Phát triển luôn gắn với làm tốt công tác an sinh

Để hiểu thêm về những kết quả đạt được trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội của Thủ đô Hà Nội sau 10 năm mở rộng địa giới hành chính (giai đoạn 2008 - 2018), PV báo Lao động Thủ đô đã có cuộc trò chuyện với ông Khuất Văn Thành - Thành ủy viên, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thành phố Hà Nội.
phat trien luon gan voi lam tot cong tac an sinh LĐLĐ huyện Thanh Trì: Làm tốt công tác an sinh
phat trien luon gan voi lam tot cong tac an sinh Hà Nội hỗ trợ nhà ở cho 4.046 hộ nghèo

PV: Xin ông cho biết những kết quả nổi bật nhất trong công tác xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố 10 năm qua?

phat trien luon gan voi lam tot cong tac an sinh
Giám đốc Sở LĐTBXH TP Hà Nội Khuất Văn Thành chủ trì Hội nghị giao ban công tác lao động, người có công và xã hội 6 tháng đầu năm.

Ông Khuất Văn Thành: Sau hợp nhất, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, Đảng ủy, Ban Giám đốc Sở đã lãnh đạo toàn ngành LĐTBXH Thủ đô phát huy truyền thống đoàn kết, khắc phục mọi khó khăn nên nhìn chung từ năm 2008 đến nay, các chỉ tiêu về công tác chuyên môn đều hoàn thành, nhiều chỉ tiêu đã vượt xa kế hoạch đề ra

Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, tại thời điểm hợp nhất, chuẩn nghèo và các chính sách trợ giúp xã hội không đồng nhất, khu vực Hà Nội (cũ) áp dụng cơ chế, chính sách riêng của Thủ đô; các đơn vị còn lại áp dụng cơ chế, chính sách chung của cả nước (thấp hơn thành phố Hà Nội). Địa bàn quản lý rộng, số lượng đối tượng chính sách xã hội đông. Hà Nội có thêm 14 xã miền núi vùng đồng bào dân tộc, trong đó có 2 xã và 22 thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cần đặc biệt quan tâm đầu tư.

phat trien luon gan voi lam tot cong tac an sinh
Việc khai trương thêm sàn giao dịch việc làm tại huyện Ba Vì đã mở thêm cơ hội việc làm, đào tạo nghề cho lao động địa phương.

Thời điểm đó, năm 2008, số hộ nghèo đầu kỳ của Hà Nội là 79.120 hộ (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 5,72%). Năm 2009, khi áp dụng chuẩn nghèo mới của Thành phố giai đoạn 2009-2013, toàn Thành phố có 117.825 hộ (tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,43%). Trong 2 năm (2009-2010), toàn Thành phố giảm được 58.142 hộ nghèo, đạt 136,3% kế hoạch. Năm 2011, áp dụng chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, số hộ nghèo đầu năm 2011 là 116.057 hộ (tỷ lệ hộ nghèo 7,52%).

Kết quả giai đoạn 2011-2015, toàn Thành phố giảm được 129.092 hộ nghèo, đạt 152,4% kế hoạch. Năm 2016, Thành phố áp dụng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016-2020, số hộ nghèo đầu năm 2016 là 65.377 hộ (tỷ lệ hộ nghèo 3,64%). Đến cuối năm 2017, Thành phố còn 32.619 hộ nghèo, tỷ lệ 1,69%, đặc biệt thành phố Hà Nội đã không còn xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; 11/30 quận, huyện có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1%, trong đó riêng quận Cầu Giấy không còn hộ nghèo.

Hà Nội dành hơn 103 tỷ đồng tri ân các gia đình chính sách

Năm 2018, nhân kỷ niệm 71 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, thành phố Hà Nội dành hơn 103,8 tỷ đồng tặng quà gia đình chính sách, người có công.

Cụ thể, tặng quà tới Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh, thương binh B, người hưởng chính sách như thương binh suy giảm 21% trở lên, bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 41% trở lên, đại diện thân nhân chủ yếu của liệt sỹ; người trực tiếp tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp với mức quà tặng là 1.000.000 đồng/suất; tặng quà mức 500.000 đồng/suất tới đại diện thờ cúng liệt sỹ.

