Phố Hàng Bạc: Đau đáu nỗi lo thất truyền nghề

Nếu ngày xưa, tuyến phố cổ Hàng Bạc (Hà Nội) luôn rộn rã những âm thanh của tiếng đe, tiếng búa, tiếng đèn khò… rèn bạc thì nay nó gần như mất hẳn. Nỗi lo thất truyền, không có người kế tục đang là suy nghĩ thường nhật của nghệ nhân nơi đây.
Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất kinh kỳ
Cái máy nước
Hồ Gươm trong lòng người Nam Bộ

Hoài niệm một thời

Chúng tôi tìm đến tuyến phố Hàng Bạc nức tiếng một thời về nghề kim hoàn với những sản phẩm trang sức vòng, xuyến, nhẫn...được chế tác cầu kỳ, tinh tế. Phố Hàng Bạc xưa kia là nơi tập trung những người thợ kim hoàn tinh xảo nhất trong giới vàng bạc của đất Kinh Kỳ. Trong số những người làm nghề này, ngoài một số người dân Hà Nội gốc, còn phần lớn cư dân của 3 làng khác di cư đến từ Châu Khê, Định Công Thượng, Đồng Sâm (Thái Bình). Không chỉ đúc bạc, làm đồ trang sức, những nghệ nhân nơi đây còn làm những đồ dân dụng để cung tiến lên cung Vua, phủ Chúa. Các đồ chạm bạc tinh tế từng được theo chân các nghệ nhân mang đi trưng bày ở các hội chợ lớn.

Để gia công một món đồ, người thợ phải phác thảo ra giấy rồi mới dựa trên phác thảo ban đầu để tỉa tót theo. Ve chạm thường làm bằng thép, ngắn, chỉ khoảng 3 đốt ngón tay. Một người thợ chuyên chạm thường có từ 50 - 70 ve chạm, mỗi đầu ve có một hình thù khác nhau - dẹp, tròn, dày, mỏng… Khi chạm, người thợ phải đặt miếng bạc trên bàn si rồi mới thực hiện. Món bạc trơn có phần đơn giản và đỡ tốn thời gian hơn, người thợ chỉ tập trung sao cho nuột rồi đánh bóng lại. Với những món đồ trơn, chỉ cần thêm công đoạn cắt và hàn khéo thì hầu như những mối hàn đều phẳng, mắt thường không phát hiện ra.

Phố Hàng Bạc: Đau đáu nỗi lo thất truyền nghề
Phố Hàng Bạc ngày nay.

Theo cụ Hồ Văn Hòa - một nghệ nhân ở phố Hàng Bạc - để làm một món đồ bạc bằng tay thì khách phải mất thời gian chờ đợi. Sau khi chọn mẫu, thợ sẽ đo tay rồi mới chế tác. Được một cái nhẫn bạc ưng ý, có khi khách phải chờ hằng tuần. “Hiện nay, chế tác bằng máy công nghiệp nên nhanh lắm, nhưng giống nhau và giá rẻ, chỉ vài chục ngàn đồng/chiếc" – cụ Hòa cho biết.

Tôi đã từng dìu dắt nhiều học viên từ những ngày đầu chập chững tìm đến học nghề. Tôi chú trọng dạy họ nền tảng cơ bản ban đầu. Ví dụ, thao tác đạp bễ đèn khò sao cho chân đạp đều, nhịp nhàng, làm thế nào để làm cả ngày cũng không mỏi. Để làm được điều này, người thợ phải biết điều tiết và giữ sức, lựa theo nhịp đạp để ngưng nghỉ, còn tay cầm vòi đèn sao cho tia lửa phun ra đều và im. Cái khó là tay phải giữ nguyên tư thế, không được nhúc nhích. Chỉ riêng bài học cơ bản này thôi, những thợ mới vào nghề dù tinh ý cũng phải mất gần một tuần lễ thì mới đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác của tay và chân...” – cụ Nguyễn Văn Đức 85 tuổi, chủ cửa hiệu vàng bạc Thuận Thành cho biết.

Bạc pha lấn lướt bạc nguyên chất

Tôi đã từng dìu dắt nhiều học viên từ những ngày đầu chập chững tìm đến học nghề. Tôi chú trọng dạy họ nền tảng cơ bản ban đầu. Ví dụ, thao tác đạp bễ đèn khò sao cho chân đạp đều, nhịp nhàng, làm thế nào để làm cả ngày cũng không mỏi. Để làm được điều này, người thợ phải biết điều tiết và giữ sức, lựa theo nhịp đạp để ngưng nghỉ, còn tay cầm vòi đèn sao cho tia lửa phun ra đều và im. Cái khó là tay phải giữ nguyên tư thế, không được nhúc nhích. Chỉ riêng bài học cơ bản này thôi, những thợ mới vào nghề dù tinh ý cũng phải mất gần một tuần lễ thì mới đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các động tác của tay và chân...” – cụ Nguyễn Văn Đức 85 tuổi, chủ cửa hiệu vàng bạc Thuận Thành cho biết.

