Quản lý thực phẩm chức năng: Đã lỏng lẻo còn chồng chéo

Nếu như năm 2000, cả nước chỉ có 13 cơ sở sản xuất, với 63 sản phẩm thực phẩm chức năng (TPCN) thì đến nay, đã có gần 4.000 doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu, với hơn 20.000 sản phẩm TPCN được công bố. Hoạt động sản xuất, kinh doanh TPCN bùng nổ nhưng công tác quản lý lại bộc lộ sự lỏng lẻo và chồng chéo dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, tràn lan TPCN giả, kém chất lượng trên thị trường.
quan ly thuc pham chuc nang da long leo con chong cheo Phối hợp quản lý và xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm chức năng
quan ly thuc pham chuc nang da long leo con chong cheo Xử phạt 02 công ty vi phạm quy định về nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm chức năng
quan ly thuc pham chuc nang da long leo con chong cheo Phạt công ty quảng cáo sai về thực phẩm chức năng

Nhiều sản phẩm trong nước vi phạm 

Hiện nay nhu cầu sử dụng TPCN tăng nhanh và ngày càng phổ biến. Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) - Bộ Y tế, Nguyễn Thanh Phong cho rằng, hiện khoảng 60-70% người trưởng thành có sử dụng TPCN. 60-65% TPCN được sản xuất trong nước, còn lại là nhập khẩu. Hầu hết sản phẩm TPCN bị cơ quan chức năng xử phạt, thu hồi do vi phạm quy định về chất lượng là sản phẩm sản xuất trong nước với các lỗi như: Hàm lượng thành phần không đúng như công bố; không phát hiện hoạt chất; ô nhiễm vi sinh; nấm mốc… "Có doanh nghiệp chỉ thuê cửa hàng rộng 9m2-10m2 nhưng vẫn công bố sản xuất, kinh doanh TPCN. Khi sản phẩm phân phối ra thị trường "có vấn đề", cơ quan quản lý truy địa chỉ sản xuất thì họ đã chuyển địa điểm khác. Thậm chí, có doanh nghiệp liên tục thay đổi địa chỉ khiến cơ quan quản lý gặp rất nhiều khó khăn", ông Nguyễn Thanh Phong dẫn chứng.

quan ly thuc pham chuc nang da long leo con chong cheo
Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập lậu vừa bị bắt giữ. Ảnh: TTXVN

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội TPCN Việt Nam thừa nhận, điều kiện đăng ký sản xuất, lưu hành TPCN ở Việt Nam rất dễ. Trong khi đó, nước ta chưa có quy định cụ thể những thành phần được phép có trong TPCN. Bởi vậy, đã xuất hiện TPCN có chứa cả chất cấm. Ngoài ra, tình trạng TPCN xách tay, nhập lậu tràn lan, không bảo đảm chất lượng, an toàn cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Như trường hợp của ông Âu Xuân Kiên (Tổ 2, phường Việt Hưng, quận Long Biên), do thường xuyên bị đau lưng nên ông đã tin lời quảng cáo trên website bán hàng, mua TPCN giúp hỗ trợ điều trị xương khớp về sử dụng. Thế nhưng dùng hết một số lọ mà tình trạng đau lưng chẳng hề được cải thiện… 

Theo Cục ATTP, trong các vi phạm về hoạt động kinh doanh TPCN, quảng cáo là vi phạm thường gặp nhất. Riêng quý I-2016 đã có 20 công ty bị xử phạt vi phạm hành chính về ATTP, trong đó 13 công ty vi phạm về quảng cáo TPCN. Riêng trong năm 2015, Cục ATTP đã ra quyết định xử phạt 261 công ty với tổng số tiền phạt hơn 4,7 tỷ đồng, trong đó có 203 công ty vi phạm về quảng cáo, chủ yếu là quảng cáo TPCN.

Quản lý chồng chéo?

Vì không được coi là thuốc nên doanh nghiệp không được sản xuất TPCN trên dây chuyền sản xuất thuốc, thế nhưng dự thảo hướng dẫn "Thực hành sản xuất tốt TPCN" lại cho phép. Ông Hoàng Minh Châu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nam Dược cho biết, năm 2012, Cục Quản lý dược kiểm tra công ty và yêu cầu không được sản xuất TPCN trên dây chuyền thuốc Đông dược, nhưng Cục ATTP lại cho phép. Dù vậy, công ty đã phải đầu tư dây chuyền sản xuất TPCN riêng gây tốn kém.

