Phương pháp xây dựng đời sống mới trong nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn theo tư tưởng Hồ Chí Minh | |
Dấu ấn phong cách làm việc và lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh |
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trong khi cả nước đang tập trung cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Hồ Chí Minh đã khẳng định chủ trương kết hợp chặt chẽ xây dựng nền văn hoá nói chung, đời sống mới nói riêng với kháng chiến, kết hợp kháng chiến với kiến quốc. Vì vậy, không chỉ phát động phong trào xây dựng đời sống mới, ngày 3/4/1946, Người đã ký Sắc lệnh thành lập Ủy ban Trung ương vận động Đời sống mới và ngày 20/3/1947, với bút danh Tân Sinh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm "Đời sống mới" để lãnh đạo, chỉ đạo phong trào.
Theo Người, đó là một công việc quan trọng, “hợp thời lắm”, vì “chính trong lúc này càng phải thực hành đời sống mới là Cần, Kiệm, Liêm, Chính”. Để mọi người dễ hiểu và làm đúng tinh thần của bốn chữ đó, Hồ Chí Minh diễn giải một cách ngắn ngọn, dễ hiểu, dễ nhớ về nghĩa của từng chữ, theo đó: “Quân đội phải siêng tập, siêng đánh. Nhân dân tăng gia sản xuất, phải siêng làm, thì kháng chiến chắc chắn thắng lợi, thế cho nên phải Cần. Binh sĩ phải tiết kiệm đạn dược, mỗi viên đạn một tên thù… Cho nên phải Kiệm. Mọi người đều trong sạch, không tham lam, không đem của công dùng vào việc tư, thì mọi việc mới chạy. Cho nên ai cũng phải Liêm. Mỗi người quốc dân đều phải vì nước quên nhà, hăng hái ủng hộ kháng chiến, ra sức tăng gia sản xuất, trừ diệt bọn bán nước hại dân quyết làm cho Tổ quốc thống nhất độc lập. Thế là Chính".
Theo Bác Hồ, "Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” (Ảnh tư liệu) |
Cũng theo lời Người, đời sống mới bao gồm: Đời sống mới riêng cho từng người và đời sống mới cho cả cộng đồng, tập thể. Thiết thực và cụ thể, Người chỉ rõ một cách tỉ mỉ việc xây dựng đời sống mới ở trong một nhà, một làng, một trường học, trong bộ đội, trong công sở, trong xưởng máy. Thực hành đời sống mới là công việc của mọi người dân, bắt đầu từ cội nguồn là mỗi người, gia đình, làng xã, theo đó: Trong một nhà, về tinh thần, “phải trên thuận, dưới hòa, không thiên tư, thiên ái”; về vật chất, mọi việc đều phải “có kế hoạch, có ngăn nắp”…
Trong một làng xã, việc thực hiện đời sống mới, theo Người, cần phải làm những việc sau: Về văn hóa phải làm cho cả làng đều biết chữ, biết đạo đức và trách nhiệm của công dân. Về phong tục, phải cấm hẳn say sưa, cờ bạc, hút sách, bợm bãi, trộm cắp, … Trong một trường học, cốt nhất phải dạy cho học trò biết yêu nước, thương nòi. Phải dạy cho các em có chí tự lập, tự cường, quyết không chịu thua kém ai, quyết không chịu làm nô lên…
Trong bộ đội, phải thực hành kỷ luật cực kỳ nghiêm, siêng tập luyện, ai cũng biết chữ, biết chính trị ít nhiều, phải tăng gia sản xuất, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu… Trong các công sở, vì là những người đều có ít hoặc nhiều quyền hành, cho nên mỗi người phải giữ đúng Cần, Kiệm, Liêm, Chính để tránh tình trạng “dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân”… Trong một nhà máy, phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa chủ và thợ, cùng tiết kiệm để tăng năng xuất, để cùng hưởng lợi…
Để nhân dân nhận thức đúng và thực hành tốt đời sống mới, Hồ Chí Minh nhấn mạnh việc phải coi trọng công tác thông tin tuyên truyền, mà trước hết là “phải tuyên truyền, giải thích và làm gương”. Công việc này phải được tiến hành thường xuyên, tại mỗi nhà, mỗi làng, bộ đội, công xưởng… để “mọi người hiểu đời sống mới có ích thế nào, cách thi hành đời sống mới thế nào”. Khi tuyên truyền phải nhuần nguyên tắc tuyên truyền cho người ta dần dần hiểu, “để người ta vui lòng làm, chứ không có quyền ép người ta”. Trong quá trình tuyên truyền phải “hăng hái, bền gan, chịu khó, đồng thời phải cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng”.
Để vận động quần chúng nhân dân xây dựng “Đời sống mới”, Hồ Chí Minh luôn yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải phát huy vai trò nêu gương trong mọi lúc, ở mọi nơi; nói phải đi đôi với làm, để quần chúng noi theo; tự mình phải gương mẫu thực hiện. Theo Người: “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” và “Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”, nên mỗi cán bộ, đảng viên phải thể hiện rõ tinh thần tiền phong, “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, “làm mực thước cho người ta bắt chước”.
Bảo Thoa
(Bài viết có sử dụng tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Phương pháp luận về Chuyển đổi số của Viettel Solutions là thành công điển hình của năm tại BIG Awards for Business 2024
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00