Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn 'chưa từng có'

Hôm nay, tất cả các thành viên Chính phủ đều tham gia phiên chất vấn cuối cùng của Quốc hội khoá 13 để trả lời những thắc mắc của đại biểu liên quan đến lĩnh vực mình phụ trách.
Bế mạc Kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVI thành công tốt đẹp
Khai mạc kỳ họp thứ 13 HĐND tỉnh Thanh Hóa khóa XVI
Phiên chất vấn tại kỳ họp 13 HĐND TP: Dân chủ, thẳng thắn

Trong buổi làm việc đầu tiên sáng 16/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc phiên chất vấn, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Chính phủ trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa 13 đến năm 2015.

quoc-hoi-bat-dau-phien-chat-van-chua-tung-co
Sau khi Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng phát biểu khai mạc, Chính phủ sẽ đọc báo cáo trước khi đại biểu chất vấn trực tiếp.

Sau đó, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình, Viện trưởng Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình trình bày Báo cáo việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến năm 2015.

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày Báo cáo tổng hợp nội dung thẩm tra, Trưởng ban dân nguyện của Ủy ban thường vụ Quốc hội Nguyễn Đức Hiền trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 9 của Quốc hội và tổng hợp kết quả giải quyết kiến nghị của cử tri từ đầu nhiệm kỳ đến nay.

Sau khi nghe Chính phủ báo cáo và Văn phòng Quốc hội đọc nội dung thẩm tra, giám sát, các đại biểu thảo luận, chất vấn việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết đợt chất vấn này sẽ "đòi nợ" Bộ trưởng Tài nguyên Môi trường về vụ bôi trơn sổ đỏ. "Tôi đã nói thẳng rồi, Bộ trưởng còn nợ mà không trả. Bộ trưởng đã làm văn bản gửi Hà Nội và thanh tra có kết luận gửi cơ quan điều tra cả năm nay rồi mà không thấy tung tích đâu nữa, chứng cứ thì rõ ràng nhưng không làm gì", ông Cương nói.

Đồng thời, ông sẽ tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Nông nghiệp về vấn đề phân bón giả. Trong các phiên thảo luận kinh tế xã hội vừa qua, ông đã đưa vấn đề này ra và nhận được nhiều phản hồi từ cử tri cả nước. Nhân dân cho biết không chỉ tình trạng phân bón giả mà còn giống cây trồng, vật nuôi. Cái gì cũng có thể làm giả khiến người nông dân cực khổ vô cùng.

"Đó là chưa kể nạn lừa đảo tràn về nông thôn như bán hàng đa cấp, góp quỹ từ thiện… Ai sẽ là người bảo vệ cho người nông dân, vừa yếu thế vừa nghèo khổ, đã dẫm chân xuống bùn rồi còn bị vùi xuống bùn đen", ông Cương nói và băn khoăn, với tình trạng lừa đảo người dân như vậy thì quy trách nhiệm cho Bộ, ngành nào? Ông yêu cầu Chính phủ phải chỉ đạo các ngành có liên quan để điều tra và xử lý.

Đại biểu Võ Thị Dung nhận xét, khi các Bộ trưởng hứa ở diễn đàn Quốc hội thì rất tâm huyết nhưng thực hiện thì chưa được như mong muốn. Nguyên nhân một phần có thể do cơ chế phối hợp, điều hành chưa tập trung vào những vấn đề trọng tâm, thiết thân với nhân dân. Bà cho rằng kỳ họp nào cũng nêu lên vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, tội phạm, được mùa rớt giá, được giá mất mùa, nhũng nhiễu trong bộ máy công quyền, yếu kém, bộ máy cồng kềnh...nhưng gần hết nhiệm kỳ rồi, cũng có các giải pháp song chưa tiến triển.

"Nghị quyết của Quốc hội chưa có chế tài. Các Bộ trưởng, Tư lệnh ngành hứa như thế nhưng giờ hết nhiệm kỳ rồi thì mới có dịp nhìn lại chứ không phải kiểm tra theo từng năm. Vì không có tính khả thi trong chế tài nên tính chịu trách nhiệm, kỷ luật buộc các Bộ trưởng, Tư lệnh ngành thực hiện cho đầy đủ tinh thần Nghị quyết không có. Vì vậy không xử lý được các Bộ trưởng không hoàn thành nhiệm vụ", bà Dung nói.