Nếu ngày xưa, tuyến phố này luôn rộn rã những âm thanh của tiếng đe, tiếng búa, tiếng đèn khò... rèn bạc thì ngày nay nó gần như mất hẳn. Cụ Nguyễn Thị Lụa - cửa hàng vàng bạc Vinh Thịnh - cho biết: "Trước, tủ bày đồ bạc còn bày cả dụng cụ, đồ nghề làm hàng như: Hóa chất làm bóng, bàn ghế, đèn khò... nhưng bây giờ phố Hàng Bạc trở thành "phố Đúc Bạc" mất rồi. Đồ nghề hầu hết đều được dẹp xuống nhà sau, bởi thi thoảng mới cần dùng đến chúng để sửa hàng cho khách".

Thấy chúng tôi tần ngần, cụ Lụa thủng thẳng nói: "Bây giờ, người ta chủ yếu đầu tư cửa hàng sao cho sang trọng, đẹp mắt. Sản phẩm bạc thời nay phần lớn là nhập về hoặc đứng ra làm đầu mối chuyên cung cấp hàng với số lượng lớn cho các tỉnh, thành lân cận, số còn lại là bán lẻ cho du khách. Như vậy, chủ hàng vừa nhàn thân lại thu lời lớn từ nghề "bán thương hiệu" này".

Theo xu hướng của giới trẻ hiện nay, phần lớn ưa sử dụng những mặt hàng trang sức bạc "nhân tạo" thường được gọi với cái tên bạc Ý, bạc Mỹ... Nếu những loại bạc này đúng là xuất xứ từ Ý, Mỹ... thì đảm bảo công nghệ pha chế và chế tác theo đúng tiêu chuẩn, nhưng giá thì rất cao, chứ không hề rẻ như những loại bạc nhái đang bày bán tràn lan trên thị trường. Khi được bày trong cửa hiệu thì sáng long lanh, nhưng chỉ qua một thời gian ngắn sử dụng, lập tức nó bị xuống sắc. Thậm chí, bạc Ý rởm khi bị pha quá nhiều sẽ bị giòn, dễ gãy...

Tâm sự với chúng tôi, cụ Hòa không giấu được lo ngại về lớp trẻ kế tục. Thời nay, đồ kim hoàn đang phụ thuộc quá nhiều vào máy móc, dần mất đi sự khéo léo của đôi bàn tay. “Thời xưa, bạc hiếm nên chúng tôi được thầy truyền nghề cũng chỉ dám lấy đồng đỏ để tập. Đầu tiên, học đánh dẹp rồi đánh vuông và kỹ thuật biến từ ngắn thành dài sao cho đều tay và không bị đứt đoạn giữa chừng. Vừa luyện cho dẻo tay, lại vừa luyện được cữ búa đánh theo lối bậc thang để tạo độ vuông vức của thanh bạc. Cứ cần mẫn như thế, những roi bạc từ 3 đồng cân dần nhỏ lại, dài ra cho đến khi bé bằng chiếc tăm là đạt yêu cầu. Hiện nay với sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp khiến độ dẻo tay của thợ sẽ kém vì không được luyện tập thường xuyên...” – cụ Hòa tâm sự.

Tuệ Liên

Nên xem

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Cháy nhà lúc rạng sáng khi mẹ vắng nhà, bé trai 2 tuổi tử vong

Vụ cháy xảy ra lúc 1h30 ngày 31/3 tại ngôi nhà cấp 4 của hai mẹ con thôn Yên Vĩnh, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lực lượng chức năng phát hiện bé trai trong đám cháy và đưa ra ngoài, nhưng cháu đã tử vong. Mẹ cháu bé không có mặt tại nhà khi vụ cháy xảy ra.
Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Làm rõ khoảng cách an toàn khi sản xuất, kinh doanh hóa chất trong khu dân cư

Đại biểu Nguyễn Trần Phượng Trân bày tỏ băn khoăn dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) chưa có quy định về khoảng cách an toàn đối với các cơ sở sản xuất và kinh doanh hóa chất trong khu dân cư, các doanh nghiệp nhỏ lẻ vẫn có thể kinh doanh hóa chất trong khu dân cư...
Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Những người hùng hồi sinh “mạch đập” môi trường

Không phải những siêu anh hùng với áo choàng tung bay, cũng chẳng có những công cụ tối tân như trong các bộ phim giả tưởng, họ chỉ đơn thuần là những con người bình dị, mang trong mình một tình yêu mãnh liệt với môi trường và xã hội. Hằng tuần, hàng tháng họ sẵn sàng ngâm mình trong dòng nước ô nhiễm, cần mẫn thu gom và phân loại lượng rác khổng lồ, từng bước hồi sinh sự sống cho những dòng nước đen quánh bốc mùi xú uế.
Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn đã "vọt" lên gần 102 triệu đồng/lượng

