Rộng mở những con đường đón mùa xuân mới
Mang mùa xuân đến sớm với các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn | |
Quy hoạch hạ tầng giao thông: Vẫn “loay hoay” tìm giải pháp | |
Sửa quy định về thẩm tra an toàn giao thông đường bộ |
1.
Cho đến bây giờ đã ngót hai thế kỷ, cái cụm từ mệnh danh “Hà Nội 36 phố phường” vẫn được nhắc đến trong văn thơ, trong đời sống hàng ngày như là một chứng tích lịch sử. Và mỗi lần như thế tôi lại hình dung đến đường phố ngắn, hẹp lòng hay những ngôi nhà bé nhỏ.
Hạ tầng giao thông của Hà Nội đang thay đổi từng ngày, từng bước hiện đại, khang trang |
Ông nội tôi từng một thuở là số ít người trong làng mạnh bạo thoát khỏi những bó buộc của rặng tre để tìm ra đất Hà thành phồn hoa. Ông bảo, Hà Nội trong ký ức của ông là những chuyến tàu điện leng keng mỗi sáng, tiếng rao khàn đêm đêm. Đường phố khi ấy vẫn đỏ quạch ánh đèn, tối tăm ngõ xóm.
Mãi đến khi ông trở về quê, bao quanh 5 cửa ô vẫn là những vùng đồng lầy, ao hồ, đầm bãi. Cánh đồng Si võng nước ngập cỏ - Đầm Trấu – Linh Đàm bùn lầy, những bãi hoang đồi vắng Hoà Lạc, Xuân Mai... Vậy mà, như một cuộc “hoá thân”, như một phép lạ, mọi thứ nay khác hẳn. Hà Nội nay lớn lên trẻ trung và... mới lạ. Người Tràng An, người Hà thành chính gốc đôi lúc cũng ngỡ ngàng... lạ lẫm. Họ bảo, bản thân có cảm giác “Hà Nội của ngày nào” ấy, đã đi vào dĩ vãng.
Để phát triển hạ tầng giao thông, Hà Nội đã và đang tập trung hoàn thành phê duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết thuộc các lĩnh vực giao thông - vận tải, đặc biệt là quy hoạch bến bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ; quy hoạch gara ngầm tại khu vực 4 quận trung tâm (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng); quy hoạch phân khu Ga Hà Nội và vùng phụ cận; quy hoạch dọc hai bờ sông Hồng... Theo quy hoạch, với việc phát triển kết cấu hạ tầng, thành phố tập trung thực hiện “Chương trình tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông khung trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2017-2021, định hướng đến năm 2030”. Cụ thể, đối với đường bộ sẽ tập trung tối đa nguồn lực triển khai đầu tư cho khu vực đô thị trung tâm từ Vành đai 4 trở vào; cơ bản khép kín các tuyến đường vành đai, hệ thống cầu vượt sông Hồng và một số cầu vượt hướng tâm, đường trục chính đô thị chủ yếu... Đối với hệ thống giao thông tĩnh, phấn đấu hoàn thành và đưa vào khai thác 4 bến xe khách liên tỉnh (Yên Sở, Cổ Bi, Sơn Tây, Đông Anh), 6 bãi đỗ xe ngầm khu vực trong Vành đai 3 và một số bãi đỗ xe ngầm, nổi và cao tầng khác theo quy hoạch. Các dự án nằm trong danh mục Chương trình mục tiêu giảm ùn tắc giao thông cũng sẽ được tập trung triển khai... |
Tôi đã từng chung vui với người dân xã Bột Xuyên (huyện Mỹ Ðức) và xã Cao Thành (huyện Ứng Hòa) khi cây cầu Mỹ Hòa bắc qua sông Ðáy khánh thành, đưa vào sử dụng. Không còn cảnh cả đoàn người cùng phương tiện phải nín thở mỗi khi qua sông trên chiếc cầu phao bằng gỗ chòng chành, hay muốn đi khám, chữa bệnh cũng phải đi đường vòng xa gấp đôi, gấp ba lần mới có thể sang được Bệnh viện Đa khoa Vân Ðình.
Người trong vùng hồ hởi, vui sướng. Không vui sao được khi nhờ “nhịp cầu nối những bờ vui” này, từ một địa bàn gần như bị cô lập, thời gian tới, kinh tế - xã hội của xã, của huyện sẽ đổi thay nhanh chóng. Khi ấy, tất thảy ánh mắt của những người chứng kiến làn xe cộ thênh thang chạy đều ánh lên niềm hi vọng.
