Rất nguy hiểm nếu chờ vắc xin dịch vụ

Do tâm lý e ngại chất lượng vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia nên nhiều gia đình đã đổ xô chọn vắc xin dịch vụ để tiêm cho trẻ. Đây chính là lý do khiến nhiều tháng nay tình trạng khan hiếm vắc xin dịch vụ diễn ra trầm trọng.

Trước dự báo, thời gian tới tiếp tục xảy ra tình trạng thiếu vắc-xin dịch vụ phòng một số bệnh như ho gà, bạch hầu, sởi-rubella, thủy đậu, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo các bậc cha, mẹ nên cho trẻ tiêm đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.

Vật vã tìm vắc xin

Đã 3 tuần nay với hàng chục cuộc điện thoại, 2 lần đến trực tiếp các điểm tiêm dịch vụ trên địa bàn Hà Nội xếp hàng đăng ký tiêm cho con, chị Nguyễn Thị Hà Phương (Cầu Giấy) vẫn không thể tiêm được mũi vắc xin “5 trong 1” Pentaxim (phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và viêm màng não mủ do Hib) cho con trai 7 tháng tuổi. Trước đó, chị đã cho con đăng ký và tiêm hai mũi dịch vụ tại điểm tiêm chủng trên phố Trần Bình nhưng cho đến nay, sau gần 2 tháng đăng ký con chị vẫn không có vắc xin để tiêm. Thẫn thờ vì vừa xếp hàng từ sáng sớm nhưng lại được nghe thông báo hết vắc xin, chị Phương ái ngại cho biết,so với lịch tiêm khuyến cáo, cháu bị tiêm chậm cả tháng. Cứ tình hình này có khi phải đưa cháu đến điểm tiêm chủng ở phường tiêm theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cùng tâm trạng với chị Phương nhiều phụ huynh cũng cho biết, do khan hiếm vắc-xin “5 trong 1” và “6 trong 1” Infanrix Hexa nên nhiều điểm tiêm chủng dịch vụ chỉ chấp nhận tiêm vắc-xin cho những trẻ đã đăng ký tiêm mũi đầu tiên chứ không nhận trẻ đến tiêm các mũi 2, 3. Tình trạng vắc xin chỉ được cung ứng nhỏ giọt, thậm chí trước nguy cơ cháy hàng vào thời điểm nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm đang hoành hành.

Theo Cục Quản lý dược, Bộ Y tế thì sớm nhất đến tháng 5 mới có 40.000 liều vắc xin  5 trong 1 Pentaxim được nhập về nhưng cũng chỉ đủ tiêm 3-4 ngày. Trong khi đó vắc xin  6 trong 1 Infarix Hexa dự báo trong năm nay sẽ không có hàng. Theo nhiều đơn vị nhập khẩu thì nhu cầu tiêm một số loại vắc xin dịch vụ thời gian gần đây tăng 3-4 lần. Dù các công ty đã lên kế hoạch dự trù nhưng nhà sản xuất không cung cấp đủ. Hiện Việt Nam nhập vắc xin 5 trong 1 Pentaxim của Pháp, phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và Hib; vắc xin 6 trong 1 Infarix Hexa nhâp của Bỉ phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và Hib.

Cục cho biết, vắc xin Pentaxim và Infarix Hexa đều có số đăng ký lưu hành tại Việt Nam còn hiệu lực. Điều này có nghĩa là tất cả doanh nghiệp đủ điều kiện nhập khẩu vắc xin đều có thể nhập khẩu các loại vắc xin  này với số lượng và số lần nhập khẩu không hạn chế mà không cần giấy phép của Cục. Tuy nhiên, nguồn cung vắc xin  5 trong 1 và 6 trong 1 trong thời gian này là không đủ.

Vắc xin  dịch vụ điều tiết theo cơ chế thị trường

TS Trần Đắc Phu cho biết: “Qua giám sát dịch bệnh thời gian vừa qua cho thấy, phần lớn các trường hợp mắc các bệnh sởi, ho gà hay một số bệnh truyền nhiễm khác do không được tiêm hoặc tiêm chưa đầy đủ vắc-xin phòng bệnh. Đặc biệt thời gian gần đây có nhiều trẻ mắc bệnh sớm như bệnh ho gà ở trẻ 2-4 tháng tuổi, bệnh sởi khi trẻ trong khoảng thời gian 9-12 tháng tuổi (trẻ chưa đến tuổi tiêm vắc xin sởi-rubella nhưng lại không được tiêm vắc-xin sởi khi trẻ đến 9 tháng tuổi)”.

Trao đổi với báo giới, Phó cục trưởng Cục Quản lý dược Nguyễn Tất Đạt cho biết: Cục có nhận được thông tin từ nhà sản xuất, các vắc xin phối hợp phòng các bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B và bệnh do Hib có thay đổi về cơ sở sản xuất nên số lượng và thời gian vắc xin nhập khẩu về Việt Nam có thay đổi so với kế hoạch.

