Phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ mà không cần uống kháng sinh
Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock) |
Khi sử dụng, gel có thể cung cấp kháng sinh trực tiếp vào tai, tránh những tác dụng phụ với toàn cơ thể và tránh xảy ra tình trạng kháng kháng sinh.
Tác giả của nghiên cứu nói rằng việc cho những đứa trẻ uống thuốc kháng sinh đã là một nhiệm vụ rất khó khăn, hơn nữa lại cần uống 2-3 lần/ngày liên tục trong 7-10 ngày. Nếu trẻ không thể hoàn thành việc điều trị bằng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng kháng kháng sinh. Sử dụng kháng sinh uống cần thông qua sự tuần hoàn máu để đến tai giữa, thậm chí một số trẻ còn chịu tác dụng phụ của thuốc như nôn mửa, viêm da, tiêu chảy..., dẫn đến việc rối loạn hệ sinh vật đường ruột.
"Cho một đứa trẻ uống kháng sinh cũng giống như một môn võ nghệ thuật," Daniel Kohane, nhà nghiên cứu cấp cao và là giám đốc của Phòng thí nghiệm tại Bệnh viện nhi Boston, nói. Hơn nữa, cha mẹ thường ngừng điều trị quá sớm vì tình trạng của trẻ trở nên tốt hơn trong vòng một vài ngày, nhưng điều này có thể làm tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn.
Sử dụng gel nhỏ tai để điều trị viêm tai giữa là một mục tiêu theo đuổi nhiều năm của con người trong khi màng nhĩ là một rào cản cho nhiều loại thuốc và trở thành trở ngại cho việc điều trị viêm tai giữa. "Với các kháng sinh đường uống cần thông qua sự tuần hoàn máu để đến tai giữa," Dương Dung, một kỹ sư hóa học trong phòng thí nghiệm của Kohane và là tác giả đầu tiên của nghiên cứu, cho biết. "Với gel, một bác sỹ nhi khoa có thể quản lý kháng sinh và tác động chỉ ở những nơi cần thiết."
Loại gel mới có thể giúp kháng sinh, ciprofloxacin, qua màng nhĩ vào tai giữa. "Công nghệ của chúng tôi sẽ vượt qua được những trở lại với màng nhĩ và với số lượng đủ để được điều trị," Kohane nói.
Khi thử nghiệm với sóc, động vật gặm nhấm có cấu trúc tai tương tự như của con người, gel hoàn toàn chữa khỏi nhiễm trùng tai do vi khuẩn Haemophilus influenzae, một nguyên nhân phổ biến của viêm tai giữa.
Theo các nhà nghiên cứu, thuốc chảy trực tiếp vào tai giữa và đã không thể phát hiện trong máu, cho thấy sóc có khả năng tránh được nhiễm độc toàn thân. "Gel tan chảy trong vòng ba tuần và màng nhĩ của động vật gặm nhấm có vẻ bình thường sau khi điều trị," các chuyên gia nghiên cứu nói. Kohane hy vọng có thể sẽ bắt đầu thử nghiệm loại gel này ở những bệnh nhân trong vài tháng tới.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00