Quy hoạch “lỗi”: Bến xe khách gặp khó
Cần minh bạch trong xã hội hóa bến xe | |
Hỗ trợ dự án đầu tư, nâng cấp, mở rộng bến xe khách |
Phát sinh nhiều chi phí “ăn theo”
Hiện tại trên địa bàn Thủ đô có 6 bến xe gồm: Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm, Lương Yên, Yên Nghĩa, Nước ngầm. Mặc dù quy mô các bến xe khác nhau nhưng về cơ bản cơ sở hạ tầng cũng như chất lượng đều đảm bảo yêu cầu và ngày càng được nâng cao để phù hợp với thực tế phục vụ hành khách. Tuy nhiên, qua tìm hiểu của phóng viên, việc nâng cao chất lượng để khẳng định uy tín, thương hiệu dịch vụ của mình là việc làm cần thiết nhưng để đáp ứng nhu cầu thực sự cho người dân thì vẫn còn tồn tại nhiều bất cập, dẫn đến công suất khai thác giữa các bến không đều nhau. Cụ thể, Bến xe Yên Nghĩa sử dụng 30% công suất; Bến xe Nước ngầm sử dụng 50% công suất. Trong khi đó, Bến xe Mỹ Đình lại quá tải.
Được biết, thói quen của hành khách là nhắm tới những bến xe thuận lợi về điểm đưa đón, dừng đỗ, mật độ xe cũng như thời gian chạy xe rồi mới đến yếu tố phục vụ. Ông Phạm Văn Thực (Linh Đàm) cho biết, mỗi lần về quê Nam Định ông thường chọn đi xe ở bến Giáp Bát vì gần nhà, không mất thời gian di chuyển.
Còn đối với những bến xe ở gần nhau như Gia Lâm - Lương Yên, Giáp Bát - Nước ngầm…thì yếu tố chủ yếu chi phối sự lựa chọn của hành khách sẽ là lộ trình, thời gian chạy xe. Hành khách sẽ chọn các tuyến có lộ trình phù hợp yêu cầu của mình, mật độ xe cao, tần suất liên tục để đi nhanh nhất đến nơi cần đến. Được biết, Bến xe Lương Yên chủ yếu phục vụ khách đi về các tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Quảng Ninh... Như vậy có thể thấy, khoảng cách địa lý chính là yếu tố đầu tiên chi phối khách hàng khi lựa chọn bến xe. Đơn cử một người ở Mai Dịch (Cầu Giấy) đương nhiên sẽ lựa chọn Bến xe Mỹ Đình nên không thể làm khó họ bằng cách yêu cầu họ ra Bến xe Giáp Bát hay Gia Lâm để tìm xe.
Vào dịp lễ tết, nhiều người đổ về bến xe dẫn đến ùn tắc giao thông |
Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở GTVT, nguyên nhân của tình trạng bến xe nơi đông nơi vắng nằm ở việc quy hoạch đô thị chưa hợp lý. Khi xây dựng các khu đô thị, những người làm quy hoạch thường chỉ chú trọng đến bãi đỗ xe tĩnh, phục vụ nhu cầu gửi xe cá nhân mà không dành đất để xây dựng bến xe. |
Mặc dù có ý kiến cho rằng, hiện mạng lưới xe buýt nội đô đã phát triển rộng khắp, có thể đưa hành khách đến bất cứ bến xe nào, nhưng trên thực tế, phương tiện trung chuyển này vẫn tồn tại nhiều bất cập. Chọn điểm khởi hành tại Bến xe Lương Yên để về Thái Bình, anh Lê Tuấn – một hành khách cho biết, hằng ngày tại bến xe này có gần 40 chuyến xe chạy về Thái Bình chủ yếu do nhà xe Hoàng Hà phục vụ. Như vậy so với Bến xe Giáp Bát thì mật độ xe cũng như giờ giấc không thuận lợi bằng nhưng anh Tuấn cũng đành lựa chọn bởi: “Nếu đi ra Bến xe Giáp Bát thì lại qua một phương tiện trung chuyển là xe buýt, taxi mất thời gian và tốn kém”.
Trên thực tế, việc sử dụng phương tiện trung chuyển này càng trở nên căng thẳng hơn vào những dịp lễ tết. Ví dụ như dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 vừa qua, nhiều hành khách phản ánh việc chen chân lên xe buýt để ra bến xe gặp nhiều khó khăn, do đồ đạc cồng kềnh trong khi thời gian dừng đỗ lại gấp. Nhiều gia đình có con nhỏ đành sử dụng phương tiện taxi nhưng giá đắt đỏ, thậm chí còn cao hơn cả giá vé tuyến xe khách liên tỉnh. Trong khi đó, đặc điểm của một bộ phận lớn dân cư của Hà Nội hiện nay là người ngoại tỉnh, nhu cầu thuê mua nhà cửa của họ luôn đi kèm với nhu cầu đi lại giữa Thủ đô và quê hương.
