Phẫu thuật thành công cứu sống bệnh nhân 3 lần ngừng tim
Áp dụng thành công phương pháp mới điều trị động kinh kháng thuốc | |
Tái sinh sự sống cho 3 bệnh nhân từ tạng người cho chết não | |
Phẫu thuật cho bệnh nhi có cột sống cong hình chữ S |
Ngày 15/1, Khoa Khám bệnh - Cấp cứu lưu, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Phùng Thị L. (52 tuổi, ở Hải Phòng), nhập viện trong tình trạng có vết bầm ngực trái, đau ngực, toàn thân vã mồ hôi, da nhợt nhạt, mạch huyết áp không ổn định, khó thở, nguy cơ tử vong cao, do bị tai nạn giao thông ngã đập vật cứng vào vùng ngực sau khi ngã, được người đi đường chuyển cấp cứu tại Bệnh viện.
Các bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đang cấp cứu cho bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện cung cấp). |
Tại Khoa Khám bệnh-Cấp cứu lưu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị chấn thương vùng ngực kín, theo dõi chèn ép tim cấp và tiên lượng nguy cơ tử vong cao nên phải chuyển mổ cấp cứu ngay. Vì vậy, các bác sĩ trong kíp trực áp dụng quy trình báo động đỏ cấp cứu trường hợp khẩn cấp, trong vòng 5 phút các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và quyết định chuyển mổ khẩn cấp để cứu bệnh nhân.
Kết quả xét nghiệm, siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh trung thất phần màng ngoài tim có tràn dịch dạng máu, chỗ dày nhất vùng mỏm tim ~16mm… Chẩn đoán bệnh nhân có thể đã bị vết rách tĩnh mạch chủ, cần được mổ cấp cứu kịp thời.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển đến phòng mổ theo quy trình báo động đỏ nội viện. Tại phòng mổ các bác sĩ tiến hành mở màng ngoài tim, thấy trong màng ngoài tim chứa khoảng 300ml máu tươi lẫn máu cục và phát hiện vết rách tĩnh mạch chủ ngay trên tiểu nhĩ phải, kích thước khoảng 2mm đang phun máu tươi. Xác định đây chính là nguyên nhân, các bác sĩ tiến hành xử trí: Khâu vết thương tĩnh mạch chủ trên, trong quá trình phẫu thuật bệnh nhân ngừng tim 3 lần, được các bác sĩ ép tim, sốc điện trực tiếp tới khi có nhịp xoang, kiểm tra không phát hiện tổn thương thì mới tiến hành đóng ngực cho bệnh nhân.
Ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ đồng hồ, trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân được truyền 14 đơn vị máu và 5 đơn vị huyết tương. Sau 2 ngày phẫu thuật, nhờ quy trình báo động đỏ nhanh chóng, bệnh nhân được cấp cứu kịp thời, đến nay đã qua cơn nguy kịch và đang theo dõi đặc biệt tại Phòng hậu phẫu- Khoa gây mê hồi tỉnh bệnh viện.
Theo các bác sĩ, điều trị chấn thương vùng ngực kín yêu cầu chẩn đoán, xử trí cấp cứu và phẫu thuật phải chính xác. Đòi hỏi có sự phối hợp nhịp nhàng, nhanh chóng giữa thời gian cấp cứu, trang thiết bị y tế, bác sĩ trong một quy trình đỏ, để kịp thời cứu sống bệnh nhân. Vì chỉ cần chậm trễ chừng vài phút, bệnh nhân có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46
Chủ quan không tiêm chủng, nhiều trẻ nhập viện vì mắc sởi
Y tế 12/12/2024 17:09