Về vấn đề này, ông Trần Đáng cho rằng, cần phải có quy định thống nhất giữa Cục Quản lý dược và Cục ATTP, nếu mỗi cơ quan quản lý một kiểu sẽ làm khó doanh nghiệp. Cũng theo ông Trần Đáng, TPCN chỉ là vi chất dinh dưỡng được cô đặc, chế biến dưới dạng viên nén, viên con nhộng như thuốc chứ không phải là thuốc. TPCN đang nằm trong sự điều chỉnh của Luật ATTP, nên không cần chuyển sang Luật Dược. 

Đề cập đến thực trạng bát nháo của thị trường TPCN hiện nay, ông Lê Văn Truyền, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế cho rằng, thiếu định nghĩa chính xác, thống nhất và quy chế quản lý khác nhau… chính là những yếu tố góp phần làm cho thị trường TPCN rối loạn, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển - nơi mà quy mô của các cơ sở sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, manh mún và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng còn thấp. Cũng theo ông Lê Văn Truyền, để sản phẩm TPCN kém chất lượng lưu thông trên thị trường, đến tay người tiêu dùng là lỗi ở cơ quan quản lý. Người tiêu dùng không thể phân biệt được đâu là hàng chất lượng hay kém chất lượng, vì vậy các cơ quan quản lý phải có trách nhiệm bảo vệ người tiêu dùng.   

Theo Bộ Y tế, tháng 6-2017 sẽ ban hành Thông tư về "thực hành sản xuất tốt (GMP) TPCN". Ông Nguyễn Thanh Phong cho rằng, khi áp dụng tiêu chí GMP chắc chắn sẽ "khai tử" những doanh nghiệp yếu kém, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các đơn vị đạt tiêu chuẩn, tránh tình trạng "vàng thau lẫn lộn". Ước tính, số doanh nghiệp bị khai tử có thể lên đến 50%, do không đủ điều kiện theo chuẩn GMP. 

Trước mắt, nhằm chấn chỉnh tình trạng TPCN bị thổi phồng có công dụng chữa bệnh như hiện nay, Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư quy định về kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, có hiệu lực từ ngày 1-5 tới, trong đó nghiêm cấm việc kê TPCN vào đơn thuốc.   

PGS.TS Trần Quang Trung, Phó Chủ tịch Hội Khoa học và Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam: TPCN vốn chỉ là sản phẩm hỗ trợ sức khỏe như thực phẩm, chứ không phải là thuốc chữa bệnh nhưng được bào chế dưới dạng viên, nước, dạng bột… Cơ quan chức năng phải thống nhất được biện pháp quản lý, không làm rối thêm "ma trận" TPCN.

Ông Nguyễn Tiến Vũ, Phó phòng Nghiệp vụ Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội: Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, các mặt hàng vi phạm chất lượng chủ yếu tập trung vào các nhãn hàng TPCN dành cho xương khớp, giảm cân, tăng cường sinh lực. Người tiêu dùng có thể vào trang web: http://vfa.gov.vn của Cục ATTP để tham khảo, kiểm tra, so sánh, đối chiếu về chất lượng sản phẩm.

hanoimoi.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Vẫn còn hơn 2.160 công trình tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Vẫn còn hơn 2.160 công trình tồn tại vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Qua rà soát, đến thời điểm hiện tại, Hà Nội còn 2.164 công trình chưa được nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy (PCCC) hoạt động từ sau khi Luật PCCC có hiệu lực. Các đơn vị đã mời các chủ đầu tư họp thống nhất biện pháp, giải pháp thực hiện, 100% chủ đầu tư cam kết lộ trình, thời gian khắc phục.
Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi vào lớp 10

Nhà trường không được gợi ý phụ huynh đóng góp phục vụ kỳ thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không được gợi ý cha mẹ học sinh hỗ trợ, đóng góp phục vụ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 dưới bất kỳ hình thức nào.
Cử tri đề nghị Thành phố chú trọng đầu tư xây mới hệ thống trường công lập

Cử tri đề nghị Thành phố chú trọng đầu tư xây mới hệ thống trường công lập

(LĐTĐ) Cử tri đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có giải pháp hiệu quả về đầu tư trường công lập các cấp, đáp nhu cầu và mật độ dân số ngày càng phát triển của Thủ đô. Đồng thời, kiến nghị có giải pháp để quản lý các trường quốc tế.
TP.HCM: Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH để lừa đảo

TP.HCM: Cảnh báo tình trạng mạo danh cơ quan BHXH để lừa đảo

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, không có chủ trương yêu cầu người lao động cập nhật thông tin trên ứng dụng VssID. Đồng thời, khuyến cáo người dân và người lao động cần nâng cao cảnh giác để tránh bị kẻ gian lợi dụng, lừa đảo.
TP.HCM: Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế cho doanh nghiệp Việt