Tuy nhiên theo ông Đạt, điều này không phải là điều quá lo ngại. Bởi thực tế, tại Việt Nam các  vắc xin có khả năng phòng bệnh tương tự như các vắc xin trên vẫn đang được tiêm miễn phí cho trẻ trên toàn quốc trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) quốc gia. Tất cả vắc xin trong chương trình đều được giám sát nghiêm ngặt về chất lượng, đảm bảo an toàn. Vì thế, nếu không đủ vắc xin dịch vụ, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ tiêm vắc xin tương tự trong Chương trình TCMR.

Trả lời câu hỏi của phóng viên liệu có hay không việc thiếu vắc xin dịch vụ là do thiếu chiến lược lâu dài, ông Đạt thẳng thắn nêu quan điểm: Chiến lược lâu dài của ngành y tế, của Chính phủ là các vắc xin trong Chương trình TCMR quốc gia bao phủ được tối đa các bệnh nguy hiểm có thể phòng tránh được bằng vắc xin ở trẻ em. Tất cả các vắc xin trong chương trình TCMR luôn luôn sẵn sàng phục vụ nhân dân. Về vắc xin tiêm dịch vụ, một lần nữa ông Đạt nhấn mạnh được điều tiết do thị trường. Cục Quản lý dược, Bộ Y tế chỉ là cơ quan cấp phép chứ không có quyền buộc các công ty phải nhập khẩu vắc xin dịch vụ về Việt Nam.  Khác với vắc xin trong chương trình TCMR được dự trù hàng năm theo số lượng trẻ và các chiến dịch tiêm chủng, vắc xin dịch vụ được nhập khẩu và phân phối theo cơ chế thị trường. Nghĩa là nhu cầu thị trường quyết định số lượng và chủng loại vắc xin nhập khẩu.

“ Vấn đề khó khăn ở chỗ, vắc xin là một loại sinh phẩm, nói nôm na là một chế phẩm sống, không thể để lâu, không chế biến lại được. Vì vậy, chỉ khi các cơ sở tiêm vắc xin dịch vụ đặt hàng, các doanh nghiệp mới đi đặt hàng các hãng dược nước ngoài, và dĩ nhiên, lúc đó, các hãng sản xuất mới bắt tay vào sản xuất. Như vậy độ lùi thời gian giữa lúc nhu cầu rộ lên và vắc xin về đến cơ sở tiêm dịch vụ thông thường phải khoảng 3 tháng nên sẽ xảy ra hiện tượng khan hiếm cục bộ vắc xin” – ông Đạt giải thích thêm.

TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho rằng để phòng bệnh cho trẻ sơ sinh thì việc tiêm vắc xin đúng lịch cho trẻ là hết sức quan trọng. Nó tạo được miễn dịch kịp thời, đầy đủ cho các cháu để phòng bệnh. Nếu cha mẹ trì hoãn, trẻ không được bảo vệ và có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm do tiêm chủng chậm. Riêng tại Hà Nội và TP HCM là do chờ đợi tiêm vắc xin - điều này rất nguy hiểm. “Chỉ cần chờ đợi 1-2 tháng là trẻ có thể mắc bệnh. Đặc điểm dịch tễ của một số bệnh hiện khác với trước kia. Cũng vì thế dịch sởi mới bùng phát tại Mỹ, Canada gần đây”, tiến sĩ Phu cho biết. Một lần nữa, ông Phu khuyến cáo, các bậc cha, mẹ nên cho trẻ tiêm đúng lịch của chương trình tiêm chủng mở rộng.

N. Huyền

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Nhiều tổ hợp xét tuyển “lạ” trong tuyển sinh đại học năm 2025

Mùa tuyển sinh năm 2025, nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp xét tuyển do quy chế tuyển sinh có nhiều thay đổi. Việc này góp phần mở rộng cơ hội vào đại học cho các học sinh. Tuy nhiên, sự xuất hiện của những tổ hợp “lạ” - không có môn học cốt lõi liên quan đến ngành đào tạo - khiến học sinh, phụ huynh băn khoăn.
Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Cái giá phải trả vì “bóc phốt” nhau trên mạng xã hội

Nghị định của Chính phủ, bộ Luật Hình sự, Luật An ninh mạng… đều quy định rất rõ các chế tài xử lý hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác. Thậm chí việc đưa ảnh, chuyện đời tư người khác lên các nền tảng mạng xã hội khi chưa được sự cho phép cũng bị xử phạt rất nặng. Chế tài đã có, nhưng chuyện xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự người khác vẫn đều đều xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội.
Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Hà Nội: Bắt giữ 2 tàu khai thác cát trái phép trên sông Hồng

