Không thể để đời sống mới mang gánh nặng cũ
Phấn đấu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới | |
Nông thôn mới là khát vọng khởi nghiệp và thu hút nguồn lực | |
Xây dựng quan hệ liên minh công - nông hiệu quả |
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) về chuyên đề giám sát xây dựng nông thôn mới (NTM) diễn ra mới đây cho thấy, sau 5 năm triển khai số nợ đọng xây dựng cơ bản (NĐXDCB) của 53/63 tỉnh, thành phố đã lên tới 15.277 tỉ đồng .Mặc dù con số này chỉ chiếm 1,8% so với tổng nguồn lực huy động cho Chương trình, chiếm 5,7% tổng nguồn ngân sách hỗ trợ thực hiện. Cá biệt có địa phương mất khả năng thanh toán, gây dư luận không tốt trong nhân dân. Đáng lưu ý, số NĐXDCB lớn tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ - khu vực có phong trào xây dựng NTM dẫn đầu cả nước, đồng thời cũng là nơi có số nợ đọng lớn nhất, chiếm tới 75,3%. Tổng số nợ tại các xã đã được công nhận nông thôn mới tại các khu vực trên chiếm đến 46,9% số nợ đọng của cả nước.
Vì sao dẫn đến tình trạng này nhiều đại biểu Quốc hội cũng như các chuyên gia chỉ ra rằng, hơn 15 nghìn tỉ đồng nợ (xây dựng cơ bản) khi nhiều tỉnh, thành chưa xây dựng xong NTM, vậy nếu chương trình xây dựng NTM trên địa bàn cả nước xong NXDCB sẽ là bao nhiêu? Và quan trọng hơn, nợ để được đạt chuẩn NTM thì xử lý như thế nào? Đáng lưu ý, hiện nay không ít nơi mới đạt 14 tiêu chí đã nợ đầm đìa, nếu đạt cả 19 tiêu chí như đề ra liệu số nợ sẽ tăng lên bao nhiêu?
Xây dựng NTM không ít nơi mới chỉ quan tâm đến xây dựng hạ tầng. |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN - PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, qua làm việc với các địa phương, Đoàn giám sát cũng quan tâm tới việc xử lý nợ đọng, nhưng quả thật chưa có một giải pháp nào khả thi về xử lý NXDCB. Trước đó, theo đề xuất của các địa phương có NXDCB thì giải quyết vấn đề bằng cách sau này sẽ sử dụng quỹ đất qua đấu giá để bù đắp cho khoản nợ.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho hay, thị trường bất động sản hiện chưa có gì khởi sắc và nếu lấy quỹ đất của các địa phương để phát triển đô thị sẽ không tạo được sản xuất. Nhưng trên hết, theo Phó Chủ tịch QH Phùng Quốc Hiển, vấn đề nổi lên cần quan tâm là tính hợp lý, tính công bằng sau khi xử lý nợ và nguồn trả nợ cũng chưa rõ ràng. Nếu nói rằng, sử dụng nguồn thu ngân sách, hay nguồn thu từ đất đai (có được sau khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới) thì có những địa phương nợ hơn 100 tỉ đồng đang không biết lấy nguồn nào để trả nợ?
Theo UBTVQH, xây dựng NTM là một quá trình lâu dài, có bước đi phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước. Do vậy, không thể nôn nóng.
Mục tiêu cốt lõi của Chương trình NTM là tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, bảo đảm các vấn đề về môi trường, giữ vững an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trong xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng phải hiện đại, quan trọng nhất là yếu tố phát triển bền vững cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Điều này bảo đảm rằng, khi đã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ không bị tái không đạt chuẩn nữa.
Mục tiêu là vậy, song theo Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, dường như phong trào xây dựng NTM chỉ thi đua nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng, còn mảng sản xuất, chỉ đạo, quan tâm phát triển nông nghiệp theo hướng có chất lượng, có năng suất, có hiệu quả trên từng hécta đất, trên từng sào ruộng, thì hình như các địa phương chưa quan tâm, chú ý chỉ đạo thực hiện. Vì vậy vấn đề đặt ra, Bộ NN &PTNT cần phải làm rõ có hay không tình trạng nêu trên, và nếu có phải uốn nắn, chỉ đạo như thế nào. “Huy động tiền để làm đường, làm cơ sở hạ tầng, nhưng sản xuất thì không thay đổi gì. Cuộc sống, thu nhập của nông dân sẽ không được bảo đảm, dẫn đến không bền vững, lúc đó lấy tiền đâu trả nợ”- Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Thừa nhận những bất cập trong xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu ngành Nông nghiệp vừa qua, Bộ Trưởng Nguyễn Xuân Cường hứa: Sau này, Bộ sẽ có trách nhiệm cùng với các địa phương, yêu cầu các địa phương tập trung giải quyết những khoản nợ đọng này, chứ không để xảy ra tình trạng như Chủ tịch QH nêu, đó là cứ vay nợ rồi nay mai lại lấy vào khoản này, khoản khác để trả nợ. Bộ sẽ tập trung yêu cầu các địa phương khắc phục tình trạng này bằng mọi cách, bằng mọi giải pháp.
Đây cũng là một trong khá nhiều kiến nghị cụ thể, kiên quyết mà Đoàn giám sát đưa ra từ thực tế làm việc với các bộ, ngành, địa phương. Đó là khẩn trương rà soát tình hình nợ đọng xây dựng cơ bản, đề ra giải pháp xử lý dứt điểm trong năm 2017 và không để tái diễn tình trạng huy động vốn đầu tư vượt quá khả năng thanh toán dẫn đến nợ.
Phùng Thị Ngọc Loan
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31