Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa
Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Hà Minh Hải, Thành ủy viên - Bí thư Quận ủy Đống Đa, nhấn mạnh: "Việc tổ chức Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm tiếp tục nghiên cứu, đánh giá giá trị và đề xuất các giải pháp khoa học cho việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa.
Kết quả của Hội thảo sẽ bổ sung cơ sở khoa học, tư vấn và gợi ý các giải pháp, quan trọng để quận Đống Đa đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về giá trị khu Di tích tới nhân dân trong cả nước và bạn bè Quốc tế; tích cực huy động nguồn lực đầu tư nghiên cứu, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, xứng tầm di tích Quốc gia đặc biệt; đáp ứng nguyện vọng, lòng mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Đống Đa nói riêng, Thành phố Hà Nội nói chung.
Qua đó, tạo điều kiện cho nhân dân và du khách thập phương đến thưởng ngoạn, chiêm bái, bày tỏ lòng thành kính và tri ân công đức vị Hoàng đế "áo vải cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ...".
Các đồng chí lãnh đạo Quận Đống Đa cùng các nhà khoa học lịch sử dâng hương trước tượng đài Quang Trung - Nguyễn Huệ. |
Hội thảo đã nhận được 29 bài tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Trung ương và các địa phương. Nội dung các tham luận tập trung vào ba chủ đề chính: Di tích Quốc gia đặc biệt - Gò Đống Đa - giá trị lịch sử văn hóa; Hoạt động bảo tồn và tôn tạo di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa; Phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô. Cụ thể như tham luận Khu Di tích Đống Đa sau 230 năm nhìn lại; Gò Đống Đa- Biểu tượng của chiến thắng và tài nghệ quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ; Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa dưới góc nhìn di sản văn hóa; Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa - Thực trạng, giải pháp; Di tích lịch sử Gò Đống Đa - Cảm nhận và suy nghĩ; Phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô; Tổ chức các hoạt động du lịch tại khu Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa...
Phát biểu tại Hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Văn Cường - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, nhấn mạnh: "Trên địa bàn quận Đống Đa có 76 di tích lịch sử văn hóa và 16 lễ hội truyền thống tiêu biểu, trong đó có hai Di tích cấp Quốc gia đặc biệt là Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Gò Đống Đa, 49 di tích cấp Quốc gia, 15 di tích cấp Thành phố và 10 Di tích chưa được xếp hạng. Nhằm phát huy giá trị văn hóa - lịch sử Gò Đống Đa đã thực thi đồng bộ nhiều giải pháp như tu bổ, bảo tồn theo đúng quy định của pháp luật.
Các di vật, cổ vật liên quan đến Di tích được bảo vệ nghiêm ngặt, không để xẩy ra tình trạng mất cắp hay thất thoát. Đảng bộ quận Đống Đa cần xác định việc bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử văn hóa, lễ hội trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2025, định hướng đến năm 2030 là việc cần thiết và cấp bách...".
Với tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn của Hội thảo khoa học bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa, Nhà nghiên cứu Dương Trung Quốc - Phó Chủ tịch - Tổng thư ký Hội khoa học lịch sử Việt Nam, khẳng định: "Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa được xem như là biểu tượng chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn, là minh chứng lịch sử cho truyền thống yêu nước, yêu độc lập - tự do ngàn đời của Nhân dân ta; là sự khẳng định tinh thần đoàn kết, dũng cảm, ý chí quật cường; là bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước vĩ đại của dân tộc.
Do vậy cần tuyên truyền giáo dục về ý nghĩa Di tích đến thế hệ trẻ về các giá trị của Di tích Gò Đống Đa, qua đó nâng cao nhận thức, lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho các thế hệ học sinh cũng như phát huy giá trị Di tích trên địa bàn quận Đống Đa...".
Hội thảo là một hoạt động nghiên cứu khoa học quan trọng và mang giá trị nhân văn, hướng về cội nguồn, tri ân và tôn vinh công đức của Người Anh hùng "áo vải cờ đào" Quang Trung - Nguyễn Huệ với sự hợp tác tích cực của Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam và nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử và liên ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, du lịch, báo chí truyền thông.
Lãnh đạo quận Đống Đa tiếp thu ý kiến của các nhà khoa học, sử học, khảo cổ học là các chuyên gia đầu ngành về các giải pháp trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của di tích; giải pháp phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt Gò Đống Đa gắn với phát triển du lịch Thủ đô góp phần phát huy giá trị di tích trong phát triển kinh tế – xã hội của quận Đống Đa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01