Kỳ cuối: Phải xây dựng đạo luật
Kỳ 2: Khó quản lý? | |
Kỳ 1: Hệ lụy sau những “chầu nhậu” |
Bảo vệ sức khỏe của người dân
Mới đây, Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến Hiệp hội bia, rượu, nước giải khát Việt Nam và một số doanh nghiệp về dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia. Về nội dung cơ bản của dự án luật, đại diện Bộ Y tế cho biết, dự án Luật được dự kiến thiết kế gồm 5 chương, trong đó quy định các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; quy định các biện pháp giảm tác hại của rượu bia; giảm mức tiệu thụ rượu, bia; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện Luật sau khi có hiệu lực.
Bên cạnh những quy định chung, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, dự thảo Luật cũng quy định những vấn đề cụ thể như kiểm soát rượu, bia bảo đảm an toàn giao thông.
Tranh minh họa |
Theo đó, người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đường bộ; tàu bay, tàu hỏa và các phương tiện giao thông đường thủy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông; thực hiện các biện pháp kiểm tra chủ động nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới để phòng, ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Y tế.
Dự án Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia được dự kiến thiết kế gồm 5 chương, trong đó quy định các biện pháp quản lý việc cung cấp rượu, bia; quy định các biện pháp giảm tác hại của rượu bia; giảm mức tiệu thụ rượu, bia; trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ cụ thể của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thực hiện Luật sau khi có hiệu lực. Bên cạnh những quy định chung, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, dự thảo Luật cũng quy định những vấn đề cụ thể như kiểm soát rượu, bia bảo đảm an toàn giao thông. Theo đó, người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng đường bộ; tàu bay, tàu hỏa và các phương tiện giao thông đường thủy không được có nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở khi tham gia giao thông; thực hiện các biện pháp kiểm tra chủ động nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới để phòng, ngừa và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của rượu, bia theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Y tế. |
Thảo luận tại hội nghị, đa số các doanh nghiệp đều đồng tình với quan điểm cho rằng lạm dụng rượu bia có thể gây ra những tác hại đối với sức khỏe và các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về cách tiếp cận và những quy định trong dự thảo có thể không giải quyết được tối đa những vấn đề của lạm dụng rượu, bia và đạt được mục tiêu mà Chính phủ đặt ra. Chủ tịch Hiệp hội Bia, Rượu, Nước giải khát Việt Nam Nguyễn Văn Việt nhận định, việc xây dựng Luật này là cần thiết, bởi việc bảo vệ sức khỏe người dân là trách nhiệm chung của tất cả cộng đồng.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hiệp hội đề nghị Bộ Y tế và Tổng cục Thống kê cần có những đánh giá chính thức về các con số trong ngành và xem xét kỹ lưỡng khi xây dựng Luật, cần phải có đánh giá tác động định lượng bởi những tác hại của rượu, bia và những tác động xấu đến sức khỏe người dân chủ yếu liên quan nhiều đến rượu lậu, rượu kém chất lượng...
Quy định biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia
Trong buổi tọa đàm về các biện pháp giảm mức tiêu thụ và giảm tác hại của rượu, bia, báo cáo một số nội dung của dự án Luật, đại diện cơ quan soạn thảo cho biết, về các biện pháp giảm mức tiêu thụ rượu, bia, dự án Luật quy định các biện pháp thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của người dân từ đó dần dần thay đổi hành vi sử dụng rượu, bia; chú trọng một số biện pháp đối với sản xuất rượu thủ công.
Dự thảo cũng quy định các nhóm đối tượng không được sử dụng rượu, bia bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian làm việc, thời gian nghỉ giữa các ca trong ngày làm việc; uống rượu, bia tại địa điểm có quy định không được bán rượu bia. Đây là các nhóm đối tượng mà việc sử dụng rượu, bia không chỉ tác động đến bản thân người đó mà còn khả năng gây ảnh hưởng lớn đến người khác và cộng đồng, chất lượng lao động và nghiêm trọng hơn đó là ảnh hưởng đến thế hệ tương lai của đất nước.