2.
Chẳng nói đâu xa, trong đận tìm viết thông tin về Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội Vũ Văn Viện bảo với tôi rằng, 10 năm qua, việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đã có những bước phát triển vượt bậc, từng bước kết nối đồng bộ giữa các khu vực, địa phương với nhau.
Kết quả đó được thể hiện bằng chỉ tiêu diện tích đất dành cho giao thông tăng khoảng 0,28% diện tích đất đô thị/năm. Thành phố đã xây mới 223km đường, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thành xây dựng 3 cây cầu lớn gồm Nhật Tân, Vĩnh Tuy, Vĩnh Thịnh. Đẩy mạnh xây dựng các tuyến đường hướng tâm như đường 5 kéo dài, quốc lộ 32, đoạn Nam Thăng Long - Cầu Diễn - Nhổn - Sơn Tây hay trục đường Nhật Tân - Nội Bài... tất cả những thành quả đó đều nhằm một mục đích đó là từng bước hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai Thành phố.
Vị lãnh đạo ngành giao thông ở Hà Nội chia sẻ như vậy vẫn chưa đủ. Vì sao ư, bởi tôi thấy bên cạnh việc hoàn thành hàng loạt các công trình giao thông bảo đảm an sinh xã hội, gồm 2.200 km đường giao thông nông thôn; 12 công trình cầu yếu; 33 cầu đi bộ, 37 hầm bộ hành, 8 hầm chui cơ giới; 68 hầm chui... thì hiện nay, Hà Nội và Bộ Giao thông vận tải vẫn đang đẩy nhanh, hoàn thiện tiến độ và đưa vào sử dụng hiệu quả nhiều công trình giao thông quan trọng đối với Thủ đô như: Tuyến đường sắt đô thị số 2A (đoạn Cát Linh - Hà Ðông) và số 3 (đoạn Nhổn - ga Hà Nội); đường vành đai 2 trên cao và dưới thấp (đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở); đường vành đai 3 trên cao và dưới thấp (đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long); cầu Ba Vì - Việt Trì...
3.
Sẽ thật thiếu nếu không kể tới sự góp sức của hệ thống mạng lưới vận tải hành khách bằng xe buýt Hà Nội. Vận tải hành khách công cộng đã và đang có những bước chuyển mình ấn tượng. Thống kê của các ngành chức năng cho thấy, đến nay đã có 112 tuyến, tăng 51 tuyến so với năm 2008, vận chuyển hơn 430 triệu lượt hành khách/năm, tăng 64%, bao phủ khắp 30 quận, huyện, thị xã.
Thế mới thấy, mới biết tầm quan trọng của công cuộc nâng cao chất lượng, tăng cường kết nối giao thông vận tải quan trọng với Thủ đô nhường nào. Gặp những người dân phố thị, tôi đã ghi nhận được không ít nỗi niềm bày tỏ, sự ghi nhận đối với những nỗ lực của Thành phố trong việc phát triển kết cấu hạ tầng, giảm ùn tắc giao thông trong những năm vừa qua.
Ông Phạm Minh Hưởng ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông dẫn cho tôi nghe một ví dụ đơn giản rằng, trước đây, có những điểm nóng ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô kéo dài hàng cây số với thời gian lên đến cả tiếng đồng hồ, thì nay tình trạng này đã được cải thiện đáng kể. Trong số những điểm ùn tắc còn lại, những người dân phố thị như ông Hưởng mong Thành phố tiếp tục có giải pháp quyết liệt để dần xóa bỏ và không để phát sinh “điểm nóng” mới, giúp việc đi lại của nhân dân thuận tiện hơn.
Quả vậy, để mạng lưới giao thông hoàn thiện hẳn còn rất nhiều việc cần làm. Nhưng tin chắc với những nỗ lực nội tại, Hà Nội đang đã và sẽ làm được. Những nẻo đường sẽ tiếp tục thênh thang… đây chính là những huyết mạch giao thông quan trọng đưa Thủ đô phát huy lợi thế cạnh tranh trong quá trình thực thi các hiệp định thương mại thế hệ mới, đặc biệt là CPTPP.
Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08
8 loại công trình vi phạm sẽ bį cắt điện, nước từ 1/1/2025
Trật tự đô thị 26/11/2024 08:01