Phải có chế tài đủ răn đe
Tạm giữ khẩn cấp tài xế "xe điên" khiến 1 công nhân môi trường tử vong | |
Nói không với sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông | |
Nhờn luật đến bao giờ? | |
Kỳ cuối: Phải xây dựng đạo luật |
Theo số liệu của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Quý I/2019, toàn quốc xảy ra 4.030 vụ tai nạn giao thông, làm chết 1.905 người, bị thương 3.141 người. Trong đó nguyên nhân tai nạn do tài xế sử dụng rượu bia chiếm 1,47%, tương đương trên 274 vụ.
Khách quan nhìn nhận, thời gian gần đây hàng loạt vụ tai nạn giao thông mà nguyên nhân xuất phát từ rượu bia đã xảy ra. Cụ thể, ngày 1/5, tại Hà Nội, xe ô tô biển kiểm soát 30F-154.78 đi trong đường hầm Kim Liên hướng Đại Cồ Việt đến khu vực cột đèn KL3/2 xảy ra va chạm với xe máy. Ô tô bỏ chạy tới ngã 3 Đại Cồ Việt – Tạ Quang Bửu thì bị tổ Y4, 141 giữ lại. Vụ tai nạn đã làm 2 nạn nhân tử vong tại chỗ. Tại thời điểm kiểm tra nồng độ cồn đo được của lái xe ô tô là 0,751mg/1L khí thở.
Trước đó, ngày 22/4, trên đường Láng, lái xe cũng có nồng độ cồn cao trong máu đã gây tai nạn liên hoàn, làm một nữ công nhân môi trường tử vong. Trung tuần tháng 4/2019, cũng xảy ra vụ việc tài xế uống rượu bia đã đâm vào đoàn người đang đi đưa tang làm 10 người thương vong tại Quy Nhơn...
Những vụ việc này ngoài điểm chung là tài xế gây tai nạn có nồng độ cồn vượt mức cho phép, để lại hậu quả nghiêm trọng… thì đều gây ra nhiều bức xúc trong dư luận.
Hiện hàng chục nghìn tài khoản cá nhân trên mạng xã hội đều đang lan toả thông điệp phản đối hành vi lái xe sau khi uống rượu bia |
Cần phải khẳng định, sử dụng rượu bia quá mức quy định khi điều khiển phương tiện cơ giới là vi phạm rất nghiêm trọng. Song theo tìm hiểu, hiện với hành vi tham gia giao thông có nồng độ cồn vượt mức cho phép, hình thức xử lý mới chỉ tập trung vào công cụ hành chính là phạt tiền. Như vậy thì tác dụng giáo dục răn đe chưa cao. Bởi vậy, nhiều ý kiến cho rằng để công tác thực thi pháp luật có hiệu quả, vấn đề mấu chốt là phải quản lý được tái phạm và xử phạt lũy tiến với các vi phạm tái phạm, cưỡng chế thực thi nếu cần thiết.
Về vấn đề liên quan, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết phải xử nghiêm và có chế tài đủ răn đe. Theo đó, với vai trò là cơ quan quản lý ngành về giao thông, cơ quan thường trực về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông Bộ trưởng yêu cầu Văn phòng Uỷ ban An toàn giao thông và các cơ quan của Bộ phải có ngay các văn bản tham mưu với lãnh đạo Bộ, với Thường trực Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cũng như Chính phủ để có những chế tài đủ sức răn đe những hành vi coi thường tính mạng người khác, gây hậu quả lớn cho xã hội.
Trước đó, để chấn chỉnh tình trạng liên quan, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BGTVT về việc tăng cường kiểm tra, xử lý các vi phạm liên quan đến việc sử dụng rượu, bia khi làm nhiệm vụ, điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Chỉ thị nêu rõ, trong thời gian qua, trên toàn quốc đã xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng làm thiệt hại lớn về người và tài sản, gây bức xúc trong xã hội; nguyên nhân ban đầu của một số vụ tai nạn giao thông cho thấy có tình trạng người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia dẫn đến trong máu và hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Để chấn chỉnh tình trạng trên, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong ngành GTVT chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc đơn vị: không được sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác trong thời gian làm nhiệm vụ; thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là không sử dụng rượu, bia, chất có cồn khác khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông; xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.
Tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người dân về tác hại của việc sử dụng rượu, bia, chất có cồn khi tham gia giao thông; quy định về xử phạt, xử lý vi phạm đối với người sử dụng rượu, bia, chất có cồn khi thực hiện nhiệm vụ và khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông.
Xây dựng nội dung tuyên truyền với hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị và khu vực sinh sống của người dân; trong đó cán bộ, công chức, người lao động trong ngành Giao thông vận tải tăng cường khai thác, sử dụng các trang mạng xã hội (như: facebook, zalo, viber...) với các logo sinh động để thực hiện tuyên truyền đến người thân, người dân về tác hại của việc sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Bộ GTVT yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ An toàn giao thông và các đơn vị có liên quan: trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghiên cứu tăng mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm có nguy cơ cao gây mất an toàn giao thông; đặc biệt là người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép.
Phối hợp với Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng Công chức thanh tra giao thông, Thanh tra giao thông của Sở Giao thông vận tải: Tăng cường kiểm tra người điều khiển phương tiện trước khi xuất bến tại các bến xe, đầu nguồn hàng; xử lý nghiêm theo quy định đối với các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, đặc biệt là người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát giao thông xử lý đối với người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn vượt quá mức cho phép khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông…
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Tin khác
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Giao thông 05/11/2024 11:32
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21