Gỡ nút thắt các vấn đề đô thị:

Phải giải được bài toán tam nông

Mỗi năm các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh có hàng vạn người đến lập nghiệp, làm ăn gây ra những hệ lụy về mặt xã hội. Nhiều bài toán đã được giải song chưa hiệu quả. Đã đến lúc cần nhìn lại ngọn ngành của vấn đề để giải bài toán kinh tế, xã hội hiệu quả nhất.
phai giai duoc bai toan tam nong Coi trọng chính sách tam nông
phai giai duoc bai toan tam nong Không thể để đời sống mới mang gánh nặng cũ
phai giai duoc bai toan tam nong Đô thị lớn, đường sẽ còn tắc: Nếu chính sách tam nông không hiệu quả

Mặc dù nước ta đang tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH- HĐH), song theo thống kê hiện tại cả nước vẫn có đến 70% số dân làm nông nghiệp. Và dẫu cho thời gian qua, kinh tế nông nghiệp đã có bước khởi sắc, nhưng thực tế làm nông nghiệp vẫn mang lại giá trị kinh tế không cao. Đại đa số nông dân chưa thể làm giàu từ chính mảnh đất mà mình sinh ra. Do đó, không ít bộ phận dân cư nông thôn (nông dân, thanh niên, cử nhân) đã phải rời quê lên thành phố lập nghiệp và tìm kế mưu sinh. Tình trạng đất đai bị bỏ hoang ngày một nhiều. Nguyên nhân của mọi nguyên nhân là nền nông nghiệp chưa được đầu tư thỏa đáng.

phai giai duoc bai toan tam nong
Đầu tư mạnh cho nông nghiệp sẽ giải được nhiều vấn đề xã hội.

Là một quốc gia nông nghiệp, nhưng khoảng gần 3 thập kỷ qua chúng ta lại chuyển đổi mô hình kinh tế sang làm công nghiệp dẫn đến tình trạng nước công nghiệp thực sự thì chưa thể hình thành, nền nông nghiệp vốn là lợi thế so sánh quốc gia lại bị bỏ ngỏ. Nhưng nói như các cụ “ngọc” thì lúc nào cũng là ngọc, lúc cần tỏa sáng ngọc lại tỏa sáng như vốn có. Khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 2008 kéo theo nền kinh tế phục hồi chậm chạp trong suốt hơn mười năm qua đã khiến ngành sản xuất nói chung, công nghiệp tiêu dùng bị suy giảm, sức mua hạn chế vì thế thị trường xuất khẩu cũng giảm theo. Song may mắn nhờ có nông nghiệp mà GDP vẫn luôn đạt mức tăng trưởng khá. Đặc biệt, trong 2 năm lại đây, nông nghiệp đã thực sự trở thành “cứu cánh” cho nền kinh tế. Nông nghiệp không chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu lớn (khoảng 30 tỉ USD/năm) mà còn tạo ra hàng triệu lao động.

“Khi cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 sẽ diễn ra rất quyết liệt trên toàn cầu thì Việt Nam có 3 thế mạnh rất quan trọng. Một là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao, hai là công nghệ thông tin và thứ ba là du lịch”.

Trích phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại hội nghị về phát triển nền nông nghiệp công nghệ cao.

Trong lúc công nghiệp phát triển không như mong muốn, điều may mắn, vừa qua Chính phủ đã quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng là tiếp tục đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân (tam nông). Theo đó, ngoài việc Quốc hội chấp nhận tiếp tục thông qua gói đầu tư vào chương trình xây dựng nông thôn mới như đề xuất của Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý gói tín dụng lên tới 60 nghìn tỉ đồng (thậm chí còn cao hơn nữa) cho nông nghiệp, nông thôn; trong đó chú trọng xây dựng nền nông nghiệp công nghệ cao.

Đây là một chính sách đúng, trúng của Nhà nước. Vì với một đất nước mà khởi thủy là nông nghiệp, lợi thế so sánh là nông nghiệp thì không có lý do gì chúng ta không làm giàu từ nông nghiệp. Ngay như Ít- xe- en đất nước sa mạc nhưng họ đã áp dụng công nghệ cao để canh tác, biến nước này thành nước có nền sản xuất nông nghiệp tốt nhất thế giới. Bởi thế, khi Đảng, Nhà nước quyết tâm “phục hồi” nền nông nghiệp sẽ đồng thời giải quyết được 3 nhóm vấn đề cực kỳ quan trọng: Phát huy lợi thế so sánh quốc gia gắn với bảo vệ môi trường (phát triển nền nông nghiệp sạch thay thế bằng phát triển nền công nghiệp dựa trên gia công và khai thác tài nguyên thô); tạo ra những cánh đồng lớn để đưa khoa học vào sản xuất; phát triển hạ tầng nông thôn, gắn với ngành dịch vụ phục vụ nông nghiệp đi kèm để tạo ra hàng triệu lao động; người nông dân làm giàu ngay chính trên quê hương của mình. Đồng nghĩa các đô thị lớn không phải đối diện với bài toán di dân quá lớn (nông dân cũng không ra thành phố tìm việc nhiều; kỹ sư, cử nhân cũng quay về quê nhà làm việc, tìm việc)- điều này làm cho đô thị giảm sức ép về các vấn nạn xã hội.

Thống kê của các cơ quan chức năng cho hay, cả nước hiện có khoảng 18,3 triệu hộ nông dân, với 11 nghìn hợp tác xã, 56 nghìn tổ hợp tác. Đưa nông nghiệp phát triển chắc chắn sẽ là cơ sở quan trọng để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đại bộ phận nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo và làm thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại”.

Hương Phạm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Xem thêm
Phiên bản di động