Máy đo chức năng vòi nhĩ - Lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam
![]() | Làm thế nào để nhận biết trẻ bị khiếm thính? |
![]() | Bệnh viện Bạch Mai: Dù có 1 bệnh nhân cũng tổ chức bầu cử |
![]() | Tiếp tục khám, tư vấn miễn phí bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính |
Theo PGS.TS Định máy đo chức năng vòi nhĩ giúp đánh giá toàn diện các hoạt động chức năng của vòi nhĩ trong các bệnh: Viêm tai giữa có thủng và không thủng màng nhĩ; Bệnh hẹp hoặc doãng rộng vòi nhĩ; Các bệnh lý ù tai, nghe kém không do viêm tai; Đánh giá trước và sau phẫu thuật tai; Tuyển chọn và đánh giá ảnh hưởng của nghề nghiệp ở những người làm trong môi trường thay đổi áp suất: phi công, thợ lặn...
Qua đó, giúp việc chẩn đoán và điều trị các bệnh về tai được chính xác và hiệu quả hơn. PGS.TS. Lê Công Định cho biết thêm, máy đo chức năng vòi nhĩ do phía Nhật Bản tài trợ cho Bệnh viện Bạch Mai trong khuôn khổ hợp tác giữa Bệnh viện Bạch Mai (BVBM) và Văn phòng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA).
![]() |
Máy đo chức năng vòi nhĩ |
Nhờ sự hỗ trợ của Nhật Bản, Bệnh viện Bạch Mai đã khai trương Trung tâm Thính học Việt Nam – Nhật Bản. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại bậc nhất Việt Nam, Trung tâm Thính học có thể: Chẩn đoán và điều trị các bệnh lý về tai ở cả người lớn và trẻ em như: viêm nhiễm, khối u, dị dạng bẩm sinh, chấn thương, lão thính...; Sàng lọc và phát hiện sớm nghe kém ở trẻ sơ sinh để có biện pháp can thiệp kịp thời; Thực hiện các thăm dò chức năng về tai như: đo thính lực, đo nhĩ lượng, đo chức năng vòi tai, đo âm ốc tai .. để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh chính xác, kịp thời; Tư vấn và hiệu chỉnh máy trợ thính cho bệnh nhân suy giảm sức nghe có chỉ định đeo máy trợ thính.
Liên quan đến việc cần thiết phải đi khám và chuẩn đoán điều trị, PGS.TS Định cảnh báo một số biểu hiện của người bị bệnh như: Với người lớn, khi nghe đài, tivi không rõ, phải bật âm lượng lớn hơn so với trước; hoặc nghe điện thoại 1 bên thấy không rõ tiếng bằng bên đối diện; hoặc trong khi nói chuyện thì luôn yêu cầu người đối thoại phải nhắc lại. v.v… Trong các trường hợp trên, người bệnh cần đi khám bác sĩ tai mũi họng để xác định nguyên nhân nghe kém và có hướng điều trị thích hợp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Thiết thực chăm lo đời sống người lao động

HAGL "vùi dập" Bình Dương với chiến thắng 4-0 trên sân Pleiku

Bước đi then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa Thủ đô

Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, giá vé máy bay tiếp tục tăng nóng

Xác định hoa hậu Thùy Tiên có liên quan đến vụ án Quang Linh Vlogs và Hằng Du Mục

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

LĐLĐ quận Long Biên: Triển khai 19 nhiệm vụ trọng tâm trong quý II
Tin khác

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15

Phần lớn trẻ nhập viện điều trị bệnh sởi chưa được tiêm vắc xin
Y tế 03/04/2025 06:09

Tỷ lệ hài lòng của người bệnh trong quý I/2025 là 97,21%
Y tế 03/04/2025 06:08

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37