Ra mắt “Kịch của những người bị áp chế”

Tối 23/5/2017, tại Hà Nội, cuốn sách “Kịch của những người bị áp chế” của Augusto Boal (1931-2009) - nhà biên kịch, đạo diễn, chính trị gia người Brazil - đã ra mắt bạn đọc Việt Nam. Ngỡ tưởng, ấn phẩm này chỉ dành cho giới kịch nghệ, nhưng nó ẩn chứa nhiều vấn đề xã hội, nhân văn.
ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che Ra mắt cẩm nang phòng chống xâm hại tình dục trẻ em
ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che Ký ức tuổi thơ trong “Ba áng mây trôi dạt xứ bèo”
ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che Ấm nồng trong gian khó “Hồi ức tình yêu”
ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che
Bìa ấn phẩm "Kịch của những người bị áp chế". Ảnh: L.Q.V

Phải công nhận Augusto Boal đã rất kỳ công khi qua ấn phẩm này, đã giúp đưa bạn đọc ngược dòng thời gian tiếp cận với các thi pháp, thi loại đã được đề xuất từ thời Aristotlo cho tới Hegel rồi Bretch. Tuy nhiên, tác giả không đi sâu phân tích thi pháp, thi loại ấy, mà chú trọng chỉ ra vị trí của khán giả và diễn viên khác nhau ra sao trong từng thi pháp. Để rồi, ông đề ra một hệ thống mới - nơi quyền lực sáng tạo là sự cân bằng giữa 2 đối tượng trên.

Cuốn “Kịch của những người bị áp chế” được xuất bản lần đầu ở Buenos Aires vào năm 1973 - khi tác giả khởi đầu hành trình rời đất nước Brazil đang oằn mình dưới chế độ độc tài dân sự và quân sự bạo tàn, thảm khốc, để lưu vong liền 16 năm. Từ đó đến nay, cuốn sách này đã được chuyển ngữ tới 35 thứ tiếng trên toàn cầu.

ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che
Bà Barbara Santos (một đồng nghiệp lâu năm của tác giả Augusto Boal) và anh Vũ Hải Lình (người đảm nhiệm phần hiệu đính cuốn sách) giao lưu cùng các bạn đọc. Ảnh: L.Q.V

Bản tiếng Việt của cuốn sách này được Alpha Books và NXB Thế Giới ấn hành, do nhóm dịch “Nhà buôn chuyện” và Vũ Hải Linh (hiệu đính) thực hiện, với sự tham gia của bà Barbara Santos - một đồng nghiệp lâu năm của tác giả Augusto Boal - và sự hỗ trợ từ các Tổ chức Oxfam và Warecod.

Trong “Lời nói đầu” của phiên bản năm 1974 cuốn “Kịch của những người bị áp chế”, tác giả đã chia sẻ: “Cuốn sách này muốn chứng minh rằng tất cả các loại kịch nhất định đều có tính chính trị, bởi tất cả các hoạt động của con người đều mang tính chính trị, mà kịch là một trong số đó”.

ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che
Phần diễn tiểu phẩm đề tài xã hội được các bạn đọc/khán giả rất chú ý. Ảnh: L.Q.V

Tác giả cũng cho rằng, bởi kịch là một vũ khí rất lợi hại, nên ở một số nơi, tầng lớp thống trị muốn kiểm soát và sử dụng nó như một công cụ để thống trị. Nhưng, với việc làm như vậy. họ đã làm thay đổi khái niệm “kịch”. Do vậy, cần phải tạo ra các loại hình sân khấu phù hợp, trong đó có sự tương tác của khán giả.

Thông thường, khán giả tới xem diễn kịch, chỉ biết tiếp thu theo cách thụ động những điều được chuyển tải trong vở kịch. Vô tình, một hố sâu được tạo ra, ngăn cách sân khấu và khán giả. Theo tác giả Augusto Boal, khán giả cần chiếm lĩnh sân khấu, đảm trách vai trò diễn viên, xâm chiếm nhân vật và thay đổi những hình tượng thể hiện trên đó, “bởi sự lấn sân này là một sự phá cách mang tính biểu tượng. Nó tượng trưng cho những hành động phá cách chúng ta phải thực hiện để giải phóng bản thân khỏi những gì áp chế chúng ta…”.

ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che
Phần diễn tiểu phẩm được thực hiện bởi các chàng trai Việt Nam và quốc tế. Ảnh: L.Q.V
ra mat kich cua nhung nguoi bi ap che
Buổi ra mắt sách đã thu hút đông đảo bạn đọc Hà Nội tới tham dự, trong đó phần lớn là giới trẻ. Ảnh: L.Q.V

Trong buổi ra mắt sách tối 23/5, bà Barbara Santos đã chia sẻ với khán giả Hà Nội về thông điệp của tác phẩm, đồng thời đặt nhiều câu hỏi với những người tham dự. Một số người đã lên sân khấu ứng diễn tương tác với các tình huống đặt ra trong tiểu phẩm ở phần trình diễn của một số bạn trẻ Việt Nam và quốc tế.

Cuốn sách này của Augusto Boal thực sự là một tác phẩm học thuật quan trọng nhất về sân khấu kịch thời kỳ hiện đại. Bởi như Augusto Boal đã viết: “Khi chúng ta nghiên cứu về Shakespeare, chúng ta cần nhận thức được rằng, chúng ta không phải đang nghiên cứu về lịch sử của kịch, mà đang tìm hiểu về lịch sử của nhân loại.

Chúng ta đang khám phá chính bản thân mình. Và trên hết, chúng ta đang khám phá rằng, chúng ta có thể thay đổi bản thân, và thay đổi thế giới. Không có gì là mãi mãi không thay đổi. Ngay giờ đây, trong hiện tại này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về quá khứ, để cùng kiến tạo tương lai”.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

Tacerla Cafe & Bakery - Không gian cà phê mới mẻ giữa lòng thị trấn Phước Hải

(LĐTĐ) Quán cà phê và bánh ngọt mang tên “Tacerla Cafe & Bakery” tọa lạc trong khuôn viên Khu du lịch Trân Châu tại Phước Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu) chính thức mở cửa phục vụ du khách. Tuy vừa ra mắt, nhưng hứa hẹn sẽ nhanh chóng trở thành tọa độ sống ảo được các tín đồ du lịch săn đón.
Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 16, 17 của HĐND TP. Hà Nội sẽ xem xét, quyết nghị gần 60 nội dung quan trọng

(LĐTĐ) Sáng 26/4, Thường trực HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thống nhất nội dung kỳ họp chuyên đề, kỳ họp thường lệ giữa năm 2024 của HĐND Thành phố khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Trong đó Kỳ họp thứ 16 dự kiến xem xét 8 nội dung, Kỳ họp thứ 17 sẽ xem xét 50 nội dung.
Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

Quận Tây Hồ sẵn sàng các phương án đảm bảo an toàn mùa mưa bão

(LĐTĐ) Trong năm 2023, bám sát chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận ủy, Ủy ban nhân dân quận, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn quận Tây Hồ đã quán triệt công tác chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc cơ bản “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”.
VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

Quận Đống Đa gắn biển công trình xây dựng Trường THCS Nguyễn Trường Tộ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, quận Đống Đa tổ chức gắn biển công trình xây dựng Trường Trung học cơ sở (THCS) Nguyễn Trường Tộ (phường Ô Chợ Dừa), chào mừng “Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

Dịp lễ 30/4 và 1/5, người lao động có được thưởng không?

(LĐTĐ) Dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay cán bộ, công chức, viên chức được nghỉ liền 5 ngày (từ thứ Bảy ngày 27/4 đến hết thứ Tư ngày 1/5).
Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

Làm việc dịp lễ 30/4 và 1/5, tiền lương được tính thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.

Tin khác

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

VTV thực hiện hàng loạt chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Ngày 26/4, tại Hà Nội, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) tổ chức họp báo công bố các chương trình trọng điểm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, được phát sóng đa nền tảng trên các kênh và nền tảng số của VTV.
Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

Đặc sắc chương trình “Đất nước trọn niềm vui”

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), chào mừng 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2024), tối 25/4, tại Nhà hát lớn Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam đã phối hợp với một số đơn vị liên quan tổ chức chương trình “Đất nước trọn niềm vui”.
Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

Khẳng định khát vọng và ý chí của dân tộc qua "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt"

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (21/7/1954 - 21/7/2024).
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Xem thêm
Phiên bản di động