Theo thiếu úy Phạm Bảo, đội CSGT số 2: “Nhu cầu di chuyển đến bến xe gia tăng đặc biệt vào những dịp lễ tết không chỉ là một áp lực lên vận tải hành khách công cộng nội thành mà còn gây áp lực lên hệ thống giao thông, nhất là các tuyến dẫn đến khu vực bến xe, nhà ga khiến công tác phân luồng vất vả”.
Lỗi qui hoạch ?
Mới đây, tại cuộc họp với UBND TP Hà Nội, về các vấn đề phát triển GTVT và đảm bảo ATGT, liên quan đến hoạt động các bến xe khách Hà Nội, ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) cho rằng: Hà Nội nên tiến hành cổ phần hóa 100% các bến xe khách để nâng cao chất lượng hoạt động bến xe. Tuy nhiên, để tránh tình trạng quá tải ở một số bến xe như hiện nay, ông Huyện cho biết tiến tới sẽ tổ chức đấu thầu luồng tuyến cố định công khai, minh bạch tránh tình trạng nơi quá tải, nơi thiếu xe. |
Được biết tại thời điểm này, các bến xe trên địa bàn Thủ đô đã và đang thực hiện xã hội hóa trên cơ sở cạnh tranh lành mạnh. Ông Nguyễn Như Trúc, Giám đốc Bến xe Gia Lâm cho biết, chiến lược lâu dài như mở rộng quy mô, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ hành khách nhằm ổn định mạng lưới vận tải, giảm thiểu áp lực giao thông cho TP là trách nhiệm của các cơ quan quản lý.
Ở góc độ quản lý trực tiếp tại các bến xe, để hạn chế tình trạng mất cân bằng thì chỉ có thể chủ động ổn định cơ sở hạ tầng và năng lực phục vụ khách. Đối với các doanh nghiệp vận tải đang hoạt động tại bến, ban lãnh đạo tiến hành phối hợp, nhắc nhở nâng cao chất lượng phục vụ hơn nữa. Tuy nhiên kết quả đến đâu lại chủ yếu phụ thuộc vào ý thức cũng như chiến lược của từng doanh nghiệp vận tải.
Thực tế cho thấy, vẫn còn tồn tại sự không đồng đều về chất lượng phục vụ giữa các doanh nghiệp tại cùng một bến hay cùng một doanh nghiệp nhưng hoạt động ở 2 bến khác nhau. Theo giám đốc một doanh nghiệp vận tải chạy tuyến Hà Nội – Thái Bình thừa nhận, tại Bến xe Giáp Bát vốn được nhiều người biết đến như một bến xe với những lộ trình truyền thống như Giáp Bát – Nam Định, Giáp Bát – Thái Bình... nên việc tập trung nhiều doanh nghiệp để phục vụ tuyến này khá đông, dẫn đến ý thức nâng cao chất lượng phục vụ để cạnh tranh có phần được chú trọng hơn so với hoạt động của doanh nghiệp này các bến khác. Phản ánh về tình trạng trên, bà Phạm Hòe (Đầm Trấu) cho biết: “Cũng là hãng xe này nhưng nếu đầu tuyến xuất phát từ Bến xe Lương Yên thì chất lượng phục vụ kém so với Bến xe Giáp Bát”.
Một thực tế nữa tại những khu đô thị, vùng dân cư đông đúc, gần trường đại học quy tụ nhiều sinh viên thì nhu cầu đi lại bao giờ cũng cao hơn. Tuy nhiên việc bố trí bến xe đáp ứng nhu cầu tại chỗ của người dân vẫn chưa được thực hiện tốt. Theo ông Nguyễn Hoàng Linh, Phó giám đốc Sở GTVT, nguyên nhân chính của tình trạng bến xe nơi đông nơi vắng nằm ở việc quy hoạch đô thị chưa hợp lý. Khi xây dựng các khu đô thị đông đúc, những người làm quy hoạch thường chỉ chú trọng đến bãi đỗ xe tĩnh, phục vụ nhu cầu gửi xe cá nhân mà không dành đất để xây dựng các bến xe.
Còn theo ý kiến một số chuyên gia thì việc đầu tư, xây dựng trước hết cần nghiên cứu đến mật độ dân cư tại khu vực đó cũng như nhu cầu thực tế của hành khách. Tất cả những yếu tố đó sẽ tác động trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn cũng như sinh lãi từ hoạt động kinh doanh này. Trái lại tại những khu vực vắng vẻ, dân cư thưa thớt thì dù cơ sở vật chất có tốt đến đâu thì doanh nghiệp cũng sẽ không mặn mà, hành khách vẫn thiếu xe đi lại dẫn đến áp lực giao thông vẫn không được giải quyết.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông
Trật tự đô thị 24/12/2024 08:30
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát
Trật tự đô thị 20/12/2024 20:45
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán
Trật tự đô thị 18/12/2024 12:17
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm
Trật tự đô thị 16/12/2024 10:33
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định
Trật tự đô thị 15/12/2024 11:56
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh
Trật tự đô thị 08/12/2024 19:26
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố
Trật tự đô thị 04/12/2024 22:40
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm
Trật tự đô thị 03/12/2024 07:08
Phát triển không gian xanh tại các đô thị
Trật tự đô thị 29/11/2024 16:30
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 29/11/2024 15:08