Ký ức tuổi thơ trong “Ba áng mây trôi dạt xứ bèo”
Ký ức thời bao cấp ở “Khu tập thể có giàn hoa tím” | |
Một cách lần giở ký ức của Florian Nguyễn | |
Nước Anh, miền ký ức cổ kính |
"Ba áng mây trôi dạt xứ bèo" là một tự truyện giãi bày tâm tư về một miền ký ức. Ảnh: L.Q.V |
“Ba áng mây trôi dạt xứ bèo” thuộc thể loại tự truyện hư cấu, bối cảnh từ 1964 - 1975. “Tôi không muốn để là hồi ký, vì hồi ký phải chính xác tuyệt đối, mà tôi thì không thể nhớ chính xác tuyệt đối và cũng không định phải kể những gì chính xác tuyệt đối, mà chỉ muốn nói tâm trạng của mình. Tuy nhiên, những gì liên quan đến lịch sử cuộc chiến tranh, liên quan đến đất nước, tôi tôn trọng hoàn toàn…” - Hồng Vân chia sẻ.
Hồng Vân sinh năm 1960 tại Hà Nội, trong một gia đình mà bố là một bác sĩ tài năng - đã cùng nhiều nhà trí thức khác theo lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh rời Paris về Việt Nam phụng sự Tổ quốc, còn mẹ là kỹ sư hóa. Gia đình có 3 cô Vân: Chị cả là Kim Vân (mây vàng), chị thứ tên Thanh Vân (mây xanh), còn Hồng Vân (mây hồng) út. Tất cả đã hiện diện trong cuốn tự truyện của Hồng Vân.
Năm 1983, sau khi tốt nghiệp Khoa tiếng Pháp (ĐH Tổng hợp Hà Nội), Hồng Vân qua Pháp. Yêu văn chương, yêu tiếng Pháp, nên khi tới đây, chị đã hoàn thành chương trình đào tạo thạc sĩ văn học cổ điển Pháp, rồi học kỹ sư công nghệ thông tin - bởi lẽ, “cơm áo không đùa với khách thơ”.
Trong buổi ra mắt ấn phẩm và giao lưu cùng bạn đọc, từ trái sang phải: Nhà văn Nguyễn Trương Quý, tác giả Hồng Vân của "Ba áng mây trôi dạt xứ bèo" và đạo diễn điện ảnh Nguyễn Hoàng Điệp. Ảnh: L.Q.V |
Hồng Vân có cơ duyên với quê nhà khi được bổ nhiệm làm Tùy viên Kinh tế - Thương mại ĐSQ Pháp tại Việt Nam, rồi làm việc cho ĐSQ Pháp tại Singapore với cương vị Tổng Thư ký Văn phòng ASEAN. Ở Pháp, chị từng là nhân viên Tòa Thị chính, nhân viên Bộ Tư Pháp và hiện làm cho một ngân hàng ở Paris.
Bộn bề với công việc là thế, nhưng rồi, tình yêu văn chương trỗi dậy trong chị ở tuổi xế chiều, hối thúc người đàn bà họ Bùi này giãi bày tâm tư. Ban đầu, chị chẳng chủ tâm viết sách, mà chỉ viết -như các bức thư cho những người thân. Chị viết khi cả nhà đã ngủ, viết dường như suốt đêm, trong 3-4 năm, “viết để giải tỏa những tổn thương đau đớn, những hờn giận trong lòng, để tìm lại sự bình an…”.
Trong phần đọc trích đoạn tác phẩm, tác giả Hồng Vân không khỏi bồi hồi xúc động khi nhắc nhớ tới những hồi ức tuổi ấu thơ. Ảnh: L.Q.V |
Các con của chị (con gái Vanessa, hiện làm việc ở Hà Nội và con trai Joachim - hiện sống ở TPHCM) là các độc giả đầu tiên được đọc những trang viết của chị. Benoit Drion - bạn đời của Hồng Vân - cũng đã có những nhận xét, đóng góp chân xác cho chị. Mọi người khích lệ chị in thành sách. Chị bèn gửi bản thảo tới các NXB, nhưng đều bị từ chối, bởi chị không phải là nhà văn chuyên nghiệp và càng chưa phải là tên tuổi trên văn đàn.