Ngoài ra, thăm hỏi và tặng quà tới các cá nhân và đơn vị tiêu biểu với tổng kinh phí là 618 triệu đồng.Năm nay, TP Hà Nội bổ sung thêm đối tượng tặng quà là đại diện gia tộc thờ cúng 2 liệt sỹ trở lên sẽ được tách riêng theo số liệt sỹ thờ cúng để tặng quà mức 500 nghìn đồng/suất 1 liệt sỹ. TP Hà Nội cũng tổ chức 6 đoàn đại biểu do các đồng chí lãnh đạo Thành phố đi thăm và tặng quà các tập thể, cá nhân tiêu biểu.

Sở LĐTBXH cũng thành lập một số đoàn kiểm tra việc thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước, Thành phố tới đối tượng ở một số cơ sở xã, phường, thị trấn trên địa bàn.

Ngoài ra, từ ngày 9/7 đến ngày 12/7/2018, đoàn đại biểu Thành phố Hà Nội do ông Khuất Văn Thành - Giám đốc Sở LĐTBXH làm Trưởng đoàn, cùng đại diện Bộ Tư lệnh Thủ đô, Hội Cựu chiến binh Thành phố đã đến đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm tại Nghĩa trang Quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Đường 9, Thành cổ Quảng Trị.

Thành phố cũng tổ chức các đoàn đại biểu đi thăm viếng Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Vị Xuyên, Đài tưởng niệm 468 trên địa bàn huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang; Nghĩa trang liệt sỹ Quốc gia Tân Biên…

Kết quả ghi nhận sau 10 năm Thành phố Hà Nội mở rộng là công tác an sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Nếu như đầu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 8,43% thì đến đầu năm 2018 tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 1,69%.

Đặc biệt, từ năm 2008 đến nay, Thành phố đã trích ngân sách các cấp và vận động xã hội hóa để tổ chức 2 đợt hỗ trợ xây, sửa nhà ở cho hộ nghèo (vào các năm 2009 - 2011 và năm 2018). Từ năm 2008 đến nay, đã có 17.824 nhà ở cho hộ nghèo được hỗ trợ xây, sửa. Đặc biệt năm 2018, Thành phố tiếp tục hỗ trợ trên 4.000 nhà ở hư hỏng của hộ nghèo, kinh phí hỗ trợ từ nguồn xã hội hóa và vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội không phải trả lãi, phấn đấu hoàn thành trước ngày “Cả nước vì người nghèo” 17/10/2018.

Thành phố Hà Nội sau khi sáp nhập, là địa phương có số lượng người có công lớn nhất trong cả nước. Công tác chăm lo cho đối tượng người có công, gia đình chính sách đã được quan tâm thực hiện ra sao, thưa ông?

- Hiện nay, thành phố Hà Nội đang quản lý và thực hiện chính sách ưu đãi cho gần 764.000 người có công, là địa phương có số lượng người có công lớn nhất toàn quốc (chiếm gần 10% số người có công của cả nước). Trong đó, số người có công và thân nhân đang hưởng trợ cấp hàng tháng là 93.405 người. Kinh phí chi trả các chế độ 1 năm là 1.639 tỷ đồng.

Trong 10 năm qua, toàn Thành phố đã hỗ trợ xây dựng, sửa chữa 14.080 nhà ở cho người có công, với kinh phí 1.418 tỷ đồng; vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” được 308,744 tỷ đồng; tặng 56.312 sổ tiết kiệm tình nghĩa với kinh phí 48,467 tỷ đồng; tu sửa, nâng cấp 1.192 công trình ghi công với tổng kinh phí 675,695 tỷ đồng. 100% Bà mẹ Việt Nam Anh hùng còn sống được các cơ quan, đơn vị nhận chăm sóc, phụng dưỡng. 100% xã, phường làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng.

Năm 2016, Trung tâm Chăm sóc, nuôi dưỡng và Điều trị nạn nhân bị nhiễm chất độc da cam/dioxin thành phố Hà Nội được đưa vào hoạt động. Trung tâm có quy mô nuôi dưỡng thường xuyên cho 150 người và tẩy độc cho 500 lượt người/năm. Đến thời điểm hiện tại, đây là đơn vị sự nghiệp công lập đầu tiên và duy nhất của cả nước có chức năng chăm sóc nuôi dưỡng, điều trị, phục hồi chức năng và tẩy độc cho cựu chiến binh và con của cựu chiến binh bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam/dioxin trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.

Đặc biệt, năm 2017, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh liệt sĩ, thành phố Hà Nội đã triển khai Kế hoạch hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, kết quả đã có 8.211 hộ gia đình người có công với cách mạng được hỗ trợ xây dựng và sửa chữa, với tổng kinh phí 955 tỷ đồng.