Vị đại biểu TP HCM cho hay rất ấn tượng với Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh và Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng vì dù có khó khăn nhưng rất quyết liệt trong hành động, thể hiện trách nhiệm cao với Quốc hội, cử tri.

Để các Bộ trưởng quyết liệt thực hiện lời hứa, bà Dung kiến nghị cần phải thực hiện lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên Chính phủ, tư lệnh ngành hàng năm.

Không giống các phiên chất vấn trước đó chỉ có 4 Bộ trưởng, trưởng ngành được lựa chọn trả lời chất vấn, trong phiên áp chót của nhiệm kỳ Quốc hội này, tất cả các thành viên Chính phủ đều tham gia. Các bộ trưởng có trách nhiệm giải đáp những vấn đề đại biểu đặt ra.

"Các Bộ trưởng phải báo cáo rõ việc thực hiện những nhiệm vụ đã đưa vào Nghị quyết của Quốc hội nhưng không xử lý hết trước khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, nguyên nhân tại sao thực hiện chưa đạt yêu cầu. Quốc hội sẽ truy đến cùng vấn đề đó", Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nói và cho biết, sau khi chất vấn xong Quốc hội sẽ có Nghị quyết gửi lại cho khóa sau để có sự theo dõi liên tục, đôn đốc và giám sát thực hiện những vấn đề từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII vẫn chưa thực hiện xong.

Ông Hạnh Phúc nhấn mạnh, phiên chất vấn này "chưa từng có" cả về hình thức lẫn nội dung. Vì vậy, ông hi vọng với sự đổi mới này, những vấn đề cử tri quan tâm đều được chất vấn và được triển khai liên tục trong thực tế.

"Không phải cứ Bộ trưởng này hết nhiệm kỳ rồi thì những vấn đề đã cam kết không còn được thực hiện. Những vấn đề tồn tại của khóa này chưa được thực hiện thì Bộ trưởng của ngành đó khóa sau phải kế thừa để giải quyết. Ngành đó phải giải quyết đến cùng những vấn đề đại biểu đã chất vấn. Đây là trách nhiệm của ngành chứ không phải chỉ là trách nhiệm của cá nhân Bộ trưởng", ông Phúc nhấn mạnh.

Theo kế hoạch, phiên chất vấn sẽ diễn ra trong 2,5 ngày. Trong buổi cuối cùng diễn ra vào sáng 18/11, Thủ tướng có 75 phút từ 10h00 đến 11h15 để phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề liên quan và trực tiếp trả lời ý kiến của đại biểu Quốc hội.

Theo Hoàng Thuỳ/Vnexpress

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Những ngày qua, Liên đoàn Lao động quận Đống Đa đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực chăm lo cho đoàn viên, người lao động, như tổ chức tọa đàm nâng cao nghiệp vụ hoạt động công đoàn; thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; khám sức khoẻ miễn phí cho đoàn viên, người lao động…
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức chương trình tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ thành phố Hà Nội năm 2024; phát động Cuộc thi thử thách công nghệ ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào kết nối chuỗi cung ứng doanh nghiệp vừa và nhỏ (RESET 2024).
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.

Tin khác

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

Đề xuất bổ sung tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, tư tưởng với nhà giáo

(LĐTĐ) Sáng 20/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo. Các vấn đề về tuyển dụng, các chính sách xếp lương, ưu đãi cho nhà giáo... được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

Cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ và nguyên lãnh đạo Bộ Công Thương hầu tòa

(LĐTĐ) Ngày 20/11, Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (viết tắt là Công ty Xuyên Việt Oil) đối với 15 bị cáo; trong đó có bị cáo Lê Đức Thọ (SN 1970 quê Phú Thọ), nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Vietinbank (từ tháng 11/2018 đến tháng 6/2021), nguyên Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bến Tre (từ tháng 7/2021 đến tháng 9/2023).
Xem thêm
Phiên bản di động