Đối với các biện pháp kiểm soát khuyến mại, quảng cáo, tài trợ bia, rượu, đại diện cơ quan soạn thảo nêu rõ, ngoài việc kế thừa quy định về cấm quảng cáo rượu từ 15 độ trở lên, dự thảo Luật bổ sung biện pháp kiểm soát quảng cáo đối với rượu, bia dưới 15 độ để bảo đảm quan điểm nhất quán của Luật là quản lý toàn diện đối với rượu, bia, khắc phục khoảng trống của pháp luật hiện hành đối với bia, nhưng có phân chia mức độ kiểm soát khác nhau tương ứng với nồng độ cồn trong sản phẩm. Ngoài ra, đại diện cơ quan soạn thảo cũng chỉ ra rằng, dự thảo Luật tiếp tục duy trì, kế thừa các biện pháp quản lý điều kiện, cấp phép đối với kinh doanh rượu và bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm đối với bia.
Về việc sản xuất rượu thủ công, dự thảo Luật cần quy định rõ sản xuất rượu thủ công bán ra thị trường phải có giấy phép; ghi nhãn rượu, bia; phòng ngừa và xử lý rượu, bia giả, không bảo đảm chất lượng, nhâp lậu; quy định cụ thể, đặc thù và khả thi hơn về sản xuất rượu thủ công.
Các đại biểu cũng tán thành khi dự thảo luật có thêm quy định về bảo đảm an toàn đối với sản xuất rượu thủ công không nhằm mục đích kinh doanh, trong đó có biện pháp hướng dẫn người sản xuất rượu thủ công bảo đảm các tiêu chí an toàn, tuân thủ quy định của pháp luật; vận động, tuyên truyền để người dân giảm dần, hạn chế hoặc chấm dứt sản xuất rượu thủ công không nhắm mục đích kinh doanh theo lộ trình; làm rõ vai trò của chính quyền địa phương trong việc quản lý rượu thủ công.
Ngoài ra, một số đại biểu cũng đề nghị Dự thảo luật cần quan tâm sâu hơn nữa các quy định về vận động, thuyết phục, truyên truyền, thông tin để các đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi nhận thức rõ tác hại của việc lạm dụng sử dụng rượu bởi vì ở những vùng miền này, đa số là người dân tự nấu rượu, kể cả không phải mục đích kinh doanh mà đơn thuần chỉ là sử dụng trong cuộc sống hàng ngày và vào các dịp lễ, tết.
Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia Theo Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Y tế Nguyễn Huy Quang, dự thảo Luật Phòng chống tại hại của rượu, bia quy định các biện pháp giảm tác hại bao gồm: Phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu, bia; sàng lọc, phát hiện, điều trị và phục hồi chức năng cho người nghiện rượu, bia; chăm sóc, hỗ trợ, bảo vệ trẻ em, phụ nữ và các đối tượng không bị ảnh hưởng bởi tác hại của rượu, bia. Đối với biện pháp phòng ngừa tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia, dự thảo quy định việc chủ động kiểm tra nồng độ cồn trong máu của người điều khiển phương tiện giao thông để làm căn cứ phát hiện vi phạm cũng như giảm tình trạng sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông. Mặc dù Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia và nhiều bộ ngành đề nghị giảm nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển mô tô, xe máy nhưng để bảo đảm tính thống nhất, nội dung này sẽ được điều chỉnh khi sửa các Luật về giao thông. |
Võ Giang – Đinh Luyện
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Pháp đình 22/11/2024 19:00
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 22/11/2024 10:33
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Bộ trưởng Bộ Công an biểu dương Công an Hà Nội triệt phá đường dây tội phạm xuyên quốc gia
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 19:16
Không để xảy ra tình trạng phức tạp về tội phạm ma túy
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 18:54
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Công an thành phố Hà Nội “lắng nghe tiếng nói từ cơ sở”
Công an Thủ đô thực hiện sáu điều Bác Hồ dạy 20/11/2024 09:36
Chiêu lừa giả mạo bán vé máy bay Tết 2025 để chiếm đoạt tài sản
Pháp luật 20/11/2024 07:07