Rạng sáng ngày 2/4/2025, lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt giữ 2 phương tiện thủy có hành vi khai thác cát trái phép trên sông Hồng.
Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Bị bạn trai trên mạng rủ đầu tư tiền ảo, người phụ nữ bị mất gần 9 tỷ đồng

Khi bạn trai quen qua mạng xã hội rủ đầu tư tiền ảo, chị T (quận Hà Đông, Hà Nội) đã tin tưởng và bị chiếm đoạt gần 9 tỷ đồng.
Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Chăm lo thiết thực, hiệu quả cho đoàn viên, người lao động

Thời gian tới, các cấp Công đoàn quận Thanh Xuân xác định sẽ duy trì các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động theo hướng thiết thực, hiệu quả, hướng về cơ sở và người lao động.
LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

LĐLĐ quận Long Biên: Tổ chức chuỗi hoạt động thiết thực, tận tâm chăm lo cho đoàn viên

Quý II/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên sẽ tiếp tục cụ thể hóa, đa dạng các hoạt động theo chủ đề công tác năm 2025 đã đề ra, đó là: “Tận tâm chăm lo, vững vàng bảo vệ, phát huy sức mạnh đoàn kết và phát triển tổ chức Công đoàn”.
Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Sắp diễn ra Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025

Ngày hội việc làm - Chuyên đề việc làm bán thời gian năm 2025 sẽ diễn ra vào ngày 9/4 tại Hà Nội với sự tham gia của trên 30 doanh nghiệp, đơn vị tuyển dụng, tuyển sinh nhiều vị trí đa dạng ngành nghề.

Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) thành phố Hà Nội số ca mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng. CDC Hà Nội cũng dự báo, số ca mắc tay chân miệng trên địa bàn Thành phố sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua, số ca mắc sởi tiếp tục tăng so với tuần trước, chủ yếu ở người chưa được tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đầy đủ, dự báo tiếp tục ghi nhận ca bệnh trong thời gian tới.
Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội đã tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú. Trước tình hình dịch, bệnh sởi diễn biến phức tạp, công tác kiểm soát, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong Bệnh viện Nhi Hà Nội được tăng cường. Đặc biệt, việc phân luồng, chẩn đoán sớm ca bệnh từ khâu nhập viện đến phòng cách ly và khu vực điều trị được tiến hành đồng bộ và bài bản.
Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi

Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Trì đã chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, của huyện trong công tác phòng, chống dịch; đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi, góp phần ngăn chặn dịch sởi bùng phát trên địa bàn.
4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả

Cũng như nhiều địa phương khác, dịch bệnh sởi đang gia tăng trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trước tình hình này, ngày 28/3, Giáo sư, Tiến sĩ (GS.TS) Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) đã có buổi làm việc với Sở Y tế Hà Nội về kiểm tra, giám sát công tác triển khai Chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi cũng như việc thu dung, điều trị cho bệnh nhân trên địa bàn.
Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi

Từ đầu năm 2025 đến nay, toàn Thành phố ghi nhận 1.275 trường hợp mắc sởi tại tất cả 30 quận/huyện/thị xã, 328 xã/phường/thị trấn, trong đó có 1 trường hợp tử vong do không tiêm vắc xin phòng bệnh. Hiện Hà Nội vẫn đang quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin phòng sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi.
Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Từ đầu năm 2025 đến nay, số ca mắc sởi gia tăng tại nhiều địa phương, trong đó đã có 6 trường hợp tử vong trên cả nước. Đáng lo ngại, đa phần số ca bệnh mắc sởi có chỉ định nhập viện đều chưa được tiêm vắc xin, hoặc tiêm chưa đầy đủ vì nhiều lý do khác nhau. Một trong những nguyên nhân khiến nhiều trẻ mắc sởi nhập viện là do cha mẹ do dự tiêm vắc xin, hoặc "anti"- chống vắc xin, điều này đã vô tình đẩy trẻ vào nguy hiểm.
Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị

Ngày 27/3, Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn - Chủ tịch Hội đồng Y khoa Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Y tế đã kiểm tra công tác sàng lọc, phân luồng, thu dung điều trị bệnh nhân sởi trẻ em và người lớn tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai.
3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi

Người có bệnh lý nền, phụ nữ mang thai và người chưa có miễn dịch nguy cơ mắc sởi cao và gặp các biến chứng nặng như viêm phổi, tiêu chảy cấp, viêm loét giác mạc dẫn đến mù lòa, tổn thương gan… Hiện, bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vắc xin là biện pháp để phòng bệnh hiệu quả.
Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế

Sở Y tế Hà Nội vừa có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trong và ngoài công lập trực thuộc ngành tăng cường công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng chống lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Xem thêm
Phiên bản di động