Phục dựng lễ hội: Không thể để mất kiểm soát
Vẫn bày bán tràn lan! | |
Độc đáo cuộc thi cỗ cá ở lễ hội đền Trần Thái Bình | |
Nét đặc sắc trong nghệ thuật văn hóa Việt |
Từ năm 1990, các nhà nghiên cứu dân tộc học và văn hóa bắt đầu đi sưu tầm, tổ chức, phục dựng một số lễ hội theo một xu hướng về nguồn. Trong quá trình đó, các nhà nghiên cứu chủ trương càng tái hiện nguyên vẹn càng tốt. Nhiều địa phương còn được hỗ trợ kinh phí để phục dựng các lễ hội truyền thống. Khi kinh tế thị trường mở ra, nhiều nơi nhận thấy lễ hội là nơi thu lợi lớn, thì phong trào phục dựng lễ hội ngày càng lan rộng và trở nên quá đà.
Ảnh minh họa. |
Tại hội nghị tổng kết công tác lễ hội năm 2016, bà Trịnh Thị Thủy- Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) nói nếu trước đây chỉ có hội chọi trâu ở Đồ Sơn, Hải Phòng, thì giờ có tới hơn chục địa phương tổ chức. Trâu còn đang chọi trong sân nhưng ở dọc đường đã có rất nhiều quán bày bán thịt trâu và nói đây là thịt trâu chọi
Nhà nghiên cứu văn hóa Bùi Trọng Hiền (Viện Văn hóa nghệ thuật Việt Nam) cho rằng, hầu hết các lễ hội đã được phục hồi đều có hành vi giết con vật. Tuy nhiên, việc treo cổ trâu, chém lợn... là những hành vi bị phục dựng quá đà.
Tâm lý đám đông cũng là một phần nguyên nhân gây nên sự biến tướng trong lễ hội. Dân trí và hiểu biết càng hạn chế thì sự chi phối đó càng mạnh. Lễ hội bây giờ như một cuộc diễn trình sân khấu hóa, có kịch bản, có hát múa, đàn loa, kèn trống, mua thần bán thánh, ăn uống phàm tục… nên mất đi sự trang nghiêm vốn có của nguyên gốc.
Nhiều lễ hội đã bị biến tấu làm sai ý nghĩa của phong tục như việc phát ấn Đền Trần (Nam Định, Thái Bình), chuyện ban lộc của Bà Chúa Kho (Bắc Ninh), xoa tiền trên chuông Chùa Đồng Yên Tử (Quảng Ninh), tục cướp hoa tre Lễ hội Gióng… Điều này lý giải phần nào cho sự chen lấn, xô đẩy tại các lễ hội..
Theo GS. TS Ngô Đức Thịnh, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, lễ hội hiện nay đã bị thương mại hóa, là nơi để kiếm lời và bị trần tục hóa, tính thiêng của lễ hội ngày càng mất đi.
Nhiều địa phương hiện nay đã phục dựng một số lễ hội truyền thống như: Lễ hội chạy lợn ở Phú Xuyên (Hà Hội), Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam), Tế đàn xã tắc (Huế), Xuống đồng ở Hưng Yên- Quảng Ninh.v.v... Do được phục dựng theo ‘kịch bản’ của các nhà nghiên cứu ở địa phương và trí nhớ của các vị cao niên nên nảy sinh băn khoăn là tính nguyên bản của lễ hội liệu có còn?
Theo nhạc sĩ Đặng Hoành Loan, lễ hội gắn với đời sống của một cộng đồng. Cộng đồng phát triển thì lễ hội đó cũng phát triển. Nếu cộng đồng ấy thuở xưa mất mùa liên tục thì họ làm nhỏ gọn, nhưng những năm được mùa thì lễ hội ấy trở nên rộn ràng và lớn hơn nhiều. Điều này chứng tỏ lễ hội ấy đi theo đời sống của cộng đồng và mỗi cộng đồng người ta tìm ra một lễ thức đáp ứng nhu cầu tâm linh của cộng đồng ấy. Cho nên cốt lõi của lễ hội cần giữ nguyên. Nếu không giữ được lõi của lễ hội, đời sống tâm linh của lễ hội đó sẽ mất.
Tuy nhiên, vì việc phục dựng lễ hội theo trí nhớ, nên hình thức tổ chức có thể có sai lệch, biến dạng. Bây giờ, các địa phương lại bắt chước nhau, rồi ganh đua nhau "con gà tức nhau tiếng gáy", lễ hội làng mình phải to hơn làng bên. Rồi bên cạnh đó, việc tuyên truyền tràn lan về lễ hội trên các phương tiện truyền thông đại chúng cũng làm phức tạp tình hình của tín ngưỡng
Vì vậy, cho dù không thể có một qui chế chung cho tất cả các lễ hội nhưng các nhà quản lý vẫn nên có qui chế chung về trình tự, qui mô tổ chức của các lễ hội. Ví dụ, lễ hội ngày xưa qui mô nhỏ gọn như thế nào thì bây giờ làm nhỏ gọn như vậy.
Còn theo TS. Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, muốn giải quyết triệt để tình trạng dựa danh di sản để thương mại hóa, cần phải đẩy mạnh việc sưu tầm, nghiên cứu về di tích, lễ hội, luận cứ khoa học để giảm sự tuỳ tiện, không đúng với bản chất của lễ hội.
Theo Mai Hồng
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51