Phòng chống dịch sốt xuất huyết: Tăng cường ý thức cộng đồng
55% bệnh nhân mắc sốt xuất huyết là người thuê trọ | |
Bộ y tế mạnh tay trong phòng, chống dịch sốt xuất huyết |
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), trong 8 tháng đầu năm 2015, cả nước đã ghi nhận gần 30.000 trường hợp mắc SXH tại 50 tỉnh, thành trên cả nước, tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, là nơi có tập quán trữ nước, khu đô thị, công trường xây dựng và khu dân cư đông đúc (Bình Dương, Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu), trong đó có 18 trường hợp tử vong. Riêng tại Hà Nội cũng đã ghi nhận hơn 1.530 trường hợp mắc SXH (tăng 3,5 lần so với cùng kỳ), phân bố trên diện rộng tại 29/30 quận, huyện, thị xã. Các quận, huyện gồm Thanh Trì, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng và Hà Đông là những đơn vị có tỷ lệ cao về số mắc SXH.
Phun hóa chất diệt muỗi để phòng tránh dịch SXH |
Cũng theo PGS.TS Trần Đắc Phu, tại Việt Nam số mắc SXH trung bình hằng năm dao động từ 50.000 đến 100.000 trường hợp. Chu kỳ dịch lớn thường xuất hiện từ 4 đến 5 năm một lần. Năm 2015 là năm chu kỳ của dịch SXH. Tại miền Nam, số mắc thường tăng cao vào mùa mưa và miền Bắc từ tháng 4 đến tháng 10 là thời gian có điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và có nhiều dụng cụ chứa đọng nước mưa tạo điều kiện cho muỗi sinh sản, phát triển. Để giải quyết dứt điểm SXH cần phải có vắc xin phòng bệnh. Tuy nhiên, SXH có 4 týp nên rất khó để sản xuất vắc xin. Do đó, nếu bệnh nhân mắc týp trước hoàn toàn có thể mắc týp sau và khi đã mắc týp sau thì rất nguy hiểm, thường xảy ra sốc xuất huyết, chảy máu nội tạng...
Theo các chuyên gia y tế, SXH có nhiều dạng khác nhau, nhẹ thì nổi ban, nặng nhất là SXH nội tạng, đây là biến chứng gây tử vong cao khi mắc bệnh. Thời kỳ ủ bệnh sớm khoảng 2 ngày, muộn khoảng 14 ngày, trong thời kỳ này, bệnh nhân không có triệu chứng nên rất khó phát hiện. |
Ngoài ra, để phòng chống dịch SXH, giữ gìn vệ sinh môi trường là rất quan trọng. Hiện số bệnh nhân mắc SXH chủ yếu tập trung ở các khu trọ không đảm bảo vệ sinh; nhiều khu đô thị lại nằm xen kẽ các bãi đất trống không có người ở tạo thuận lợi cho các ổ bọ gậy, muỗi gây bệnh tồn tại, khó kiểm soát. Trong khi đó ý thức phòng, chống dịch bệnh của một bộ phận người dân chưa cao khiến dịch SXH có thể bùng phát. Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, chỉ có khoảng 64% hộ gia đình hợp tác với cán bộ y tế trong việc phun hóa chất diệt muỗi phòng bệnh. Đây là khó khăn lớn cản trở công tác phòng chống dịch bệnh này. Bởi vì trong cùng một khu vực nếu còn một số hộ không phun hóa chất diệt muỗi thì muỗi từ những hộ này vẫn sinh sôi nảy nở, bay sang các hộ bên cạnh lây truyền bệnh. Thậm chí, muỗi SXH sống từ tầng trệt đến tầng thượng, chung cư cao đến 12 tầng vẫn có, vì thế phun hóa chất cho tất cả các tầng rất quan trọng. Từ nay đến cuối năm, Hà Nội sẽ tổ chức 140 chiến dịch vệ sinh môi trường và 100 chiến dịch phun hóa chất phòng dịch.
Theo các chuyên gia y tế, SXH có nhiều dạng khác nhau, nhẹ thì nổi ban, nặng nhất là SXH nội tạng, đây là biến chứng gây tử vong cao khi mắc bệnh. Thời kỳ ủ bệnh sớm khoảng 2 ngày, muộn khoảng 14 ngày, trong thời kỳ này, bệnh nhân không có triệu chứng nên rất khó phát hiện. Trong khi đó, SXH có những triệu chứng dễ nhầm lẫn với bệnh sốt virus thông thường nên nhiều người có tâm lý chủ quan, không tới các trung tâm y tế khám bệnh, dẫn tới bệnh nặng, có biến chứng như xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa… đe dọa tới tính mạng. Để tránh tình trạng bệnh nặng hoặc có biến chứng mới vào viện điều trị, những bệnh nhân bị sốt đột ngột, kèm theo triệu chứng đau đầu, đau mỏi toàn thân, cơ thể có chấm đỏ ở ngoài da, chảy máu răng lợi hoặc chảy máu cam… cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Khánh Lâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09