TP.HCM: Cơ hội mở rộng thị trường quốc tế cho doanh nghiệp Việt

(LĐTĐ) Ngày 8/5, Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức Hội chợ “Hàng Việt Nam tiêu biểu xuất khẩu 2024” tại Trung tâm Hội chợ Triển lãm Sài Gòn (SECC).
Thi đua xây dựng đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Thi đua xây dựng đô thị văn minh chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội sẽ khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua xây dựng đô thị văn minh “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp”, hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Tin khác

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

Gần 1.000 nhân viên y tế Hà Nội tham gia hưởng ứng hiến máu tình nguyện

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, năm 2024, ngành Y tế Thủ đô tổ chức hiến máu tình nguyện theo 2 đợt. Số lượng dự kiến là 1.800 đơn vị máu, chỉ tiêu.
Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 7/5, Sở Y tế Hà Nội long trọng tổ chức chương trình kỷ niệm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5) năm 2024 với chủ đề “Điều dưỡng Hà Nội - Tương lai sức khỏe Thủ đô”.
Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

Không phát hiện ngộ độc thực phẩm tại 2 trường tiểu học ở TP.HCM

(LĐTĐ) Ngày 7/5, đại diện Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) cho biết, đơn vị này không phát hiện ngộ độc thực phẩm tập thể tại 2 trường tiểu học Linh Chiểu (thành phố Thủ Đức) và Đặng Trần Côn (quận 4) như thông tin xuất trên mạng xã hội.
“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

“Đừng đùa” với thuốc nam không rõ nguồn gốc

(LĐTĐ) Dù đã được các chuyên gia y tế cảnh báo nhiều nhưng thời gian gần đây, các bệnh viện trên địa bàn Thành phố vẫn liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nhập viện trong tình trạng viêm gan, ngộ độc chì… do sử dụng thuốc nam không rõ nguồn gốc. Thậm chí nhiều người còn sử dụng thuốc lá theo kinh nghiệm dân gian để chữa bệnh khiến tình trạng càng thêm nguy kịch.
Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

Hà Nội ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà chưa tiêm vắc xin phòng bệnh

(LĐTĐ) Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 26/4 đến ngày 2/5), Thành phố ghi nhận thêm 3 ca mắc ho gà, giảm 12 trường hợp so với tuần trước. Cả 3 ca mắc đều là trẻ em chưa được tiêm chủng vắc xin phòng bệnh ho gà.
Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

Nữ bệnh nhân mắc bệnh da liễu do rối loạn di truyền hiếm gặp

(LĐTĐ) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương cho biết, đơn vị mới tiếp nhận ca bệnh 31 tuổi mắc bệnh lý di truyền hiếm gặp - hội chứng Keratitis-Ichthyosis-Deafness (K.I.D). Được biết, đến nay căn bệnh da liễu này thế giới chỉ ghi nhận 100 ca.
Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

Người dân không nên hoang mang về tác dụng phụ của vắc xin AstraZeneca

(LĐTĐ) Trước thông tin vắc xin AstraZeneca phòng Covid-19 đang bị cáo buộc gây ra tác dụng hiếm gặp có khả năng dẫn đến đông máu, các chuyên gia y tế khuyến cáo, người dân cần hiểu rõ thông tin để tránh tâm lý hoang mang không cần thiết.
Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

Đã có 529 người phải nhập viện do nghi ăn bánh mì tại Đồng Nai

(LĐTĐ) Sáng 4/5, Sở Y tế tỉnh Đồng Nai cho biết, liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì tại tiệm bánh mì Băng (phường Xuân Bình, thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai), tính đến 6 giờ hôm nay, số ca nhập viện điều trị đã có 529 ca, tăng hơn so với các ngày trước.
Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

Đồng Nai: Công an vào cuộc điều tra vụ ngộ độc nghi do ăn bánh mì

(LĐTĐ) Liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm nghi do ăn bánh mì ở tiệm bánh mì Băng tại địa chỉ khu phố 2, phường Xuân Bình, thành phố (TP) Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, ngày 3/5, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đã có văn bản yêu cầu Giám đốc Công an tỉnh này phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương điều tra vụ việc.
Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

Hà Nội nỗ lực giảm tỷ lệ người dân bị mù lòa

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống mù lòa đến năm 2030 trên địa bàn Thành phố. Kế hoạch xác định rõ mục tiêu, toàn Thành phố phấn đấu đến năm 2030, giảm tỷ lệ mù lòa xuống dưới 4 người/1.000 dân, trong đó, giảm tỷ lệ mù lòa ở người từ 50 tuổi trở lên xuống dưới 12 người/1.000 dân.
Xem thêm
Phiên bản di động