Nhưng rồi, hạnh phúc đã mỉm cười với “Mây Hồng”, năm 2012, “Ba áng mây trôi dạt xứ bèo” được xuất bản, đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc Pháp, được đón nhận nồng nhiệt ở nhiều hội chợ sách uy tín tại Châu Âu, được Ban độc giả và NXB Hội Nhà văn Pháp trao giải thưởng “Được yêu thích nhất năm 2013”, đồng thời còn được đưa vào chương trình học của một số trường quốc tế Pháp tại Việt Nam.
Bởi ngôn ngữ tiếng Việt của Hồng Vân trong 34 năm ở nước ngoài ít nhiều đã phai lạt, nên khi NXB Trẻ dự định ấn hành tại Việt Nam, chị đành gửi gắm dịch giả Quỳnh Lê (cũng là người gốc Hà Nội, hiện định cư tại Thụy Sĩ) chuyển ngữ, sau đó chị chỉnh sửa cho hợp với phong cách của mình. Trong cuốn sách có một số minh họa do chính người cha của Hồng Vân vẽ bằng bút chì, thêm gợi nhớ kỷ niệm xưa…
Trong buổi Hồng Vân về giao lưu với bạn đọc tại Trung tâm Văn hóa Pháp ở Hà Nội mới đây, nhân “Ba áng mây trôi dạt xứ bèo” “ra lò” ở Việt Nam, nom chị trẻ hơn tuổi, vóc dáng vẫn thon thả, nhưng nét mặt phảng phất âu lo. “Ở Châu Âu, mình kể chuyện những ngày đói khổ trong chiến tranh, thì người ta thích. Nhưng khi sách được dịch ra tiếng mẹ đẻ, lại ra mắt ngay tại Hà Nội - nơi tôi sinh ra và lớn lên, khiến tôi rất lo. Ở đây, ai cũng biết những câu chuyện tôi kể, có gì lạ đâu?...” - Hồng Vân tâm sự.
Tác giả Hồng Vân ký lưu niệm vào sách với các độc giả. Ảnh: L.Q.V |
Buổi giao lưu tối hôm đó đã thu hút đông người tham dự. Phần đọc trích đoạn tác phẩm bằng tiếng Pháp của Hồng Vân và bằng tiếng Việt của nữ đạo diễn điện ảnh Nguyễn Hoàng Điệp tràn đầy xúc động. Hồng Vân nhiều lần phải lau nước mắt và những người tham dự (đặc biệt là lớp người đã trải qua cuộc sống cùng cực, thiếu thốn trong thời chiến tranh chống Mỹ) cũng vậy, bởi chuyện của Vân cũng là chuyện của nhiều người Hà Nội.
“Ba áng mây trôi dạt xứ bèo” là cuốn sách đặc biệt. Chiến tranh Việt Nam và những góc khuất của cuộc sống được kể từ góc nhìn của một bé gái tầm 7-8 tuổi. Một cụ bà hàng xóm nhà Hồng Vân ở Hà Nội công nhận: “Vân có trí nhớ rất tốt. Những kỷ niệm đó rất chân thực…”. Còn tác giả cuốn sách tâm sự: “Tôi rất yêu Hà Nội. Đây là những ký ức thời trẻ của tôi về quê hương. Đây là một sự tri ân của tôi với ông ngoại, với bố/mẹ và những người thân của tôi, cũng như với những người dân từng bao bọc chị em chúng tôi trong thời chiến…”.
Hồng Vân đã viết xong cuốn tự truyện thứ 2, với bối cảnh sau chiến tranh, đã được một NXB ở Pháp mua bản quyền. Tiếp đó, chị dự định viết tiểu thuyết, nhưng sẽ không theo xu hướng nào trong văn chương. “Không phải là một nhà văn chuyên nghiệp, nên văn chương với chị, như một cuộc dạo chơi của áng mây hồng trên bầu trời tự do” - có người đã nhận xét như thế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51