc thực phẩm
Dùng bảo quản thịt và đồ ăn thừa
Những thực phẩm đã qua chế biến, có chứa hàm lượng mỡ, nhiều gia vị khi tiếp xúc với màng bảo quản thực phẩm sẽ khiến những thành phần hóa học từ màng bọc thẩm thấu vào thức ăn, tạo ra các phản ứng hóa học gây hại cho sức khỏe của bạn.
![]() |
Không nên sử dụng màng bọc để bảo quản thịt luộc |
Dùng bảo quản cà rốt, dưa chuột, đậu đũa
Một nghiên cứu chỉ ra rằng nếu dùng màng bọc thực phẩm để bọc các loại củ, quả như cà rốt, dưa chuột, đậu đũa sẽ khiến hàm lượng vitamin C bị giảm lớn.
Sau 1 ngày sử dụng màng bọc để bảo quản 100g cà rốt thì hàm lượng vitamin C mất đi là 3,4mg, đậu đũa giảm 3,8mg, dưa chuột giảm xuống tương đương với 5 quả táo tàu.
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc
Hâm nóng thức ăn khi còn màng bọc thực phẩm là thói quen của hầu hết những người sử dụng lò vi sóng.
Đây là một sai lầm tai hại. Bởi màng bọc thực phẩm có thể chứa các chất hóa học như Phthalates và DEHA khi gặp nhiệt độ cao sẽ khiến chúng tan chảy và biến thành chất gây ung thư vô cùng nguy hiểm.
Điều này khuyến cáo với những hộp thức ăn bằng nhựa không đảm bảo chất lượng, không chịu được nhiệt cao trong lò vi sóng.
![]() |
Màng bọc nên cách thực phẩm ít nhất 2,5cm |
Sử dụng màng bọc thực phẩm thế nào cho đúng?
Để hạn chế những tác hại không đáng có mà màng bọc thực phẩm có thể mang lại cho sức khỏe, hãy chú ý đến cách lựa chọn và sử dụng dưới đây:
- Lựa chọn những thương hiệu có uy tín, đảm bảo chất lượng, không nên ham rẻ.
- Nên chọn màng PE vì nó chứa ít chất phụ gia gây hại.
- Khi bảo quản đồ ăn cần bọc cách thực phẩm ít nhất là 2,5 cm.
- Không dùng cho thực phẩm chin, nhiều dầu mỡ, các thực phẩm có hàm lượng vitamin C cao.
- Lựa chọn màng bọc PE cho thức ăn đã chế biến, PVC cho đồ ăn sống, chưa qua chế biến, không dung màng nhôm để bảo quản thực phẩm chứa nhiều axit.
- Bỏ màng bọc ra khi hâm nóng.
- Bảo quản màng bọc ở nhiệt độ phòng. Không dùng những màng bọc đã bị mốc, rúm, để quá lâu.
Cách nhận biết màng PE và PVC
Màng PE: Trắng, trong suốt, ít dính tay, dai, dễ bóc tách. Dễ cháy, lửa đều màu, không tắt, không có mùi hôi.
Màng PVC: Màu trắng hay vàng ngà, trong suốt, hay dính tay, khó bóc tách. Khó cháy, chỉ cháy khi có lửa đốt, mùi hôi.
Nên xem

Arsenal đánh bại Fulham, rút ngắn khoảng cách với Liverpool xuống còn 9 điểm

“Cha tôi, người ở lại” tập 21: Việt trở về, An dao động, Đại vụng về đáng yêu

Real Madrid vượt ải Sociedad sau 120 phút nghẹt thở, sẵn sàng cho trận chung kết trong mơ

MU gục ngã trước Nottingham Forest: "Cú đấm" từ người cũ, giấc mơ châu Âu mờ dần

Sắp bãi bỏ 11 nghị định về tiền lương, tiền thưởng

Giá xăng dầu hôm nay (2/4): Dầu thế giới tiếp đà tăng

Xử lý học sinh vi phạm giao thông: Nhìn từ 1 huyện ngoại thành Hà Nội
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58