Vào lúc 14h chiều nay (31/3), các doanh nghiệp kinh doanh vàng trong nước điều chỉnh tăng mạnh giá vàng miếng và vàng nhẫn lên mốc 101,9 triệu đồng/lượng. Đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay.
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của tổ chức Công đoàn

Sáng nay (31/3), Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 06b/NQ-TLĐ ngày 3/8/2015 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XI và 5 năm thực hiện Kết luận số 01/KL-BCH ngày 15/3/2021 của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn khóa XII về nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Ủy ban kiểm tra (UBKT) Công đoàn.
Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Cách chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực

Tết Hàn thực cũng như Tết Nguyên đán thể hiện sự tri ân đối với thần thánh, hiếu kính tiên tổ. Có thể chuẩn bị mâm cỗ cúng Tết Hàn thực như khi cúng các lễ, tết khác nhưng nên có bánh trôi, bánh chay.
“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

“Cha tôi người ở lại” tập 19: An bối rối khi gặp lại Nguyên, mẹ Đại quyết “đẩy thuyền”

Tập 19 của bộ phim "Cha tôi người ở lại" lên sóng tối 31/3 tiếp tục đẩy cao kịch tính trong cả công việc lẫn chuyện tình cảm, khi các mối quan hệ bắt đầu có nhiều chuyển biến bất ngờ.

Tin khác

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm

Sáng ngày 29/3, tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chỉ đạo, Báo Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện Diễu hành áo dài và xếp hình áo dài bản đồ Việt Nam. Đây cũng là sự kiện hưởng ứng “Tuần lễ áo dài” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động trên toàn quốc.
Nắng xuân gọi những yêu thương

Nắng xuân gọi những yêu thương

Ngày mới hé mở, nắng tinh khôi ùa vào phòng, ấm áp và trong trẻo. Những giọt sương mai long lanh đọng trên tán lá, vương vít chút se lạnh cuối đông. Hương hoa móng bò, lộc vừng từ công viên trước nhà thoảng qua. Tôi hít một hơi đầy lồng ngực, cảm nhận mùa xuân đang trở về.
Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh" đã diễn ra tại Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội. Sự kiện do Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội, Hội Nhà báo thành phố Hà Nội và Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp tổ chức.
Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025

Ngày 21/3, được ủy quyền của Ủy ban nhân dân Thành phố, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị trao Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đợt 1 năm 2025.
Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 thực sự là một sân chơi chuyên nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời đại chuyển đổi số và hội nhập.
Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố

Biệt thự Pháp ở Hà Nội rất phong phú về thể loại, đa dạng về ngôn ngữ kiến trúc và đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong di sản kiến trúc Thủ đô. Giá trị của các công trình biệt thự Pháp không chỉ đơn thuần về mặt kiến trúc mà còn về các mặt lịch sử, văn hoá.
Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn

Theo Quyết định số 1559/QĐ-UBND ngày 17 tháng 3 năm 2025 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, danh mục kiểm kê di tích trên địa bàn Thủ đô đã được phê duyệt bổ sung thêm 567 di tích mới. Những di tích này được bổ sung vào danh mục đã được công bố theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14/10/2016.
Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Hà Nội, miền thương nỗi nhớ!

Tôi ra Hà Nội một ngày tháng ba đầy gió. Thủ đô ngàn năm như một người quen cũ, tự nhiên và gần gũi đến lạ. Ngõ nhỏ, phố nhỏ, nhà nhỏ, những hàng cây già cổ kính và cũ kỹ. Buổi sớm tàu đến ga, thành phố đón tôi bằng những cơn gió lạnh. Nền trời còn ướp hơi sương - những hạt sương tròn xoe, trong trẻo, ngập ngừng chưa kịp tan của buổi sớm. Tôi nghe lời thầm thĩ của thủ đô yêu dấu đang đón tôi – người con ở nơi xa - trở về.
"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

"Lửa từ Đất": Lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 - 17/3/2025), vở nhạc kịch "Lửa từ Đất" ra đời như một lời tri ân sâu sắc dành cho những người con ưu tú của Thủ đô đã cống hiến, hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Tác phẩm đã tái hiện những trang sử hào hùng của Đảng bộ Hà Nội và khắc họa sâu sắc tinh thần cách mạng kiên cường của những người cộng sản Việt Nam trong những ngày đầu thành lập Đảng.
Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Khơi dậy tình yêu Hán Nôm và cái đẹp trong giới trẻ

Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa truyền thống nói chung, Hán Nôm và nghệ thuật thư pháp nói riêng với giới trẻ là cả một quá trình không hề đơn giản.
Xem thêm
Phiên bản di động