Với kết quả này, Hà Nội đã trở thành địa phương đầu tiên của cả nước sớm hoàn thành công tác xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người có công theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm được coi là một trong những giải pháp căn cơ, bền vững để xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững. Ông có thể cho biết, trong 10 năm qua, công tác này đã được ngành triển khai ra sao?

Qua tổng hợp số liệu giải quyết việc làm giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2018, thành phố Hà Nội đã giải quyết được việc làm cho 1.393.484 lao động (trung bình mỗi năm là 139.348 lượt lao động). Trong 2 năm (2015 và 2016), Hà Nội tạo việc làm cho 299.800 lao động, chiếm 9,2% trong tổng số 3.258.000 lượt lao động được tạo việc làm trong cả nước. Kết quả đó là sự đóng góp rất lớn vào thành công chung của cả nước trong Chương trình mục tiêu Quốc gia giải quyết việc làm.

Trong công tác đào tạo nghề, hệ thống cơ sở dạy nghề ngày càng tăng nên hàng năm số lao động được đào tạo nghề cũng được tăng lên cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng ngày càng cao của doanh nghiệp trên địa bàn. Năm 2007, thành phố Hà Nội có 228 cơ sở dạy nghề (trong đó, công lập là 121 cơ sở, ngoài công lập là 107 cơ sở). Đến năm 2017, trên địa bàn Thành phố có 371 cơ sở dạy nghề (trong đó, công lập là 128 cơ sở, ngoài công lập là 243 cơ sở).

Từ năm 2008-2017, số lao động qua đào tạo đạt 1.474.270 lượt người, tăng từ 117.000 lượt người năm 2008 lên 195.993 lượt người năm 2017. Kế hoạch năm 2018 sẽ tuyển sinh đào tạo cho 179.300 lượt lao động. Với kết quả tuyển sinh đào tạo như vậy, đã góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo của Thành phố Hà Nội từ 27% năm 2008 lên 60,66% năm 2017.

Sau 10 sáp nhập, địa giới hành chính được mở rộng hơn, đối tượng người dân được thụ hưởng các chế độ, chính sách của ngành không chỉ đông hơn, mà còn đa dạng hơn. Vậy, ngành LĐTBXH đã có những giải pháp thế nào để thực hiện tốt công tác quản lý và phục vụ các đối tượng?

Ngay sau khi hợp nhất, Sở đã khẩn trương rà soát, kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố ban hành nhiều văn bản để đảm bảo sự thống nhất, công bằng trong thực hiện chính sách an sinh xã hội trên địa bàn. Tính từ 2008 đến nay, Thành phố đã ban hành 70 văn bản quy phạm pháp luật quy định chính sách bảo trợ xã hội, dạy nghề, ưu đãi người có công với cách mạng, cai nghiện...

Trong đó có nhiều chính sách đặc thù mà Trung ương chưa có quy định, hay mức hỗ trợ của Hà Nội cao hơn so với chính sách của Trung ương quy định, cụ thể như: Cấp thẻ xe buýt miễn phí cho người có công, người khuyết tật; trợ cấp hàng tháng cho cựu thanh niên xung phong sống cô đơn, không nơi nương tựa; trợ cấp hàng tháng cho cán bộ hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày có hoàn cảnh khó khăn; nâng mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội; hỗ trợ kinh phí phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh; hỗ trợ khuyến khích hỏa táng; hỗ trợ người nghiện ma túy cai nghiện tự nguyện; trợ cấp hàng tháng cho người già yếu không có khả năng lao động là thành viên trong gia đình thuộc hộ nghèo; hỗ trợ 100% đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ gia đình cận nghèo và người bị bệnh phong.

Bên cạnh đó, Sở đã đẩy mạnh cải cách hành chính. Sở đã kiện toàn bộ máy tổ chức theo hướng tinh gọn; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và giải quyết thủ tục hành chính; triển khai xây dựng các cơ sở dữ liệu về các đối tượng của ngành như cơ sở dữ liệu về người có công, bảo trợ xã hội, người nghiện, người bán dâm, người lao động nước ngoài; cung cấp dịch vụ công mức 3, dự kiến đến hết năm 2018, 55% dịch vụ công của Sở (70 thủ tục hành chính) sẽ được cung cấp trực tuyến mức độ 3,4.

Xin ông cho biết thời gian tới, ngành LĐTBXH sẽ ưu tiên tập trung những nhiệm vụ gì?

Năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo tính theo chuẩn riêng của Thủ đô Hà Nội trước thời điểm thực hiện sáp nhập là 5,72%. Năm 2009, năm đầu tiên áp dụng chuẩn nghèo mới, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội chiếm 8,43%.

Đến nay, sau 10 năm sáp nhập, với sự vào cuộc và nỗ lực của cả hệ thống chính trị, tỷ lệ hộ nghèo của thành phố Hà Nội chỉ còn 1,69% và không còn xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thời gian tới, theo chức năng, nhiệm vụ, Sở sẽ vẫn tập trung thực hiện tốt công tác an sinh xã hội góp phần ổn định an ninh chính trị và thúc đẩy kinh tế. Cụ thể: Tăng cường giải quyết việc làm.

Thực hiện đồng bộ các chính sách, giải pháp hỗ trợ tạo việc làm. Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy thị trường lao động. Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp. Khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, gắn đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp, thị trường lao động.

Thực hiện có hiệu quả Kế hoạch thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020. Đẩy mạnh thực hiện chính sách, chương trình, giải pháp giảm nghèo theo hướng tiếp cận đa chiều. Hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 1,2% vào năm 2020.

Thực hiện Kế hoạch hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho người nghèo, phấn đấu hoàn thành trước ngày 17/10/2018. Nâng cao hiệu quả công tác trợ giúp xã hội và chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở xã hội. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người có công với cách mạng; đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách người có công có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào Đền ơn đáp nghĩa.

Tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chương trình, dự án về bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tạo môi trường sống an toàn, thân thiện cho trẻ. Hỗ trợ bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em vùng nông thôn nghèo. Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống bảo vệ trẻ em dựa vào cộng đồng; can thiệp, trợ giúp kịp thời trẻ em có nguy cơ cao, trẻ em bị xâm hại.

Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, nâng tỷ lệ dịch vụ công được thực hiện mức độ 3, 4 tại Sở; triển khai có hiệu quả quy chế phối hợp giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên thông trong lĩnh vực LĐTBXH trên địa bàn Thành phố.

Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý sau cai và phòng, chống tệ nạn mại dâm, tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về. Đổi mới hoạt động các cơ sở cai nghiện ma tuý; nhân rộng các mô hình cai nghiện và quản lý sau cai có hiệu quả tại cộng đồng; tăng cường quản lý, tư vấn, trợ giúp người sau cai nghiện ma túy hòa nhập cộng đồng, phòng chống tái nghiện; phát triển mạng lưới các cơ sở điều trị thay thế bằng Methadone.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Lan Ngọc (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) tiếp tục xem xét, rà soát và đánh giá mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan với mức lương thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, để đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp...
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) yêu cầu các địa phương nắm bắt tình hình tiền lương, nợ lương năm 2024, ban hành kế hoạch thưởng Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ cho người lao động, báo cáo về Bộ trước ngày 15/12/2024.
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức chương trình gặp mặt Đoàn nhà giáo Hà Nội tham dự Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024.
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề xuất: Người có thu nhập bình quân đầu người/tháng dưới 2,25 triệu đồng ở khu vực nông thôn; dưới 3 triệu đồng ở khu vực thành thị được xác định là người có thu nhập thấp.
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đã chọn phương án nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài 9 ngày, từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức từ 25/1 đến 2/2/2025), để trình Thủ tướng phê duyệt.
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!

(LĐTĐ) Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 9 do Văn phòng Chính phủ tổ chức, trả lời câu hỏi về giá chung cư tại sao tăng cao? Đại diện Bộ Xây dựng trả lời có yếu tố thổi giá, nâng giá.
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện

Theo báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý III và 9 tháng năm 2024 của Tổng cục Thống kê công bố mới đây, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý III tiếp tục tăng, đời sống được cải thiện hơn.
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước

(LĐTĐ) Thông tin từ Cục Quản lý lao động ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết, cuối tháng 9 vừa qua, Bộ Tư pháp Hàn Quốc đã thông báo thực hiện chính sách ân hạn lần thứ hai năm 2024 đối với đối tượng là người lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc tự nguyện về nước.
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 18, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, 100% đại biểu tham gia biểu quyết nhất trí tán thành thông qua Nghị quyết Quy định đối tượng đặc thù được vay vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội của thành phố Hà Nội.
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) mới nhất đã bỏ quy định về giới hạn số giờ làm thêm của học sinh, sinh viên không quá 24 giờ mỗi tuần như đề xuất trước đó…
Xem thêm
Phiên bản di động